Sử dụng thời gian mang tính biểu tượng

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 97)

Thời gian mang tính biểu tượng luôn được Mạc Ngôn sử dụng với những lớp nghĩa trong tác phẩm của mình. Ta có thể nhận thấy điều đó qua thế giới biểu tượng hết sức phong phú và đa dạng trong các sáng tác của Mạc Ngôn. Trong Sống đọa thác đày sử dụng thời gian mang tính biểu tượng. Đó có thể là biểu tượng của thiên nhiên, mở đầu trong tác phẩm người đọc bị ám ảnh bởi hình ảnh đẹp mang tính biểu tượng, đó là hình ảnh “ánh trăng” là một

bức tranh thiên nhiên đẹp và đậm chất trữ tình nhưng cũng vừa tượng trưng cho hiện thực cuộc sống.

Thiên nhiên trong Sống đọa thác đày cũng được nhà văn tái hiện lên vừa chân thực nhưng cũng đầy huyền ảo, dữ dội và gân guốc “Gió bấc thét gào thét, băng vỡ trên sông ầm ầm. Tuyết đọng dày cả thước trên mặt đất trông như ngọn núi tuyết nho nhỏ, nhấp nhô, thi thoảng có những cành tuyết bị đọng quá nặng nên gãy lìa (...) trước mắt tôi, một màu trắng xóa lấp lóa trong đêm”.[38.404]. Chi tiết thời gian mang ý nghĩa biểu tượng là khoảng thời gian ánh trăng ngập khắp tác phẩm, chắc hẳn không nơi nào Trăng được miêu tả như trên vùng đất Cao Mật “Trong lúc tôi đang suy nghĩ thì mặt trăng cũng đang nằm nghỉ trên đầu một cây hạnh cổ thụ (...) Mặt trăng to, tròn, sáng rực nằm trên đỉnh cây hạnh khiến tôi có cảm giác các cành cây đã oằn lại càng oằn thêm. Đột nhiên có một tay dân binh phát điên, nhắm ngay mặt trăng nổ súng. Mặt trăng dao động một chút song rõ ràng không bị thương, ánh sáng càng rực rỡ hơn như ngầm thông báo với tôi về những điều bí mật xa xưa. Rồi bên tai tôi tiếng nhạc êm dịu vang lên, một người đàn bà che người bằng lá hạnh đang nhảy một vũ điệu mê hồn giữa không trung, ngay trước mặt tôi (...) Mặt trăng trên đầu cây hạnh nghiêng ngã rồi từ bay lên, nhỏ dần nhỏ dần nhưng ánh sáng càng rực rỡ hơn. Bay khỏi ngọn cây chừng hai mươi mét, nó dừng lại và nhìn trại Hạnh Viên một cách lưu luyến”.[28. 447 ]. Ánh trăng tràn ngập tác phẩm là ẩn ý của nhà văn. Thông qua hình ảnh ánh trăng tác giả muốn người đọc cảm nhận ngoài vẻ đẹp lung linh của ánh trăng thì trong tác phẩm giúp chúng ta thấy được cảm giác tăm tối, gân guốc của xã hội con người Trung Quốc lúc bấy giờ. Trong Sống đọa thác đày, ánh trăng hiện lên như đồng tình với “tôi” “Tôi ngước đầu nhìn trăng, hình như nó đang gật đầu với tôi rồi đột nhiên vọt cao lên, chạy thẳng lên…” [28.468]. Và có khi ánh trăng cũng đồng cảm với nỗi đau của con người, khi chứng kiến Giải Phóng chuẩn bị cho cái chết “Mặt trăng buồn bã chiếu ông ấy và tôi đang lang thang trong khu nghĩa địa. Đến tận đầu phía Bắc, ông ấy đứng trên một khoảng trống, lấy chân đạp đạp lên cỏ dại rồi nói:

- Đây là chỗ của ta!

Rồi ông cắm cúi đào một cái hố dài khoảng hai mét, rộng khoảng một mét. Sâu độ nửa thước, ông dừng tay, nằm xuống, ngửa mặt nhìn trăng. Rất lâu sau, ông ngồi dậy nói:

- Chó bốn! Có ngươi và ánh trăng làm chứng nhé. Đây là chỗ của ta.”[53.771].

Dưới ngòi bút của nhà văn hiện thực cuộc sống hiện lên là một mảnh mâu thuẫn, đối lập với hiện thực con người. Dường như trong bầu không khí kì ảo của câu chuyện, tác giả cố tình dựng lên hai thế giới ảo và thực đối lập nhau, đối lập với thế giới loài người kia. Điều này lí giải vì sao nhà văn lại lấy kết cấu sáu đạo luân hồi làm nền cho câu chuyện kể.

Tính biểu tượng của thời gian trong tác phẩm còn thể hiện ở những con số cuộc đời nhân vật. Đó là những tượng trưng cho quãng thời gian, quãng đường đi và các giai đoạn của Tây Môn Náo khi nhìn về xã hội Trung Quốc qua từng giai đoạn. Các giai đoạn lịch sử được phản ánh một cách rõ rệt, tương ứng mỗi giai đoạn thì cuộc đời Tây Môn Náo lại sang một trang khác: Cái chết của Tây Môn Náo tương đương với giai đoạn mở đầu cải cách, Tây Môn Trâu ứng với cuộc cách mạng văn hóa, Tây môn Lợn ứng với giai đoạn hợp tác xã... Tất cả đều phản ánh xã hội Trung Quốc trong hơn năm mươi năm. Nói như Ban Zắc “nhà văn là người thư kí của thời đại” thì Mạc Ngôn cũng đã phần nào khắc họa cho người đọc bốn phương thấy được một thời kì lịch sử chứa đầy nước mắt với những biến động dữ dội của lịch sử và con người Trung Quốc. Nhưng điều đặc biệt, quãng thời gian ấy không chỉ là thời gian thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng, làm cho lịch sử ấy không chỉ được tái diễn “nguyên hình nguyên vẹn” mà còn được gọt giũa, tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w