Vấn đề cốt truyện trong văn học

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 44)

Trong tác phẩm tự sự cốt truyện, một mặt là phương diện bộc lộ tính cách, thể hiện các thuộc tính của tính cách, mặt khác nó là phạm vi của các biến cố cụ thể. Nói chung là những mối quan hệ giữa con người với con người. Các biến cố có ý nghĩa quan trọng là vừa phản ánh cuộc sống hiện thực bên ngoài, vừa tạo nên sự vận động bên trong tác phẩm. Bởi vậy tổ chức cốt truyện thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn.

Cốt truyện (Fabula) theo nghĩa hẹp là từ chỉ cái phần cốt lõi của truyện, cái phần có thể tóm tắt, thuật lại hay vay mượn để sáng tạo tác phẩm khác. Từ đó trong các từ điển, giáo trình lý luận văn học cốt truyện được hiểu là hệ thống các sự kiện chính, cơ bản dùng để biểu hiện tính cách và phản ánh mâu thuẫn, xung đột xã hội. Cách hiểu cốt truyện đó không bao gồm tất cả các chi tiết cụ thể, sinh động, nhiều khi không cơ bản tạo nên sự dày dặn, nghệ thuật cho truyện. Đây là cách hiểu truyền thống, từ xa xưa, bắt nguồn từ Arixtốt và được các nhà lí luận chủ nghĩa cổ điển mình định rõ. Theo đó, cốt truyện là tiến trình các sự kiện xảy ra theo nguyên tắc nhân quả dẫn đến một kết cục. Cốt truyện nào cũng có tính thống nhất bắt đầu từ trạng thái ổn định, thăng bằng sau đó xảy ra hỗn loạn cuối cùng trở lại trạng thái thăng bằng. Tuy nhiên cách hiểu này khá sơ lược, khái niệm này không tính tới lần trần thuật, chưa thấy rõ tính sáng tạo nghệ thuật của truyện và trật tự kể chuyện thực tế.

Cần phân biệt khái niệm cốt truyện và kết cấu trong văn học. Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ

thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận… Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, một hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định… gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học. Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm kết cấu được xem là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật, nói đến kết cấu là nói đến việc xây dựng tác phẩm thành bức tranh sinh động một thế giới nghệ thuật hoàn chỉnh có sức khái quát nghệ thuật cao về những cảm nhận đánh giá của nhà văn trước các vấn đề của đời sống thì cốt truyện nhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố trong tác phẩm tự sự. Nhìn từ góc độ kết cấu tổ chức cốt truyện là thao tác quan trọng giúp cho nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình.

Trong tiến trình phát triển của văn học, vấn đề cốt truyện luôn là vấn đề được nhà văn dành nhiều sự quan tâm và có nhiều ý kiến khác nhau. Theo GS Hà Minh Đức “Cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ những chủ đề và tư tưởng tác phẩm”. [60.38]. Cốt truyện là “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”.[99.] Cốt truyện chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khắc họa nhân vật và tái hiện các xung đột xã hội. Các nhà văn khi cầm bút luôn có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con người và để lôi cuốn người đọc.

Vai trò của cốt truyện đối với tác phẩm văn học không phải cố định mà có sự thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Trong phương thức tự sự các nhà văn có xu hướng xây dựng cốt truyện với mô hình giản lược. Trong văn học hiện đại tổ chức cốt truyện khá phổ biến là men theo dòng tâm trạng nhân vật, cốt truyện phân mảnh, lắp ghép lỏng lẻo và những kết thúc mở.

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w