Mạc Ngôn thành công nhất ở nhiều thể loại nhưng thể loại ghi danh tên tuổi của ông với độc giả thế giới vẫn là tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một thể loại quá quen thuộc với mỗi chúng ta, song khi đọc tiểu thuyết của Mạc Ngôn vẫn luôn cuốn hút người đọc bởi các yếu tố thực ảo cứ hòa quyện vào nhau, tạo nên sự hấp dẫn bởi các chi tiết, nhân vật... tạo nên. Để có được thành công ấy ngoài sự đam mê, sự tìm tòi còn đó chính là sự trải nghiệm, quan niệm của nhà văn về tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung.
Tất cả những gì tiểu thuyết phản ánh đều xuất phát từ cuộc sống thực tại. Mạc Ngôn đã từng đưa ra nhiều định nghĩa về tiểu thuyết: tiểu thuyết đó là sự ghi chép “những tưởng tượng ngông cuồng của nhà văn hay đó là sự kết hợp giữa cõi mộng với sự thật,cũng có lúc nó là cái thùng chứa đựng những tình cảm của nhân loại, tiểu thuyết là lát cắt có tính sinh lý đời sống tinh thần của nhà văn… “.Trong một bài phát biểu Bài ca cây tỏi thiên đường nhà văn đã từng viết: “Khi viết cuốn tiểu thuyết sát sao với hiện thực xã hội, vấn đề lớn nhất mà tôi đối mặt thực ra không phải là chuyện tôi dám hay không dám phê bình các hiện tượng đen tối trong xã hội mà là chuyện những cảm xúc và lòng căm giận bừng bừng ấy có thể làm cho chính trị áp đảo văn học, khiến cho bộ tiểu thuyết đó trở thành một phóng sự tường thuật sự kiện xã hội. Nhiều tiểu thuyết là một con người trong xã hội, lẽ tự nhiên phải có lập trường và quan điểm của con người, coi tất cả mọi người đều là con người để
mà diễn tả. Chỉ có như vậy văn học mới có thể khởi đầu sự kiện và vượt qua sự kiện, quan tâm chính trị nhưng lớn hơn chính trị.
Có thể là do tôi từng trải qua cuộc sống gian khó lâu dài, điều đó khiến tôi có sự hiểu biết khá sâu sắc về tính người. Tôi biết thế nào là dũng cảm thật sự, cũng hiểu được buồn thương là gì. Tôi hiểu trong cõi lòng mỗi người đều có một vùng mờ ảo; cái vùng ấy khó có thể diễn tả thỏa đáng bằng một từ ngữ đơn giản nó là phải hay trái, thiện hay ác. Cái vùng ấy chính là vùng trời đất bao la mà nhà văn có thể thi thố tài hoa của mình. Chỉ cần là một tác phẩm mô tả chuẩn xác, sinh động cái vùng mờ ảo đầy những mâu thuẫn ấy, thì cũng tất nhiên sẽ vượt qua chính trị và có được những phẩm chất văn học ưu tú.” (Trích trong Diễn từ Nobel, bản dịch của Nguyễn Hải Hoành ngày 13 tháng12 năm 2012).
Mạc Ngôn đã từng phát biểu quan niệm của nhà văn khi cầm bút viết tiểu thuyết. Theo ông đã là tiểu thuyết thì ít nhất về ngôn ngữ tác phẩm sau phải khai thác tác phẩm trước, cốt truyện phải độc đáo và không thể là sự lặp lại. Mỗi tiểu thuyết của ông là một con đường tìm tòi, sáng tạo độc đáo, tạo ra những phong cách tiểu thuyết riêng: Phong cách Hiện thực huyền ảo như Tửu quốc; phong cách Tân lịch sử như Báu vật của đời và Đàn hương hình… Thế nhưng, có một chất keo dính kết các tiểu thuyết góp phần làm nên phong cách tác giả chính là cách lạ hoá văn chương trong miêu tả, kể chuyện. Mạc Ngôn cũng từng nói xu hướng của ông là “lấy không có tư tưởng làm vinh”, đặc biệt khi sáng tác tiểu thuyết. Cái ông gọi là “ không có tư tưởng” tức là trong tiểu thuyết nhà văn không được lấy tư tưởng của mình để áp đặt cho nhân vật mà nhân vật phải tuân theo logíc của cốt truyện. Cho dù trong các tiểu thuyết của mình viết ra vẫn mang cách nghĩ của nhà văn nhưng chỉ dừng lại ở cách nghĩ chứ không thể phát triển lên thành tư tưởng.
Tuổi thơ sống trong nghèo đói, trong những lo lắng và tủi nhục về miếng cơm manh áo càng khiến cho Mạc Ngôn có cái nhìn về cuộc đời và chân thực hơn: “Tôi là người xuất thân từ tầng lớp thấp kém, tác phẩm của tôi chứa đầy quan điểm thế tục. Nếu ai đó định tìm thấy những điều tao nhã sang
trọng trong tác phẩm của tôi, chắc chắn họ sẽ thất vọng. Đó là điều không thể. Người thế nào nói lời thế ấy, cây nào thì quả ấy, chim nào thì tiếng hót ấy. Tôi lớn lên từ cái đói rét cơ hàn, đã từng chứng kiến nhiều cảnh khổ đau và bất công”. [52]. Một nhà văn đã từng nói: “Tiểu thuyết Mạc Ngôn được moi ra từ chiếc bao tải rách của cái làng Đông Bắc, Cao Mật ấy”. Tất cả những tiểu thuyết của ông đều lấy cảm hứng từ làng quê nơi ông sinh ra, với Mạc Ngôn “chiếc bao tải” ấy là một kho báu quý giá. Ông trở thành vị hoàng đế khai thiên lập địa của văn học làng Đông Bắc để được tha hồ hò hét, hạ lệnh, muốn làm mưa làm gió gì trong tác phẩm của mình “cái ập vào đầu óc tôi lại toàn là tình cảm quê hương” . Mạc Ngôn cho rằng, tác phẩm giúp ông nổi tiếng là Củ cà rốt trong suốt viết về quãng đời nhọc nhằn của chính mình. Tuy nhiên, tác phẩm đưa tên tuổi Mạc Ngôn bay khắp lãnh thổ Trung Quốc và vươn ra quốc tế là Cao lương đỏ. Mạc Ngôn tiếp tục khai thác mảnh đất quê hương thành những tác phẩm tiếp theo như Châu chấu đỏ, Củ cải đỏ,
Bông hoa trắng, Hoan lạc, Quốc tửu, Báu vật của đời...
Đối với tiểu thuyết trong quan niệm của Mạc Ngôn là nó phải có hương vị tiểu thuyết, ông cho rằng: “Tôi thích đọc những tiểu thuyết có mùi vị, tôi nhận thấy những cuốn tiểu thuyết có “mùi vị là những cuốn tiểu thuyết hay, những cuốn tiểu thuyết độc đáo là cuốn tiểu thuyết hay nhất, những nhà văn làm cho cuốn tiểu thuyết của mình chứa đầy hương vị là nhà văn giỏi, những nhà văn làm cho cuốn sách của mình có hương vị độc đáo riêng là nhà văn giỏi nhất”. Tạo ra một thế giới mùi vị đó là sở trường của Mạc Ngôn, xuất phát từ trực giác và sự di chuyển vào tâm linh, Mạc Ngôn đã tạo ra thế giới đầy mùi vị bằng cảm giác, năng lực nắm bắt cảm giác trong tiểu thuyết Mạc Ngôn gắn liền với quan niệm nghệ thuật về thế giới vừa có chiều sâu tâm linh, vừa sống động. Dùng bút pháp tả thực, dựa vào kinh nghiệm sống của nhà văn, đặc điểm là những kí ức về quê hương để mang mùi vị tới cho các vật thể như trong Đàn hương hình có sự đan xen giữa thực và ảo, mùi dầu cháo quậy thơm lừng như đọng lại kí ức của mỗi người.
Trong quan niệm tiểu thuyết của Mạc Ngôn, tiểu thuyết không chỉ có mùi vị mà còn có cảm giác của sự sống. Nhìn chung, tiểu thuyết Mạc Ngôn bị ảnh hưởng bởi trường phái cảm giác mới “ khi viết văn nhà văn phải huy động mọi giác quan của mình: Vị giác, thính giác, khứu giác hoặc là một cảm giác kỳ diệu vượt qua tất cả mọi cảm giác kể trên”. [ 49.19]. Trong tiểu thuyết
Sống đọa thác đày Mạc Ngôn coi trọng nhiều chi tiết mới mẻ của tác giả.
Trước hết, là cách miêu tả cảm giác như một sự say mê và tài hoa. Nhiều người xem tiểu thuyết Mạc Ngôn là tiểu thuyết mới, nó không đơn thuần miêu tả hiện thực bề ngoài mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác đưa cảm giác chủ quan vào trong khách thể nhằm tạo ra một hiện thực mới mẻ. Ngoài ra, tác giả còn thể hiện nhiều chi tiết, sự kiện khác thường, độc đáo và khả năng kích thích hứng thú cho người đọc. Mở đầu tác phẩm qua lời kể của nhân vật tôi hình ảnh Tây Môn Náo chịu nhục hình kêu oan trước điện: “Rồi một ngày kia, tôi bị bỏ vào vạc dầu, thân thể tôi bị bọn tiểu quỷ nhào lên lật xuống như người ta rán một con gà, đau đớn không thể tả. Sau đó chúng dùng gậy xiên qua người tôi, đưa lên cao rồi đem đặt lại trên đại điện. Từ trong thân thể tôi rỉ ra những giọt dầu tí tách, chảy thành dòng trên sàn, từ đó bốc lên một làn khói vàng vàng (...) Tôi biết mình đã bị khô giòn, chỉ cần một cái chạm nhẹ là vỡ ra từng mảnh. Trong ánh sáng rực rỡ của hàng ngàn ngọn nến từ trên cao xuống...”[1.12]; Khi miêu tả về cái chết, người ta tránh nói nhiều thì người kể chuyện ở đây lại kể với cảm giác và truyền cảm giác ghê rợn cho người đọc chứ không phải là nỗi đau trước cái chết thông thường. Cảm giác không tồn thực tế chúng chỉ có siêu nhiên do thị giác, thính giác, xúc giác đã tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt mà thôi. Hay đó, là cảm giác đặc sắc trong việc miêu tả khả năng giao lưu giữa người và vạn vật gây tò mò cho độc giả như cuộc trò chuyện giữa Hàn Chim và Sói, giữa Kim Đồng với những bầu vú trong Báu
vật của đời. Trong quan điểm phương Đông, vạn vật tương liên tương thông,
tương cảm nên con người với vạn vật chỉ là một. Đó cũng là cơ sở cho những cuộc rong ruổi cảm giác trong kể tả. Đặc biệt trong quá trình miêu tả cảm giác, người kể chuyện còn cấp cho nhân vật những mùi vị riêng. Ở điểm này
Mạc Ngôn rất gần với W.Faulknner. Nhân vật của W.Faulknne có “mùi cây” như Caddy trong “Âm thanh và cuồng nộ”, nhân vật của Mạc Ngôn có Tư Mã Lương mùi “hăng hắc cây hòe”, MaLôa mùi “ngầy ngậy”. Kỷ Quỳnh Chi mùi “kem đánh răng”, Lai Đệ “mùi chua”, Kim Một Vú mùi “sữa tươi” hoặc là gắn với ấn tượng “Đinh Câu, sa panh, đen nhẻm, nụ cười có gai”. Tạo ra một thế giới mùi vị bằng cảm giác là sở trường trong miêu tả của nhà văn xuất phát từ trực giác và di chuyển vào tâm linh, sáng tạo ra một thế giới mới mẻ. Năng lực nắm bắt cảm giác trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn gắn với quan niệm nghệ thuật về một thế giới vừa có chiều sâu tâm linh vừa sống động.
Hầu như khi sáng tác nhà văn luôn huy động mọi tế bào của cơ thể để khám phá hiện thực. Dù là một làn gió nhẹ, một nhánh cỏ, một cây cao lương, một giọt nước trong... Cũng được miêu tả có hồn mang đậm chất chủ thể hóa. Tác giả mượn nhân vật trong truyện Hồng Hoàng để nói lên ý đồ sáng tác của mình: “Sẽ có ngày tôi soạn một vở kịch chân chính, trong đó có mộng ảo và hiện thực, khoa học và đồng thoại, thượng đế và ma quỷ, ái tình và mại dâm, cao quý và ti tiện, mĩ nữ và đại tiện, quá khứ và hiện tại... Đều được đan xen với nhau, gắn chặt với nhau, cái nọ nối cái kia tạo thành một thế giới hoàn chỉnh”. [52]. Theo quan niệm của Mạc Ngôn, các giải thưởng văn học và vinh dự cá nhân không phải là những thứ quan trọng, bởi trung thực mới là thứ đáng quý nhất của con người, nó là vấn đề đạo đức. Trong quá trình sáng tác văn học cũng như tiểu thuyết Mạc Ngôn luôn tìm cho mình một lối đi riêng, ông đã từng mong muốn viết ra những thứ thuộc về mình, nó khác với những người khác, và cũng khác với các nhà văn phương Tây, các nhà văn Trung Quốc. Chính niềm khát khao ấy, là động lực giúp nhà văn không ngừng đổi mới trong quan niệm và sáng tạo trong văn chương, sự sáng tạo ấy theo ông không phải sự chen nhau chạy theo mốt mà là cách viết những gì quen thuộc, với ngòi bút tả thực cùng sự tưởng tượng của nhà văn để tạo ra những “mùi vị” không tồn tại và những sự thực không có thực, làm cho tiểu thuyết có cảm giác của sự sống. Mạc Ngôn đã làm thay đổi diện mạo nền văn học đương đại bằng những quan niệm nghệ thuật như. Ông đã làm mờ và phá đi trung tâm
của chủ đề phân tích và phán xét văn hóa của tác phẩm tìm về cội nguồn, tiến tới làm cho lịch sử trở thành đối tượng thẩm mỹ và lĩnh vực tưởng tượng siêu nhiệm. Và giải Nobel văn học năm 2012 dành cho Mạc Ngôn chính là kết quả ghi nhận cụ thể nhất.