Sống đọa thác đày – một tiểu thuyết thành công của Mạc Ngôn

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 31)

1.2.3.1. Về đề tài

Mạc Ngôn đã từng nói “Tìm kiếm sự thay đổi là mục tiêu của những người sáng tạo nghệ thuật và đó cũng là điều hiển nhiên vì cách tư duy của chúng ta sẽ tự khắc thay đổi theo thế giới không ngừng biến động. Chẳng có nhà văn nào là không thay đổi trong suốt quá trình cầm bút”. Do đó, các sáng tác của Mạc ngôn có phạm vi đề tài khá rộng như: Phản ánh sinh hoạt của quân đội thời hiện đại (Bãi cát đen, Đoạn thủ), miêu tả phong tục tập quán nông thôn (Vết hõm trong dép cỏ), phản ánh lịch sử, suy ngẫm nhân sinh (Củ

cà rốt trong suốt, Làm đường), phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm

lược (Gia tộc Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình), viết về người nông dân và xã hội Trung Quốc thời kì cải cách (Sống đọa thác đày)... Đề tài trong tiểu thuyết Mạc Ngôn vô cùng phong phú, những chuyện trên trời dưới đất, từ tài tử đến giai nhân, sơn cùng thủy tận tất cả đều có thể bước vào những câu chuyện của nhà văn.

Các tác phẩm của Mạc Ngôn luôn chuyển tải những chủ đề nóng bỏng nhất của lịch sử và thời đại. Sở dĩ như thế là vì ông sống trong một bối cảnh thời đại lịch sử đầy những biến động, mang tính bi kịch. Đó là sự trói buộc chính trị, là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” và còn là vấn đề nhận thức lại cuộc sống. Bối cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc năm mươi năm đầu của thế kỉ XX : Đó là công cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn, đấu tố địa chủ, đã mắc sai lầm nghiêm trọng như thời cổ đại. Tiếp đó, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội với những mô hình ấu trĩ, duy ý chí, “công xã nhân dân”, phong trào “Đại nhảy vọt”. Tình trạng quan liêu cửa quyền, tham nhũng triền miên, kinh tế suy đốn… Xã hội điêu tàn, chính trị khủng hoảng, văn nghệ khô cứng. Tình trạng đó tất yếu phải dẫn đến một sự đổ vỡ nào đó. Vai trò lãnh đạo chủ

tịch Mao Trạch Đông suy yếu, cặp Lâm Bửu – Giang Thanh rồi đến “bè lũ bốn tên” chụp lấy cơ hội thao túng chính trường, đặc biệt “Mười năm Đại cách mạng văn hóa vô sản”. Thực chất cách mạng văn hóa chỉ diễn ra trong ba năm (1966 - 1969) nhưng hậu quả của nó kéo dài đến 1979 và nhiều di chứng lâu dài hơn. Lịch sử gọi đó là “Mười năm động loạn”, văn hóa nghệ thuật chân chính bị tê liệt. Thay vì cải tổ, cải cách vực dậy tình trạng suy đốn đất nước, Lâm Bưu – Giang Thanh và “bè lũ bốn tên” âm mưu cướp đoạt chính quyền của Đảng – Nhà nước bằng cách mở chiến dịch mang tên “Đại cách mạng văn hóa vô sản”. Nhân danh cách mạng chân chính, thực chất họ là phái tả (nghĩa là duy trì cách mạng vô sản một cách cực đoan, tiến hành vội vã, làm ẩu, áp đặt bất chấp thực tiễn và bỏ qua quy luật, đốt cháy giai đoạn), họ tung nhiều “chưởng”, tàn bạo, dã man, đạp thêm cho đất nước Trung Quốc ngày càng lún sâu xuống vũng bùn suy đồi… Lịch sử Trung Quốc sẽ không bao giờ quên “Mười năm động loạn”, khủng khiếp hơn cả thời đế chế Tần Thủy Hoàng. Trong thời kì xây dựng hòa bình mà có tới hàng triệu người, trong đó có hàng trăm văn nghệ sĩ – cách mạng bị bức hại đến chết, tất cả trường Đại học, học viện đóng cửa… Từ sau năm 1976 đến 1982 những người Đảng viên cộng sản chân chính với sự ủng hộ của quần chúng cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống “bè lũ bốn tên” đã giành lại quyền lãnh đạo cách mạng. Đất nước Trung Quốc tìm ra đường lối mở cửa, phát triển “Bốn hiện đại hóa” theo đường lối tư tưởng của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình. Từ đó, cuộc sống xã hội có nhiều thay đổi, từ sự bưng bít, trói buộc đến sự tự do, mở cửa giao lưu. Như một tất yếu lịch sử, trong hoàn cảnh đó con người phải nhận thức lại các giá trị. Văn nghệ sĩ luôn là người nhạy cảm nhất, nhanh nhất trước thời cuộc, văn hóa cuộn mình trội dậy. Dòng văn học “vết thương”, dòng văn học “sám hối” với những tác phẩm sục sôi đòi thanh toán nỗi uất ức “Mười năm khủng khiếp” triệt để phê phán giai đoạn sai lầm, ấu trĩ đã ra đời, mở ra thời kì phục hưng văn học. Từ năm 1982 trở về sau, phong trào văn học “Trăm hoa đua nở” những cây bút trẻ hăm hở tìm tòi phương pháp mới đồng thời kế thừa phương pháp truyền thống của Trung Quốc và nhân loại. Nhiều

phong cách mới, tác giả mới xuất hiện mau chóng tạo ra sức thu hút mạn mẽ trong đời sống văn học nghệ thuật. Văn học “lột xác” để phục hưng nền văn hóa Trung Quốc. Mạc Ngôn cùng với các đồng nghiệp của mình như Trương Hiền Vượng, Vương Mông, Giả Bình Ao, Cao Hiểu Thành… làm nổi bật lên cho nền văn học nước nhà với hàng trăm tác phẩm xuất sắc. Đã bắt kịp tư tưởng, phương pháp nghệ thuật Tây Âu – Nga, Mỹ.

Trong số các nhà văn ở Trung Quốc, có thể nói không ai sánh với Mạc Ngôn về tình yêu quê hương và viết về chính quê hương mình thành công như ông. Độc giả Việt Nam đã biết đến Mạc Ngôn với hàng loạt tác phẩm như

Đàn hương hình, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ... Nhưng

người ta biết đến Sống đọa thác đày với nhiều ý nghĩa ẩn chứa trong đó. Đây là tiểu thuyết hay nhất của nhà văn Mạc Ngôn đang gây xôn xao dư luận và cũng là cuốn sách đầu tiên ông viết tay, vứt bỏ máy tính, gồm 49 vạn từ. Tốc độ sáng tác rất nhanh, chỉ trong 43 ngày nhưng có thể tổng kết được những kinh nghiệm sống tích lũy được 43 năm qua. Với lối viết dùng hình thức nghệ thuật dân gian để viết tiểu thuyết theo lời nhận xét nhà văn Vương Trọng Tường : “Tác phẩm Sống đọa thác đày còn đi xa hơn nữa, nó như sách bình luận theo thể chương hồi, ngôn ngữ của nó cũng là phong cách của sách bình, từng đoạn từng đoạn rành mạch, từng cảnh từng chuyện được miêu tả rất rõ ràng, khí thế hào hùng, không đứt mạch chút nào, nếu như đem ra để đọc diễn cảm đảm bảo sẽ rất thú vị”.

Không chỉ hướng người đọc về quá khứ lịch sử như các nhà văn đương thời mà Mạc Ngôn vừa hướng ngòi bút của mình tới quần chúng nhân dân, phản ánh số phận con người ,đặc biệt là người nông dân trong xã hội. Đó là Lam Mặt Xanh, bà Bạc, là Tây Môn Náo - một địa chủ của làng Tây Môn - sau khi bị bắn chết đã luân hồi đầu thai thành Tây Môn Lừa, Tây Môn Trâu, Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó và Tây Môn Khỉ. Trong thân xác của loài vật, linh hồn của Tây Môn Náo thổn thức đối thoại với trần gian đầy rẫy bao nhiêu số phận con người buồn bã trong bối cảnh chính trị xã hội trải dài từ thuở cải

cách ruộng đất, cách mạng văn hóa cho đến những năm đầu thế kỷ 20 diễn ra trên vùng đất Cao Mật.

Trên vùng đất quê hương thấm đẫm chất thơ mà đớn đau ấy, mọi số phận con người từ ba người vợ Bạch Hạnh Nhi, Nghinh Xuân, Thu Hương cho đến con trai con gái Kim Long, Bảo Phượng, bí thư huyện ủy Kháng Mỹ, phó huyện trưởng Lam Giải Phóng, kể cả Mạc Ngôn - với tư cách là một nhân vật - đều là những mảnh đời bi kịch. Tất cả họ đều là ngừời nông dân bình thuờng, trong họ tồn tại sự ích kỉ, nhỏ nhen, bần tiện như Thu Hương để an tòan cho bản thân sẵn sàng vu oan cho Tây Môn Náo và Bạch Hạnh Nhi… Tất cả lặn lội trong sự tranh chấp giữa tình yêu và quyền lực, danh lợi và lương tâm. Chỉ có Lam Mặt Xanh, người đầy tớ già nua của Tây Môn Náo, người nông dân kiên trung, chấp nhận làm một “điểm đen duy nhất trên toàn cõi Trung Quốc” không chịu vào công xã, suốt một đời sống chết với 1,6 mẫu ruộng bởi trong lòng Lam Mặt Xanh: “chỉ khi nào đất là của chúng ta, chúng ta mới trở thành ông chủ chân chính của đất”. Với triết lý “ tất cả những gì được sinh ra từ đất đều quay về với đất”, sau một kiếp sống đọa đày giữa tình yêu và lòng hận thù, mưu mô và ngây thơ, bi hùng và bạc nhược, cả người lẫn vật đều vùi thân chính trên mảnh đất cá thể Lam Mặt Xanh. Mang tâm thế của loài vật, khóc cười theo từng chương hồi nghiệt súc mà mình hóa thân, Tây Môn Náo đã nhận ra với cuộc sống hèn hạ gian ác của mình, con người chính là loài vật bỉ ổi nhất, còn loài vật lại sống một đời sống rất người bằng tình yêu thương sẻ chia động lòng đến cả trời xanh. Nhưng sâu thẳm trong họ vẫn là sự thiện lương. Họ là nạn nhân của lịch sử, họ mang nỗi đau, sống cuộc đời như chúng ta, do đó họ gần gũi và thế tục bao nhiêu. Vì thế, tiểu thuyết Mạc Ngôn vừa chân thực, vừa sâu sắc và rất nhân văn. Đây là nét đặc biệt của tiểu thuyết Mạc Ngôn so với tiểu thuyết truyền thống của truyền thống Trung Quốc luôn xây dựng hình mẫu nhân vật anh hùng lớn lao.

1.2.3.2. Nghệ thuật kể chuyện

Nghệ thuật tự sự của Mạc Ngôn có nhiều sự tìm tòi và sáng tạo mới. Nếu như tiểu thuyết truyền thống dùng ngôi thứ ba để thuật chuyện thì trong

tiểu thuyết Mạc Ngôn có sự hiện diện tất cả các ngôi kể thứ nhất, thứ hai và thứ ba.. nhưng chủ yếu vẫn ngôi kể thứ nhất “tôi” - có khi là người có khi là đồ vật hay động vật, có cáitôi” là thực, có cái “tôi” kết hợp giữa người và vật trong Đàn hương hình, người kể chuyện hóa thân thành nhân vật Mị Nương, Triệu Giáp, Triệu Con, Tiền Đinh, Tôn Bính, Tri huyện để thuật lại mọi sự việc với tầm hiểu biết của mình, ở đây người kể chuyện đứng ngang tầm nhân vật tôi, sự hiểu biết của “tôi” về câu chuyện là ngang hàng nhau. “Tôi” chỉ kể những điều “tôi” biết, nhưng từ chương mười ba tác giả sử dụng góc nhìn của người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Ở Sống đọa thác đày người kể chuyện ở ngôi thứ nhất là hai nhân vật Lam Mặt Xanh và Lam Ngàn Năm Đầu To, ngôi thứ hai Tây Môn Náo – nhân chứng lịch sử, ngôi thứ ba – nhân vật tiềm ẩn – Mạc Ngôn kết hợp ba ngôi kể những gì nhân vật biết nhân vật sẽ kể làm cho câu chuyện mang tính khách quan hơn. Cái sáng tạo của Mạc Ngôn ở đây đã phá vỡ khuôn thước của tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc sử dụng ngôi thứ ba để kể chuyện hầu như biết tất cả, tầm nhìn không hạn chế còn ngôi kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ngôi thứ ba có tầm nhìn hạn chế, sự hiểu biết về câu chuyện ít hơn nhân vật. Nhờ có góc nhìn tự thuật đa dạng, luôn thay đổi để tạo ra hiệu quả nghệ thuật, tác giả cố ý bảo lưu một số bí mật, gợi lên trí tò mò của độc giả. Chính vì điều này cho nên kết cấu cốt truyện của Mạc Ngôn cũng rất mới mẻ hình thức tương xứng về không gian và thời gian, ranh giới thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, vật lí và tâm lí trở nên mơ hồ, có khi bị nhòe có khi giống như phim của trường phái hiện đại chủ nghĩa vừa tồn tại một kết cấu nội tại vừa có một kết cấu ngoại tại. Tiểu thuyết Mạc Ngôn sử dụng kết cấu phức hợp, tuần hoàn, phi tuyến tính, phi logic vô thủy, vô chung và rất hỗn độn.

Với Sống đọa thác đày Mạc Ngôn đã thể hiện được một phong cách nghệ thuật mới phong cách chủ nghĩa hiện thực nhất quán. Nhân vật chính trong truyện là Tây Môn Náo, kiếp trước là địa chủ, sau khi chết đi, được chuyển kiếp, hóa thành lừa, trâu, lợn, chó, khỉ và đứa bé đầu to. Tuy rằng đã trải qua “lục đạo luân hồi” nhưng vẫn giữ được tư duy của con người, thông

qua cái nhìn của con lừa con trâu để nhìn chuyện trong thế gian, từ đó có thể thấy sức tưởng tượng của Mạc Ngôn vô cùng phong phú. Nhà văn đã thông qua giọng trần thuật của người kể chuyện xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất: Lam Giải Phóng và Lam Ngàn Năm Đầu To, và người kể chuyện ngôi thứ ba - tác giả thực tế Mạc Ngôn, họ đã cùng kể cho nhau nghe và tái hiện lịch sử vùng đất Đông Bắc Cao Mật trong khoảng 50 năm với bao thăng trầm, vinh nhục. Một cái mới trong Sống đọa thác đày đó là Mạc Ngôn đã kể về cuộc đời của Tây Môn Náo và các nhân vật bằng lối nghệ thuật kể chuyện phác họa rất gần gũi, bình dị nhưng cũng đầy yếu tố lạ hóa tạo ra mối liên kết giữa thực tại và lịch sử. Đó là việc tạo dựng nhân vật Tây Môn Náo của quá khứ và phân thân trong thân thể xác của các con vật ở hiện tại, đó là sự lớn lên của nhân vật tôi. Mạc Ngôn đã khéo léo dẫn dắt người đọc về cuộc đời của Tây Môn Náo vừa thực vừa mộng. Đầu tiên là mộng, người đọc đi theo linh (hay oan) hồn của địa chủ Tây Môn Náo mới bị xử bắn xuống xếp hồ sơ trình Diêm Vương duyệt dự án đầu thai. Tiếp theo là thực, hồn của Tây Môn Náo quay trở về đúng ngôi nhà của mình, đầu thai vào kiếp lừa, chứng kiến cảnh vợ mình thành vợ người khác, con mình thành con người khác… Rồi kiếp lừa qua hết lại tới kiếp trâu, lợn, chó…, Tây Môn Náo trong lốt lừa, trâu, lợn… vẫn gắn bó với những con người trong ngôi làng ở vùng Đông Bắc Cao Mật ấy, cùng họ đi qua những cột mốc thời gian tính bằng sự kiện “đại nhảy vọt” cuối thập kỷ 50, Cách mạng Văn hóa cuối thập kỷ 60 - đầu 70, Cải cách Khai phóng những năm 80... Theo lời nhận xét của Trương Thành - Nhà văn Thượng Hải bỏ khá nhiều công sức để mổ xẻ và tìm ra 3 phương pháp trong nghệ thuật viết của Mạc Ngôn : “Thứ nhất, Mạc Ngôn có ý đồ thiết lập nên kết cấu thuật truyện độc đáo của riêng ông. Thứ hai, Mạc Ngôn có ý đồ cường điệu hóa sự hạ thấp tư thế sáng tác của bản thân. Trong Sống đọa thác đày ta thấy được cách kể chuyện theo kiểu “dùng mắt chó nhìn người thấy cao”, người kể chuyện lại biến thành lừa, thành trâu, thành lợn, thành chó, thành khỉ, tức là không phải làm người. Từ góc độ ấy khiến cho người kể chuyện có thể lên

trời, xuống đất một cách dễ dàng. Thứ ba, Mạc Ngôn có ý đồ thực hiện sự liên kết giữa kể chuyện dân gian và kể chuyện quy mô lớn”.

Có thể nói nghệ thuật kể chuyện độc đáo còn hấp dẫn độc giả ở sự đan xen những yếu tố ảo giữa nền thực. Đúng như nhận định của Ủy ban Nobel Văn chương: “Qua sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với văn học dân gian, cái nhìn lịch sử, xã hội và cuộc sống hiện đại đã tạo nên một thế giới phức tạp, cũng giống như đã thấy trong văn chương của William Faulkner và Gabriel Garcia Marquez, cùng lúc đưa ra một hướng đi khác biệt với văn chương truyền thống Trung Quốc”. Peter Englund, Tổng thư ký thường trực Ủy Ban Nobel nói trên truyền hình Thụy Điển: “Mạc Ngôn nói rất vui mừng và hồi hộp. Mạc Ngôn có lối viết cực kỳ độc đáo. Chỉ cần đọc nửa trang viết của Mạc Ngôn, đã có thể nhận ra văn phong của Mạc Ngôn. Phong cách của Mạc Ngôn là một “đài phun nước” của từ ngữ và những câu chuyện kể. Chuyện lồng trong chuyện, câu chuyện này mở câu chuyện khác và cứ thế, Mạc Ngôn là một nhà văn hấp dẫn”. Mạc Ngôn đã tạo ra một câu chuyện riêng cho mình về câu chuyện xưa bằng bút pháp hiện đại và hậu hiện đại. Tác phẩm được phân chia nhiều đoạn, nhiều chương nhìn có vẻ tách bạch

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 31)