Lồng ghép, đan cài hư và thực trong kết cấu nhân vật

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 65)

Tiểu thuyết Mạc Ngôn là một sân khấu rộng lớn có khả năng quy tụ về đó một dàn diễn viên đông đảo, phong phú và sinh động. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, vì vậy, là một thế giới khá ồn ào và phức tạp. Thế giới đó có cả lưu manh lẫn anh hùng, có kẻ khốn cùng lẫn bậc đại phú quý, có con người lẫn súc vật, có thần tiên lẫn ma quỷ,… Thế nhưng, dù rất đông đúc, song mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của ông đều được xây dựng bằng những “nét vẽ cụ thể và riêng biệt”. Dù có khi Mạc Ngôn chỉ cho nhân vật xuất hiện trong một hay một vài khoảnh khắc, nhưng Mạc Ngôn vẫn khiến người đọc có những hình dung mang tính đặc trưng về nhân vật bằng cách gọi tên nhân vật, cấp cho họ một diện mạo, tạo tình huống để nhân vật hành động, lựa chọn cách ứng xử, từ đó, nhân vật sẽ bộc lộ được cá tính của riêng mình. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là một cá thể sinh động, nó khước từ vai trò của một nhân vật loại hình hay có chức năng thúc đẩy cốt truyện và được lồng ghép, đan cài hư thực. Và nó thực sự là một nhân tố tích cực trong việc kiến tạo bức tranh xã hội rộng lớn, đa diện, nhiều chiều mà Mạc Ngôn muốn tái hiện trong tiểu thuyết của mình.

Trong Sống đọa thác đày , bên cạnh nhân vật Tây Môn Náo được tái sinh bằng huyền thoại, nhà văn dựa trên cốt lõi của sự thật lịch sử, khoác lên mình những yếu tố huyền ảo làm cho nhân vật ấy trở nên bất tử và đẹp . Mạc Ngôn đã xây dựng hàng loạt nhân vật có tính huyền thoại và kỳ lạ trong tác phẩm. Những nhân vật ấy vừa hiện lên chân thực nhưng vừa mang tính huyền ảo và siêu nhiên. Tiêu biểu đó là nhân vật : Diêm Vương, bọn tiểu quỷ tay sai, bà già cho thuốc quên lãng ở địa ngục; Nhân vật người - loài vật; Tinh linh trẻ con trong Sống đọa thác đày; Các bóng ma ở Đàn hương hình, Tổ tiên có

xử mọi công minh cho con người, nhưng cũng rất đậm chất huyền thoại. Trong Sống đọa thác đày xuất hiện trong các trường đoạn Tây Môn Náo kết thúc một kiếp này và chuẩn bị đầu thai thành một kiếp khác. Tại những thời điểm chuyển giao đó, Tây Môn Náo được đặt trong một không gian tách biệt hẳn với trần gian, đối mặt với Diêm Vương, hệ thống quan lại, tay sai dưới điện Diêm La. Ngòi bút Mạc Ngôn miêu tả nhân vật siêu nhiên trong thế giới ấy khá hóm hỉnh và hài hước dưới cái nhìn của Tây Môn Náo. Diêm Vương “mặt nung núc những mỡ”, cai trị cả tầng thế giới nhưng lại có những hành vi mập mờ, không quang minh chính đại, đánh lừa Tây Môn Náo từ lần này sang lần khác. Lần đầu thai đầu tiên, thay vì cho Tây Môn Náo trở lại nhân thế làm người giải oan cho chính mình thì Diêm Vương cho Tây Môn Náo hóa vào kiếp lừa. Lần đầu thai thứ ba, Diêm Vương mở ra trước mắt Tây Môn Náo một viễn cảnh tươi đẹp “cả đời sẽ được hưởng vinh hoa phú quý để bù đắp những thống khổ mà ngươi đã chịu đựng từ kiếp trước” [21. 319] nhưng lại để Tây Môn Náo làm lợn! Lần kế tiếp, để tránh phiền phức, Diêm Vương không cho Tây Môn Náo cơ hội đòi hỏi mà hóa kiếp luôn cho Tây Môn Náo thành kiếp chó trong ổ chó nhà Nginh Xuân. Sự tráo trở của Diêm Vương đã khiến Tây Môn Náo phải thốt lên: “Lão Diêm Vương kia quả là đồ lưu manh, muốn tránh mặt tôi trên công đường nên đã thi hành thủ đoạn đốn mạt, bỏ qua trình tự của quy luật luân hồi” [37.592]. Có lẽ vì cung cách làm việc tắc trách ấy nên đã có một Diêm Vương khác thay chỗ cho Diêm Vương cũ khi Tây Môn Náo chuẩn bị chuyển sang kiếp khỉ. Lão Diêm Vương này dường như minh tuệ hơn, thấu tình đạt lý hơn khi cho Tây Môn Náo làm một kiếp động vật rất gần gũi với con người trong hai năm để Tây Môn Náo có thể gột sạch oán hận trần gian và có thể trở thành người. Bên cạnh Diêm Vương, hai tên tiểu quỷ đầu trâu mặt ngựa cũng là những người song hành với Tây Môn Náo trong suốt quá trình đầu thai chuyển kiếp. Chúng là lực lượng thực thi mệnh lệnh của Diêm Vương, trực tiếp dẫn dắt Tây Môn Náo từ âm ty về dương gian. Về dung mạo, chúng không có gì đặc biệt “hình dáng của chúng trông không khác với người bình thường, chỉ có màu da là khác. Nó như được nhúng bởi

một dung dịch thần kì nào đó, xanh rực, lấp lánh đến lóa mắt” [1.16]. Về tính cách, chúng khá quỷ quyệt, đểu cáng. Chúng hiện thực hóa những phán quyết mập mờ, treo đầu dê bán thịt chó của kẻ trị vì tối cao của chúng một cách thông minh tinh quái. Chỉ có Tây Môn Náo tội nghiệp là tin lời Diêm Vương và đi theo hai tên tay sai này để được hóa kiếp, nhưng lần nào cũng bị chúng thô bạo đẩy mạnh vào tử cung của một con vật đang đau đẻ, sau đó chui ra khỏi nơi đó, bắt đầu một kiếp trầm luân của mình trong lốt lừa, trâu, lợn, chó và khỉ. Trong quy trình đầu thai của Tây Môn Náo có một bước khá quan trọng: Đến đài Vọng Hương và uống thuốc quên đi ký ức của mình. Tại địa điểm đó,Tây Môn Náo gặp người phụ trách công việc này. Đó là “một bà già tóc bạc phơ nhưng đôi bàn tay lại mịn màng trắng muốt, chẳng xứng hợp tí nào với tuổi tác” [1.16]. Nhân vật này xuất hiện hai lần trong suốt chiều dài tác phẩm và cũng chỉ thoại một lần duy nhất. Lần thoại duy nhất lại là lần chửi xối xả Tây Môn Náo vì Tây Môn Náo dám nói với Diêm Vương về sự dối trá của bà ta (bà già này cho Tây Môn Náo uống thuốc giả nên ông ta không quên quá khứ và không quên mối cừu hận trong lòng mình). Tình huống này khá hài hước và đầy ý vị mỉa mai. Việc mua gian bán lận, làm giả để dối trên lừa dưới như bà già gác đài Vọng Hương đầy rẫy trên dương thế. Nhưng khi Mạc Ngôn đặt nó trong một không gian khác, cách ly với thế giới con người thì hành động đó trở nên nổi bật và bất ngờ. Thì ra cái xấu, sự tha hóa nhân tính có thề tồn tại ở bất cứ đâu và sức lây lan của nó thì không giới hạn. Diêm Vương, tiểu quỷ, bà lão kì lạ xuất hiện không thường xuyên trong

Sống đọa thác đày Mạc Ngôn cũng không dành nhiều đất diễn cho các vai

diễn này. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ nhân vật nào trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, dù không phải vai chính nhưng sự có mặt của chúng không hề mờ nhạt. Các nhân vật này mở ra một không gian khác, một thế giới khác biệt với thế giới con người trong tác phẩm: thế giới địa ngục. Ở thế giới này, Tây Môn Náo là người kiên trì kêu oan, được trở về dương gian nhưng lại không được làm người. Đây là thế giới mà Mạc Ngôn xây dựng nhằm cụ thể hóa quá trình luân hồi của nhân vật Tây Môn Náo, giúp câu chuyện trở nên sinh động và

hấp dẫn hơn, có tác dụng kiến trúc tác phẩm thêm siêu thực, phù hợp với ý tưởng lục đạo luân hồi của Phật giáo.

Miêu tả các nhân vật được huyền thoại hóa, ngòi bút của Mạc Ngôn khá hài hước. Sự hài hước xóa mờ ranh giới giữa hai thế giới trong nhận thức của người đọc , lồng ghép yếu tố thực và ảo trong xây dựng nhân vật, khiến người đọc nửa tỉnh, nửa mê không phân biệt thật hay ảo. Đồng thời, sự hài hước đó cũng lột trần bộ mặt của thế giới con người với những xấu xa, lừa lọc, gian trá. Âm ty địa phủ, Diêm Vương, đầu trâu mặt ngựa,… Dưới sự khắc họa của Mạc Ngôn đã mất hoàn toàn vẻ rùng rợn, kính sợ, tôn nghiêm. Cái ảo, vì vậy trở nên thường phàm, trần tục trong sự cảm nhận của nhân vật lẫn độc giả. Kết cấu nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn còn xuất hiện các bóng ma và các tinh linh xuất hiện trong Sống đọa thác đày, Đàn hương hình,

Tổ tiên có màng chân. Ở Sống đọa thác đày, khi Tây Môn Náo sống trong

hình hài con trâu, được Lam Mặt Xanh dắt đi diễn tập trong đêm trăng, thì Lam Giải Phóng – con trai Lam Mặt Xanh tò mò theo dõi. Tại nơi diễn tập, Lam Giải Phóng trông thấy rất nhiều tinh linh: “Bọn chúng hễ cứ đến những đêm trăng tròn là hiện ra để vui đùa với nhau, tập hợp thành đội ngũ chỉnh tề nhảy nhót… Trông thật vui mắt, đáng yêu!” [16. 204]. Những tinh linh này chính là linh hồn của những đứa trẻ chết yểu được chôn cất trên mảnh đất mà Lam Giải Phóng đang đứng. Trong con mắt Lam Giải Phóng, chúng dường như không phải đến từ thế giới bên kia vì chúng đáng yêu, vui mắt, chúng hát hò, nhảy múa, cổ vũ cho trâu - Tây Môn Náo tập phi nước đại, chúng ăn đậu rang Lam Giải Phóng cho tựa như người thật. Sự tự nhiên trong cảm nhận của nhân vật cũng như trong cách miêu tả của nhà văn làm cho câu chuyện kỳ ảo một cách tự nhiên – cái kỳ ảo đó như là một phần hiện thực bí ẩn của vùng Đông Bắc Cao Mật mà các nhân vật đón nhận nó với một thái độ bình thản đến độ ngạc nhiên.

Huyền thoại hóa kết cấu nhân vật một cách điêu luyện, có sự pha trộn giữa thực và hư xuyên suốt tác phẩm, lấy cái ảo để nói cái thực, trên nền cái ảo, cái thực hiện lên chân thực và rõ nét hơn mà không làm cho nhân vật của

mình thần bí hơn. Đây là biệt tài của Mạc Ngôn. Ông đã giúp người đọc khám phá về những “miền hiện thực”, những hiên thực bí ẩn trong tâm linh con người. Nhân vật kể chuyện Lam Ngàn Năm Đầu To là một nhân vật như thế, đó là “một đứa bé không bình thường. Thân thể nó nhỏ thó nhưng cái đầu cực to, có một trí nhớ phi phàm và khả năng nói năng thì không chê vào đâu được” [5. 814]. Sở dĩ đứa trẻ này mang những đặc điểm khác thường như vậy là vì gốc gác đặc biệt của nó. Từ góc độ sinh học, cậu bé là một quái thai kiểu “đứa trẻ đuôi lợn” trong Trăm năm cô đơn của Marquez. Cậu là sản phẩm của một mối tình loạn luân giữa Bàng Phượng Hoàng và Lam Khai Phóng – hai anh em con cô bác ruột, có chung bà nội. Khi biết được sự thật về mối quan hệ giữa mình và Bàng Phượng Hoàng, Lam Khai Phóng từ đỉnh cao hạnh phúc rơi xuống vực sâu bi kịch. Quá đau đớn, anh tự sát, để lại Bàng Phượng Hoàng với một sinh linh đang hoài thai. Đúng ngay thời khắc chuyển giao hai thế kỷ, Bàng Phượng Hoàng hạ sinh Lam Ngàn Năm Đầu To rồi ra đi. Là nạn nhân của những tội lỗi mà thế hệ trước gây ra, đứa con của thiên niên kỷ này phải mang trên mình một hình hài, một thể chất dị thường: Một cái đầu to quá mức, không tương xứng với vóc dáng và tuổi tác, bị mắc bệnh máu không đông. Từ một góc độ khác, kì ảo hơn, huyền ảo hơn nữa, xuyên suốt Sống

đọa thác đày, người đọc biết được nguồn gốc của đứa trẻ này. Lam Ngàn

Năm Đầu To chính là kiếp luân hồi cuối cùng của Tây Môn Náo sau năm kiếp làm súc vật là lừa, trâu, lợn, chó, khỉ. Cái đầu to một cách khác thường của Lam Ngàn Năm Đầu To có lẽ là vì nó phải chất chứa một kí ức một ký ức kéo dài năm mươi năm và kinh qua nhiều kiếp tồn sinh đầy sóng gió. Truy tầm nguồn gốc của nhân vật, đồng thời ta tìm thấy nguyên nhân của sự bất thường nơi nhân vật này. Khuyết tật về thể xác được giải thích bằng lý thuyết di truyền học; siêu việt về trí nhớ được giải thích bằng tư tưởng luân hồi trong Phật giáo. Chính ở phương diện này, Lam Ngàn Năm Đầu To trở nên siêu thực vì nó là nhân vật có sự dung hợp giữa thực và ảo vô cùng đậm nét. Nhân vật này đứng ở ranh giới giữa đôi bờ nhân vật siêu nhiên, kỳ ảo và nhân vật phàm trần, dị biệt.

Sống đọa thác đày là câu chuyện được kể thông qua cuộc đối thoại giữa Lam Ngàn Năm Đầu To và Lam Giải Phóng. Xuất hiện từ đầu thiên truyện, nhưng phải đến những trang cuối cùng, người đọc mới biết được Lam Ngàn Năm Đầu To là ai. Lam Ngàn Năm Đầu To bắt đầu kể câu chuyện của mình khi vừa tròn sinh nhật năm tuổi, do vậy, từ góc độ nào đó, cậu thuộc dạng nhân vật kỳ tài với trí nhớ phi phàm và khả năng nói thao thao bất tuyệt. Những kiếp trầm luân đọa đày đã được kể lại bằng một giọng điệu bi phẫn, của một người đích thân trải nghiệm tất cả những đau khổ ấy. Một đứa trẻ năm tuổi bình thường tất nhiên không thể nào có được điều đó. Sự kết hợp giữa một thể xác trẻ thơ với một ký ức trải nghiệm cả một đời người đã tạo nên một “kỳ nhân” Lam Ngàn Năm Đầu To đầy ám ảnh trong rất nhiều nhân vật mà Mạc Ngôn đã sáng tạo ra trong tiểu thuyết của mình.

Xây dựng các nhân vật đậm chất huyền ảo Mạc Ngôn thực sự tạo dựng nên những nhân vật có tính tượng trưng ẩn dụ cao độ, thâm sâu. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhân vật kiểu này đều là nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Mạc Ngôn: chúng đều là linh hồn, là hình ảnh xuyên suốt chiều dài tác phẩm, là nơi tập trung tâm huyết và bút lực của nhà văn và chúng cũng trở thành nơi chuyển tải những thông điệp sâu kín mà Mạc Ngôn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 65)