Cốt truyện tôn giáo trong Sống đọa thác đày

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 46)

Trong tự sự, cốt truyện là cốt lõi cơ bản của diễn biến câu chuyện, với một hệ thống sự kiện tiếp nối theo quan hệ nhân quả. Trong tiểu thuyết cốt truyện kết hợp với muôn vàn những yếu tố đan xen khác, ngoài cốt truyện, để tạo nên một sinh mệnh nghệ thuật thật sự và có ý nghĩa lớn lao, thậm chí nếu không có nó, câu chuyện chỉ còn lại bộ xương khô khốc “như những con cá mòi khô được sấy trên que củi” (Pautốpxki).

Quá trình sáng tác của mỗi tác giả là không lẫn với ai. Mỗi tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều khác với phần còn lại về cốt truyện và ý tưởng chủ đạo. Cái gọi là sáng tạo mới trong lĩnh vực tiểu thuyết, về cơ bản đều là loại sản phẩm hỗn hợp ấy. Không những pha trộn truyền thống văn học nước mình với kỹ sảo tiểu thuyết nước ngoài mà cũng là sự pha trộn tiểu thuyết với các loại hình nghệ thuật khác. Cốt truyện Đàn hương hình pha trộn với hý khúc dân gian. Một số tiểu thuyết thời kỳ đầu của Mạc Ngôn đã hấp thu chất dinh dưỡng từ mỹ thuật, âm nhạc, thậm chí tạp kỹ. Một số tiểu thuyết, chẳng hạn

Củ cà rốt trong suốt xuất phát từ giấc mơ. Trong khi đó, Cây tỏi nổi giận lại

bắt đầu từ những sự việc có thật. Dù khởi nguồn của tác phẩm là giấc mơ hay là đời sống hiện thực, thì chỉ khi kết hợp với những trải nghiệm cá nhân, tác phẩm mới có được cá tính, mới nổi tiếng với những nhân vật đặc biệt - được xây dựng bằng những tình tiết sống động, sử dụng ngôn ngữ đầy tính suy tưởng, và tỏ ra là một cấu trúc được chế tác tốt.

Trong Sống đọa thác đày Mạc Ngôn gây bất ngờ cho người đọc bởi một cốt truyện khá đặc biệt - cốt truyện tôn giáo. Một vấn đề rất hiếm khi được nhà văn sử dụng trong các tác phẩm của mình trước đó. Viết Sống đọa

thác đày tác giả đã mượn tư tưởng của nhà Phật để nói về cuộc đời, số phận,

tính cách của nhân vật và ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm. Vậy có phải đây là sự thay đổi quan niệm trong cách viết tiểu thuyết của nhà văn hay không? Theo lời kể của tác giả: “Một lần trong khi đi thăm Thừa Đức, tôi đọc được những chữ liên quan đến lục đạo luân hồi. Tôi thốt nhiên ý thức rằng, đây sẽ

là điểm đột phá rất lý tưởng. Linh cảm lóe lên và một chuỗi ký ức trong tôi trở lại. Trong dân gian Trung Quốc, quan điểm luân hồi của Phật giáo có sức mạnh chế ước đạo đức ghê gớm. Kẻ phạm tội, không phải bị pháp luật trừng trị mà khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục, kiếp sau phải làm thân trâu, thân ngựa. Đây cũng là Phật giáo được Trung Quốc hóa triệt để. Từ gợi ý này, tôi bắt tay vào xây dựng đề cương tiểu thuyết. Nhân vật chính của tiểu thuyết tập trung lý giải mối quan hệ giữa người nông dân với đất đai, trong khi đó, một nhân vật chính nữa, tức người dẫn chuyện, lại nằm trong lục đạo luân hồi: Một đời làm người, một đời làm ngựa, một đời làm trâu, một đời làm lợn, một đời làm lừa… kể lại những chuyện mắt thấy tai nghe từ những góc nhìn khác nhau”. Theo lời tác giả tự bạch, có thể vấn đề tôn giáo đối với tác giả là bất chợt, chưa nghiên cứu sâu sắc nhưng với triết lí tư tưởng nhà Phật lại mang cho tác phẩm Sống đọa thác đày một luồng gió mới. Ngay từ tên của tác phẩm Sống đọa thác đày đã gợi lên cho người đọc cảm giác lạ và ấn tượng. Với kết cấu thi pháp mới lạ kết cấu “lục đạo luân hồi” của nhà Phật, Mạc Ngôn đã dẫn người đọc bước vào thế giới vừa thực vừa ảo. Theo Phật giáo “Lục”: Sáu, thứ sáu. “Đạo”: đường. “Luân hồi”: Thuật ngữ này chỉ những đời sống tiếp nối nhau, trạng thái bị luân chuyển của một loài hữu tình khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết-bàn. Nghĩa là Sự đầu thai chuyển kiếp lên lên xuống xuống như bánh xe xoay vòng. “Lục đạo luân hồi” là sáu đường luân hồi của chúng sanh. Theo Phật giáo, chúng sanh tùy theo căn quả thiện hay ác mà chuyển vào trong Lục đạo luân hồi. “Lục đạo luân hồi” gồm: 1. Thiên(Tiên), 2. A-Tu-La (Thần), 3. Nhơn (người), 4. Địa ngục, 5. Ngạ quỉ (ma đói), 6. Súc sanh (thú vật). Người ta sống trong cõi đời không lọt khỏi lục đạo ấy. Khi thì đầu thai làm người, khi có công đức thì được làm Thần, rồi khi phạm tội thì sa vào Địa ngục hay Ngạ quỉ, súc sanh. Sáu hạng ấy cứ luân chuyển trong sáu cảnh, gặp vui sướng thì ít, gặp đau khổ thì nhiều, vì họ còn vô minh, chưa tỉnh ngộ, nên mới gọi sáu hạng ấy là Lục phàm. Muốn thoát khỏi “lục đạo luân hồi” thì chỉ có một cách duy nhứt là tu. Tu để giác ngộ, để

phá màn vô minh, để đủ công quả mà thoát khỏi “lục đạo luân hồi”, lên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

Hầu hết, tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều viết về quê hương mình, vùng Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Đó là một vùng nông thôn nghèo khổ, tồn tại bao nhiêu lạc hậu, mê tín, độc ác ghen ghét đày đọa cuộc sống con người. Song đó lại là mảnh đất ươm mầm cho một ngòi bút có bút lực dồi dào. Bám lấy đất mà viết, bám vào đời sống nông thôn để viết, Mạc Ngôn đã cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng: Báu vật của đời, Đàn hương hình,

Cao lương đỏ, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Sống đọa thác đày. Sống đọa thác

đày là cuốn tiểu thuyết dài 49 vạn từ được sáng tác trong vòng 43 ngày, như lời tâm sự của tác giả: "Có thể tổng kết kinh nghiệm sống tích lũy được suốt 43 năm". Cốt truyện chủ yếu kể về Tây Môn Náo là địa chủ làng Tây Môn. Nhờ của cải cha ông gom góp để lại, cộng với tính thật thà, siêng năng nên càng ngày càng khấm khá. Cải cách ruộng đất nổ ra, Tây Môn Náo bị bắn chết, bà vợ hai Tây Môn Náo trở thành vợ của đứa con nuôi Mặt Xanh trước đây, vợ ba đi lấy con trai kẻ trước đây thụ ơn nhà Tây Môn Náo. Tây Môn Náo chết trong oan khuất; lòng không phục nên quyết đòi về trần gian tìm lại chính nghĩa, công bằng. Trải qua 4 vòng luân hồi với kiếp lừa phóng đãng, kiếp trâu quật cường, kiếp lợn hoan lạc, kiếp chó trung thành; cuối cùng Tây Môn Náo cũng được đầu thai làm người...

Tuy ý tưởng bất chợt, song nhà văn đã biến “sáu kiếp luân hồi” thành một cốt truyện tôn giáo, một dạng phương pháp kết cấu tiểu thuyết và thông qua đôi mắt của động vật để miêu tả về con người và toàn bộ câu chuyện Mạc Ngôn muốn kể. Nhân vật Tây Môn Náo trong tác phẩm bị chết và xuống dưới địa ngục không ngừng kêu oan với Diêm Vương. Trải qua bao đổi thay từ kiếp người đến kiếp nghiệt súc (kiếp : Tây Môn lừa, Tây Môn ngựa, Tây Môn lợn, Tây Môn khỉ, Tây Môn chó), Tây Môn Náo trở lại làm người..., Nhưng mỗi lần chuyển hóa thành một loài động vật, anh vẫn chưa bao giờ rời xa gia đình cũ của anh và mảnh đất xưa của anh. Trong thế giới nghiệp súc, tuy mang hình hài động vật nhưng cái làm nên suy nghĩ và ý thức con vật ấy lại là

của con người. Nhiều lúc độc giả không thể hiểu nổi tại sao một con Lừa có thể rạch ròi ân nghĩa thâm tình đến thế khi đọc chương 7 quyển một “ Sợ khổ Hoa Hoa quên lời thề ước, ra oai Náo Náo cắn thợ săn”, người đọc không khỏi xúc động trước suy nghĩ rất người của một chú lừa và ý thức thân phận của mình trong lốt các con vật. Hay ngay cả hình ảnh con Trâu bị đốt cháy rừng rực trong con mắt đầy khâm phục của mọi người giống cảnh huống trong trạng thái “Đốn ngộ” của Đạo Phật. Số phận và kết thúc của một con trâu có nghĩa như một truyền kì, giống như một âm thanh trong trẻo, thánh thót nhằm lay thức nhân tâm phần lớn những người dân nơi ấy. Phải chăng nó đang kêu gọi mọi người một nguyên tắc sống : “Không nên độc ác với nhau, cũng không nên độc ác với súc vật. Không nên cưỡng bức người khác làm những điều mà họ không thích làm, với trâu cũng thế”. [38.309]. Đây chính là ý nghĩa hiện thực của tác phẩm. Và khi trở lại làm người trong con người hắn lúc này, dường như không còn những hận thù, ai oán, những hỉ, nộ, ái, ố của con người mà là sự uyên thâm, thông minh tuyệt đỉnh của con người đã thấu hiểu cuộc đời, đã nhìn thấu tận cùng của đau khổ, những ngã rẽ sâu kín của lòng người. Với hình dạng một cậu bé tuy không bình thường ngay cả giọng nói và tính cách nhưng con người ấy sẽ lôi cuốn bạn đọc với một lời kể hấp dẫn và lí thú bởi chính những gì cuộc đời nó đã trải qua trong quá khứ: “Quả là một đứa bé không bình thường. Thân thể nó nhỏ thó nhưng cái đầu nó cực to, có một trí nhớ phi phàm và khả năng thì không chê vào đâu được. Giải Phóng và Hỗ Trợ dường như mơ hồ nhận ra gốc gác bình thường của nó, suy nghĩ và đắn đo mãi quyết định lấy họ Lam cho nó(…). Đó chính là Lam Ngàn Năm Đầu To mà chúng ta đã từng quen biết trong câu chuyện khá dài này.”[5.814]. Cốt truyện Sống đọa thác đày có sự kết hợp giữa yếu tố thực và ảo. Phần thực chỉ xuất hiện ít và dường như bị nhòe mờ, có lúc không rõ ràng, đó là hình ảnh con người như Lam Mặt Xanh, bà Bạch, Nghinh Xuân, Kim Long… Trong khi đó, phần ảo chiếm đa số trong tác phẩm, nó là các kiếp của nhân vật Tây Môn Náo: kiếp lừa, kiếp lợn, kiếp chó.. Chính phần ảo phủ trùm trên nền phần thực cho nên sẽ khiến người đọc khó phân biệt rõ ràng trong

nội dung cốt truyện đâu là thực, đâu là ảo, cứ lẫn lộn. Toàn bộ câu chuyện hơn 800 trang, gồm năm chương lớn với những tình tiết vô cùng phức tạp. Những sự kiện liên quan đến thế sự và đời tư, lịch sử và cá nhân, hoang đường và chân thực luôn song hành, có sự đan cài, kết nối và tan biến trong nhau. Mạc Ngôn đã rất khéo léo trong việc sử dụng cốt truyện mang tính chất huyền thoại, qua đó nhà văn muốn lên án, phê phán sai lầm của xã hội Trung Quốc những năm năm mươi thế kỉ XX. Đồng thời nhà văn muốn nói lên tư tưởng và mong muốn của mình về một xã hội ấm no, hạnh phúc và không còn bất công. Chính sử dụng cốt truyện huyền thoại cũng tạo nên ý nghĩa thẩm mỹ của tác phẩm, đó là sức hấp dẫn, sự sáng tạo, tính độc đáo, mang tính chân thực và màu sắc khách quan hơn… Tất cả tạo nên sự hài hòa, linh hoạt và nét riêng cho tác phẩm.

Mượn tư tưởng triết lí của Phật giáo Mạc Ngôn cho chúng ta thấy rõ giá trị hiện thực của tác phẩm. Ông đã nhìn thấu con người trong cuộc đời với những nỗi đau khổ, trầm luân. Thông qua các kiếp của súc vật và số phận nghiệt ngã của con người nhà văn muốn gián tiếp phê phán, đả kích hiện thực xã hội Trung Quốc những năm năm mươi của thế kỷ XX. Đồng thời nhờ cốt truyện tôn giáo mờ mờ, ảo ảo, hiện thực và ảo hóa lại có sức kích thích trí tò mò của độc giả. Qua đó, cũng thấy được những nỗ lực và vất vả của người dân Trung Hoa trên con đường tự hoàn thiện mình và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w