Thời gian luân hồ

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 96)

Như đã nói ở trên, tác phẩm Sống đọa thác đày được Mạc Ngôn sử dụng cốt truyện lục đạo luân hồi. Vì thế, không chỉ cốt truyện tôn giáo mà thời gian cũng chịu sự chi phối của kiểu cấu trúc luân hồi. Điều này tạo nên sự độc đáo cho Sống đọa thác đày – đây là tác phẩm duy nhất, Mạc Ngôn sử dụng kiểu thời gian luân hồi.

Theo Phật Giáo, sự hiện hữu của mỗi người là cuộc sống dài vô tận gồm nhiều kiếp liền nhau. Cái chết chỉ là sự bắt đầu. Kiếp này kết thúc bằng cái chết để khởi đầu bằng kiếp sau bằng việc sinh ra, nếu cuộc sống dài vô tận, cũng như cuộc đời này thì mỗi kiếp là một ngày. Mượn cốt truyện tôn giáo, thời gian luân hồi được Mạc Ngôn sử dụng đó là thời gian các kiếp, kiếp trước và kiếp sau, kiếp hiện tại và kiếp quá khứ cứ đan xen vào với nhau. Tây Môn Náo bị giết oan trong công cuộc cải cách ruộng đất, chết không nhắm mắt. Diêm vương đã cho Tây Môn Náo đầu thai năm kiếp liên tục bị thác sinh làm súc vật: Tây Môn Lừa, Tây Môn Trâu, Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó, Tây Môn Khỉ khiến Tây Môn Náo vô cùng thất vọng và tủi nhục. Theo mạch cảm xúc ấy thời gian luân hồi cứ thế hiện ra. Trong quan niệm của Phật Giáo, kiếp hiện sinh là kết quả của tiền kiếp, không cắt rời khỏi tiền kiếp. Mặt khác, kiếp hiện sinh là tiền kiếp của kiếp sau. Điều này được chi phối bởi quy luật “nhân quả”. Vì thế, thời gian của mỗi kiếp cũng biểu hiện rất khác nhau. Thời

gian trong Sống đọa thác đày là thời gian của cả quá khứ và hiện tại, của kiếp người, kiếp vật lẫn lộn. Chính vì Tây Môn Náo không chịu uống nước quên đi quá khứ, trong lòng vẫn mang sự thù hận cho nên hắn luôn bị đày hết kiếp khác, hết năm kiếp – tương đương với năm mươi năm ròng rã. Mãi đến kiếp thứ sáu tạm gọi là người, hắn mới thấu hiểu hết mọi nỗi khổ của đời người.

Thời gian luân hồi cũng là thời gian theo vòng xoay luân hồi của nhân vật. Thời gian của quá khứ xen lẫn với thời gian của hiện tại theo dòng hồi tưởng và mạch cảm xúc trong tác phẩm. Khi Tây Môn Lừa chết, linh hồn của nó không mất đi mà bay lơ lửng trên không gian nhìn thấy những cảnh đau khổ của con người và thời gian ấy có sự dịch chuyển, và theo lời kể của nhân vật, những hồi ức về kiếp trâu lại “ùn ùn hiện ra”, thời gian ấy cũng rất cụ thể: “ … Ngày một tháng mười năm một chín sáu tư, bố dẫn tôi đến chợ mua trâu…” [12.154]. Cứ thế các nhân vật lại bắt đầu với một kiếp sống khác trên trần gian. Hết kiếp trâu là kiếp lợn “ Đó là một ngày nắng nóng gay gắt. Nhìn cây hoa quỳ cành lá mập mạp chưa trổ hoa bên chuồng lợn, tôi đoán là khoảng tháng sáu âm lịch”. [21.321]. Nếu theo thuyết nhà Phật, kiếp trước mình làm nhiều việc thiện, sống vất vả thì kiếp sau sẽ được sống sung sướng và an nhàn, thế nhưng với Tây Môn Náo thì không, quá khứ, nỗi oan khuất cứ bủa vây và hành hạ hắn. Mạc Ngôn đã rất xuất sắc khi dùng thời gian luân hồi và kết cấu “sáu đạo luân hồi” trong tác phẩm này, khiến Sống đọa thác đày mang một luồng không khí mới, như một luồng gió lạ mới, độc đáo và hấp hẫn hơn.

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w