Biểu tượng hóa nhân vật huyền thoạ

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 70)

Thực tế đã khẳng định biểu tượng phát triển cùng quá trình tiến hoá của nhân loại. Khởi nguyên của biểu tượng (Symbole) là một vật được cắt làm đôi. Hai người mỗi bên giữ một phần sau một thời gian dài gặp lại hai mảnh vỡ sẽ được ghép lại với nhau để nhận ra mối quan hệ khi xưa. Bằng lối loạn suy, biểu tượng được hiểu là sự quy ước, một dấu hiệu, một tín hiệu… Có ý nghĩa biểu trưng. Biểu tượng được chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa đựng ý tưởng phân ly và tái hợp, gợi lên ý tưởng về một cộng đồng bị chia tách và hợp thành. Biểu tượng đôi lúc rất cụ thể song cũng có thể là những thứ rất trừu tượng.

Biểu tượng nghệ thuật là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, hoặc một loại hình tượng nghệ thuật, đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của hình tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay triết lí sâu xa về con người, về cuộc đời.[19.24]. Trong văn học nghệ thuật biểu tượng in dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Những biểu tượng do nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra thường chứa đựng nhiều ý tứ kín đáo, thâm trầm, thậm chí là bí hiểm. Vì thế, để hiểu được những ý nghĩa biểu tượng ấy cần phải hiểu khả năng sáng tạo, sức mạnh tưởng tượng của nhà văn và nhìn thấu phong cách nhà văn thể hiện.

Trong quá trình sáng tạo của một nhà văn, mỗi nhà văn đều đưa mang trong các tác phẩm của mình những biểu tượng riêng. Trong Sống đọa thác đày Mạc Ngôn đã sử dụng biểu tượng các loài vật. Mỗi con vật xuất hiện trong tác phẩm, đều mang lại một ý nghĩa và đều cho mỗi người đọc một cảm nhận riêng. Có thể nói chúng như là những nhân chứng sống cho mỗi quá trình lịch sử, là đại diện cho người dân lao động trong xã hội bấy giờ. Khi nói về lí do vì sao Mạc Ngôn chọn các con vật : Lừa, trâu, lợn, chó, khỉ trở thành những nhân vật đặc biệt trong tác phẩm của mình, Mạc Ngôn đã nói: “Thứ nhất vì chúng là những con vật chủ yếu, thường gặp nhất được nuôi trong ngành sản xuất nông nghiệp của Phương Bắc. Còn một lý do quan trọng nữa là, chúng đều là những con vật mà tôi quen thuộc. Tôi đã có 20 năm kinh nghiệm sống ở nông thôn, đã từng đi chăn trâu, chăn lừa, cũng từng nuôi lợn, nuôi chó, bởi thế nên khi bắt tay vào viết tôi đã nghĩ đến những con vật ấy và cảm thấy rất tâm đắc với chúng. Tôi biết cách chúng ăn cỏ, tôi biết khi một chú lợn điên lên thì trông nó như thế nào. Tại sao tôi lại chọn chúng, tôi cho rằng chủ yếu là vì chúng đã quá quen thuộc với tôi, như thế mới phù hợp với hoàn cảnh sống thực tế của nhân vật”. Có thể nói những con vật ấy là những mảng hiện thực cuộc sống gắn bó thân thiết, máu thịt với nhà văn. Mỗi con vật đều mang nhiều ý nghĩa khác nhau và là biểu tượng cho tính cách và số phận của mỗi con người trong xã hội. Và tất cả được Mạc Ngôn nói lên nỗi đau ẩn chứa trong đau khổ chồng chất và thê lương của con người.

Mạc Ngôn đã mượn điểm nhìn các con vật, giúp người đọc cảm nhận được con người và xã hội ở Sống đọa thác đày dường như có quá nhiều dã tính và sai lầm. Để cho súc vật phán xét con người, dùng góc nhìn của động vật để quan sát sự biến đổi của thế giới loài người, quan sát và thể nghiệm sự thay đổi của nông thôn. Và các nhân vật: lừa, trâu, lợn, chó, khỉ đều được nhà văn xây dựng theo tư tưởng luân hồi của nhà Phật. Đó cũng là nét lạ hóa đặc sắc trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn.

2.2.4.1. Biểu tượng lừa

Nhân vật lừa trong nguyên bản vốn là một con vật có trí tuệ khiêm tốn, làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt, thồ những gánh nặng oằn lưng mà chỉ được ăn cỏ. Mượn con vật ngoài đời Mạc Ngôn đã xây dựng chú lừa thành một hình tượng nhân vật trong Sống đọa thác đày. Đó là một nhân vật đội lốt con vật nhưng lại mang tính người, biết suy nghĩ, và phóng túng mà khoáng đạt. Biểu tượng lừa là hình tượng gần gũi, thân thiết với mỗi người dân Trung Quốc, qua ngòi bút của Mạc Ngôn đã miêu tả một chú lừa vừa ảo, vừa thực, trong chú lừa tồn tại những bản năng sinh tồn. Tây Môn Náo vì kêu oan trước Diêm Vương và bị chuyển thế xuống làm lừa, khi mang ngoại hình của một con vật có khi hắn ý thức được bản thân mình, nhưng cũng có lúc hắn vẫn không cưỡng lại những khát vọng trần tục của một con vật – con người bản năng.

Với tuổi thơ nghèo đói, sống trong tủi nhục khiến Mạc Ngôn có cái nhìn chân thực về cuộc đời. Vì thế nhà văn viết với những gì cuộc sống vốn có về con người. Biểu tượng lừa trong Sống đọa thác đày có ý nghĩa rất lớn, đó là sự tượng trưng cho bản năng tự nhiên của con người. Trong mỗi con người bản năng là yếu tố trần tục và chân thực nhất mà ai ai cũng có: ăn, ngủ, dục vọng, tham, sân, si…Bản năng đó là những ước mơ thầm kín nhất của con người, có sẵn trong mỗi người và cuộc sống đã cho con người có cơ hội thể hiện bản năng ấy. Đó là cái chân thực nhất mà không ai dám phủ nhận là tình yêu chứa đựng nhiều quyền uy đặc biệt, tình yêu và tình dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn tình yêu, tình dục được

nói đến rất nhiều và có mối quan hệ chằng chịt. Đây là phần đẹp nhất của con người, trong tiểu thuyết Mạc Ngôn không xuất hiện nhiều lời yêu màu mè mà vẫn luôn nồng nàn, cháy bỏng. Vì yếu tố bản năng, vì tiếng gọi của tình yêu mà chú lừa trong Sống đọa thác đày đã bỏ chạy theo tiếng sét ái tình và có những phút giây hạnh phúc: “Hòa bình muôn năm! Trong thời bình, một con lừa đực có thể cùng con lừa cái mà yêu thích tha hồ gặp nhau. Địa điểm gặp nhau là bên bờ sông, nước chảy róc rách, trăng sao lấp lánh phản chiếu dưới dòng sông biến nó thành một con rắn bạc đang mềm mại lặng lẽ trườn mình [6.80]. (…) Ôi lừa cái yêu quý của tôi! Bảo bối của tôi! Với tôi, cô là thứ quý giá nhất, thân thiết nhất… Tôi muốn ôm lấy ả, dùng bốn chân cặp chặt lấy ả, hôn lên ta, lên cái mồm xinh xinh màu phấn hồng lốm đốm của ả… Ôi con lừa nhỏ, có biết là tôi yêu cô đến nhường nào không?”. [6.81]. Mạc Ngôn đã có cái nhìn mới về vấn đề tình yêu - tình dục. Tình yêu ngự trị khắp mọi nới, tất cả mọi người và cả động vật.

Bên cạnh, sức mạnh tình yêu trong chú lừa còn tồn tại sự đấu tranh sinh tồn. Trong thế giới rộng lớn ngoài kia tưởng như yên bình nhưng đầy rẫy chông gai, sau khi bỏ đi khỏi nhà Mặt Xanh, chú lừa đã có những tháng ngày hạnh phúc bên cạnh người yêu mình, cứ tưởng nó sẽ mãi sống trong hạnh phúc trong thế giới tự do nhưng có lúc nó phải đối diện với bao nhiêu khó khăn cận kề: đó là đối diện với lũ sói lừa đã dùng trí thông minh và dũng cảm của mình để chiến thắng “rất dũng mãnh, tôi dựng hai chân trước lên chụp thẳng xuống đầu một con sói, may mắn cho nó là nó tránh được đòn trí mạng này. Ngay lập tức tôi chuyển mình nhắm lưng con kia chụp xuống (…) Một loạt bong bóng nước sủi lên. Con sói còn lại phóng người nhằm cổ con lừa yêu quý của tôi lao tới. Nguy hiểm quá! Tôi vội thả con sói ở dưới chân mình, vung đôi chân sau lên nhằm đầu con sói kia tung một đòn đá hậu. Tôi cảm thấy rõ ràng sự va đập giữa sắt và xương sọ. Nó giãy mấy cái, cái đuôi ngúc ngắc rồi nằm duỗi đơ trên mặt nước, xem ra đã tắt thở.”[6.84]. Có lúc vì sự sống mà lừa cũng có thể ăn thịt người “Tôi cắn chặt cái vai của thợ săn, miệng tôi nhay nhay. Có một vật gì đó chua chua, mặn mặn, tanh tanh nằm

gọn trong miệng tôi, còn cái tay thợ săn thối mồm nói dối không biết ngượng, quỷ kế đa đoan kia một bên vai khuyết mất một miếng thịt to tướng, máu đang túa ra, bất tỉnh nằm dưới đất.”[7.98]. Và thậm chí có lúc khi bị thương “gãy mất một chân”, “bị thiến dái” cũng không thể làm lừa gục ngã bởi sức sống tiềm tàng vẫn tồn tại trong nó. Khát vọng sống luôn ẩn chứa trong lừa. Nó lấy lại niềm tin và tiếp tục lao động vì ông chủ (Mặt Xanh) mình cho đến hơi thở cuối cùng.

Là một con vật nhưng Tây Môn Lừa đã chứng kiến cảnh Lam Mặt Xanh làm ăn cá thể, cả xã hội đã tẩy chay ông, loại ông ra khỏi xã hội. Hậu quả của việc này là những người của công xã đã đến cướp hết lương thực của Lam Mặt Xanh. Nó nhìn thấy hết thảy những bất công mà xã hội đã tạo ra với mình và ông chủ mình.

Mạc Ngôn rất thành công khi mượn loài vật để nói lên ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm. Cuộc sống của con người ở bất cứ thời đại nào cũng luôn có sự cạnh tranh để tồn tại trên đời này và khát vọng sống luôn tiềm ẩn trong lòng mỗi con người. Tất cả những gì trần tục và đấu tranh sinh tồn vì cuộc sống, bản năng ấy đều có sức sống vĩnh hằng cùng cuộc sống con người đó là những gì mà Mạc Ngôn muốn chuyển tải khi xây dựng chú lừa trong tác phẩm này. Biểu tượng lừa càng đọc càng được mở rộng theo chiều dài của tác phẩm, nó không còn đơn thuần là biểu tượng cho bản năng tự nhiên mà còn thể hiện khát vọng sống. Lừa đã vượt qua ý nghĩa thông thường trở thành biểu tượng chung về sự trường tồn – cho khát vọng sống của con người.

2.2.4.2. Biểu tượng trâu

Khác với con lừa, trâu xuất hiện trong cuộc sống đời thường với bản chất hiền lành, hoà đồng và chăm chỉ, hình ảnh con trâu gần gũi, thân mật nhất với người dân trong nền văn minh lúa nước của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Tuổi thơ của Mạc Ngôn cũng gắn bó với hình ảnh con trâu cho nên nhà văn xây dựng biểu tượng này càng chân thực và có ý nghĩa hơn. Nếu trâu trong cuộc sống đời thường chỉ là một con vật biết lam lũ và quần quật làm

việc thì trâu trong Sống đọa thác đày đã được Mạc Ngôn hình tượng hóa, xây dựng trên bút pháp huyền ảo trâu chân thực mà quật cường trâu cũng là con vật tình nghĩa, thủy chung và trả công cho người chăm sóc hậu hĩnh, xứng đáng, đến chết lại xả thân vì con người.

Ý nghĩa của trâu trong tác phẩm không những tượng trưng cho sự trung nghĩa mà còn biểu tượng cho sự kiên cường và dũng cảm cho sự sống và tái tạo. Cái chết đầy bi phẫn nhưng kiên quyết thể hiện một tiếng nói phản đối kich liệt của một con vật và muốn cảnh tỉnh mọi người thể hiện được ý nghĩa ấy. Đứng trước một Tây Môn Kim Long phẫn nộ - đại diện cho quan điểm đông đảo nhân dân, cái tập thể muốn bóp chết, xóa ngay “điểm đen duy nhất” cá thể trên toàn cõi Trung Quốc là một con trâu quật cường, bỏ qua mọi đòn roi nghiệt ngã của Kim Long “chẳng thà bị đốt cháy còn hơn kéo cày cho công xã nhân dân”, Tây Môn Trâu chết, đổ gục trên mảnh đất của Mặt Xanh. Cái chết ấy đã làm cho mọi người tỉnh ra rất nhiều trong cái cao trào cách mạng văn hóa ấy. Câu chuyện về Tây Môn Trâu đã trở thành một truyện truyền kì hiện đại, thần thoại lưu truyền ở vùng Đông Bắc Cao Mật đến tận bây giờ.” [20. 313]. Câu chuyện ấy còn cho người đọc một cái nhìn so sánh dường như đối lập với xã hội con người đầy hư vinh, hư ngụy, toan tính là thế giới loài vật đầy nhân ái, nghĩa tình, chân thực. Trong xã hội loài người vốn còn âm ỉ quá nhiều phức tạp, bon chen thì hình ảnh về một con trâu tình nghĩa, quật cường, im lặng đón nhận cái chết trong thanh thản dường như đã làm lay động lòng người: “Cái chết của Tây Môn Náo đã làm mọi người tỉnh rất nhiều trong cái cao trào cách mạng văn hóa ấy”. Điều đó giống như một âm thanh trong trẻo lay động sự nhận thức của con người, bảo vệ những giá trị muôn thuở của con người vốn có. Dù bị tra tấn nhưng nó vẫn kiên cường chấp nhận sự đọa đày, thịt nát xương tan chứ quyết tâm không chịu trở thành trâu công xã “Đầu cậu bị kéo lên khỏi mặt đất một tí song toàn thân vẫn bất động. Hình như hai chân trước của cậu có đạp đạp như muốn đứng lên, nhưng không, tôi đã nhầm, cậu chẳng hề có ý định đứng lên. Tôi nghe có tiếng ọ ẹ như trẻ con khóc từ trong lỗ mũi cậu phát ra, rồi một tiếng “phựt” vang lên, lỗ

mũi đã đứt lìa, đầu cậu nặng nề rơi xuống, cùng lúc đó con trâu nái đã ngã dụi ra đất.”[20.311]. Một cái chết rất dũng cảm và làm rung động lòng người.

Dưới đôi mắt của súc vật, Tây Môn Trâu vẫn nhìn thấy, nhận ra những sai lầm kiểu làm ăn tập thể. Trong khi đó, toàn xã hội loài người không thể hoặc không dám nhận ra điều đó “Trâu cá thể là trâu phản động”, bản án đã tròng vào cổ Tây Môn Trâu. Và con trâu ấy đã chấp nhận một cách kiên cường cho dù bị đọa đày thân xác nhưng vẫn quyết không trở thành trâu công xã như chủ Lam Mặt Xanh của nó. Cuộc giằng co quyết liệt giữa Kim Long và Tây Môn Trâu cho thấy, ai cũng muốn thể hiện sức mạnh và sự tôn quý của bản thân mình.

Trâu hiện lên vừa mang nét chân thực, vừa có nét hư ảo, song nó đã làm lay động lòng người và xúc động về ý chí kiên cường, trung thành của nó cũng như nhân vật Lam Mặt Xanh chấp nhận làm ăn cá thể, không chịu vào hợp tác xã để đấu tranh cương quyết đòi quyền riêng cho mình. Đồng thời, nó còn tượng trưng cho sự ý chí, kiên định và dũng cảm trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống.

2.2.4.3. Biểu tượng lợn

Lợn là con vật vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người Trung Quốc, trong quan niệm của người Trung Quốc, lợn là con vật luôn mang lại may mắn cho gia đình và đại diện cho sự thịnh vượng, giàu có, thành công trong công việc.

Trong Sống đọa thác đày Mạc Ngôn đã xây dựng hình tượng lợn với nhiều ý nghĩa. Lợn trong tác phẩm biểu tượng cho sự vô minh của loài người và mang trong mình một quá khứ oai hùng. Ngay từ lúc sinh ra nó đã thừa hưởng một sức khỏe phi thường và một trí tuệ thông minh: “Lợn mười sáu – Em út nhất đàn” chẳng mấy chốc lấn át tất cả chị em đầu đàn. Tây môn Lợn hóa thân thành “ Vua lợn” mà trại lợn Hạnh Viên giống như quốc gia thu nhỏ của nó. Có thể nói Tây Môn Lợn đã nhìn thấu bi kịch của xã hội loài người, tất cả những việc làm của con người không thoát khỏi cái nhìn thấu suốt của con lợn “bác học”. Lợn mười sáu và cả đàn lợn kia say không phải hắn tửu

lượng kém, về sau này hắn mới ngộ ra “do người ta nấu rượu không đủ nồng độ nên cho cồn công nghiệp vào. Tôi thừa nhận thời ấy người ta chưa quan tâm lắm đến đạo đức nhưng việc đổ cồn vào rượu lừa người quả là chuyện hi hữu xưa nay” . [25.398]. Cuộc sống càng hiện đại người ta càng trở nên vô cảm, thờ ơ với nhau hơn, đời sống văn minh vật chất phát triển không có

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 70)