Hiện tượng phân mảnh cốt truyện

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 50)

Cốt truyện phân mảnh là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Đây là một kết cấu lắp ghép mang hơi hướng của tư duy hội họa lập thể. Cốt truyện phân mảnh trở nên lỏng lẻo, cấu trúc là sự lắp ghép rời rạc, lộn xộn… Cốt truyện phân mảnh là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ở đây, cốt truyện đã bị tháo rời thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực, tạo nên sự đứt gãy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết. Cái gọi là “nội dung câu chuyện” không còn rõ ràng, lớp

lang theo trình tự thời gian mà trở nên khó nắm bắt. Nói cách khác, đó là lối kết cấu đa tầng, đa tuyến, song hành, xoắn vặn, sắp đặt, lắp ghép…Những câu chuyện lớn, những sự việc lớn - hiện thực lớn - có “tính sử thi” như trước đây được thay bằng những câu chuyện nhỏ kiểu “mảnh vỡ”, “phân mảnh”, nhưng được khai thác triệt để, nhấn sâu vào cảm giác hiện sinh, tô đậm chiều sâu vô thức, những “vùng mờ” trong thế giới tâm linh con người. Ở đây, cốt truyện đã bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, những nhan đề, con số, hay biểu tượng không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào. Đây là kiểu cốt truyện thường gặp trong văn học hậu hiện đại. Nó đã phá vỡ những quy ước của cốt truyện truyền thống, để hướng tới một cảm quan thế giới phân rã, đổ nát, không thể liên kết những mảnh vụn đổ vỡ. “Văn chương hậu hiện đại, do đó giống văn chương hiện đại ở chỗ nó là tập hợp của những mảnh vụn nhưng nhà văn hiện đại cố gắng đặt những mảnh vụn đó vào cấu trúc chặt chẽ nào đó và ban cho nó một tâm điểm, còn các nhà văn hậu hiện đại lại để cho mỗi mảnh vụn nằm ở chỗ riêng của nó, mỗi mảnh vụn tự nó là một tâm điểm (...) nhà văn hậu hiện đại không kể một câu chuyện nào cả mà tạo ra những khả thể về câu chuyện và độc giả là người dựa vào khả thể ấy để tự kể chuyện theo cách kể của mình” [6; 437].

Trước hết, việc sử dụng kiểu cốt truyện phân mảnh thể hiện nỗ lực của các nhà văn nhằm cách tân tiểu thuyết, nhằm phá vỡ khung tự sự truyền thống. Tiểu thuyết truyền thống đề cao tính chuyện rõ ràng, rành mạch, do đó cốt truyện luôn giữ một vị trí quan trọng không thể thay thế, cốt truyện chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Các nhà viết tiểu thuyết theo khuynh hướng truyền thống thường quan niệm rằng: Tiểu thuyết nhất thiết phải tồn tại trên một cốt truyện, nếu không có cốt truyện thì rất khó có thể có tiểu thuyết. Và độc giả chủ yếu tìm đến tiểu thuyết vì cốt truyện của nó, họ yêu thích hay chán ghét một tiểu thuyết chủ yếu vì cách mà nhà văn giải quyết vấn đề mà cốt truyện đặt ra. Thông thường, cốt truyện trong tiểu thuyết truyền thống thường có cấu trúc tương đối ổn định, gồm 5 thành phần: Trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút… Mặc dù

không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có một cốt truyện với đầy đủ các thành phần như vậy nhưng hầu như trong các tiểu thuyết truyền thống, tính tuyến tính, nhân quả vẫn thường nổi lên rất rõ. Phải chăng việc phá vỡ khuynh hướng tuyến tính, đề cao tính bất định, đứt đoạn, phân mảnh trong việc xây dựng cốt truyện.

Thứ hai, với kiểu cốt truyện phân mảnh, các nhà văn đã thể hiện một quan niệm mới về hiện thực. Đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần dần, một cuộc sống không dễ tìm mối tương giao, liên kết. Hiện thực không phải là một khối đơn giản và đồng nhất trong nhãn quan của mọi người. Ngay cả với bản thân một người thì cùng lúc họ cũng có thể nhìn thấy nhiều thế giới khác nhau bởi mỗi người có thể cùng lúc chịu chi phối nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Thế giới là tập hợp của những mảnh vụn hiện thực – mỗi mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó – mỗi mạnh vụn tự nó là một tâm điểm, nó có giá trị tự thân của nó.

Kiểu cốt truyện phân mảnh được nhiều nhà văn đương đại sử dụng. Mạc Ngôn cũng không phải là ngoại lệ. Trong Sống đọa thác đày mỗi chương truyện là một câu chuyện dưới cái nhìn của Tây Môn Náo và Lam Ngàn Năm Đầu To, đó là những mẫu chuyện nhỏ được nhà văn đặt ở mỗi chương với nội dung khá độc lập: Chương một Kiếp lừa phóng đãng; Chương hai, kiếp trâu quật cường; Chương ba, kiếp lợn hoan lạc; Chương bốn, kiếp chó trung thành... Đó là toàn bộ về bức tranh của xã hội Trung Quốc một thời kì dài được nhà văn thâu tóm lại. Không chỉ trong tiểu thuyết này mà hàng loạt các tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều sử dụng cốt truyện phân mảnh như Đàn Hương hình gồm ba phần, mười tám chương kể về sự kiện diễn ra xung quanh câu chuyện chống phát xít Đức ở vùng Cao Mật. Mỗi chương truyện có mỗi tiêu đề khá độc lập và như những màn kịch khác nhau trong một vở kịch chính: chẳng hạn phần một: Đầu phụng gồm bốn chương: Chương một Mi Nương kể lể; Chương hai Triệu Giáp nói ngông; Chương ba Giáp con lảm nhảm kể lại; Chương bốn Tiền Đinh giận đời… Tiểu thuyết Mạc Ngôn không có cốt

truyện hoàn chỉnh như trong tiểu thuyết truyền thống mà chỉ có “khung truyện”, ông có biệt tài nắm bắt cảm giác và thế giới trong tiểu thuyết của ông mang sắc thái chủ quan mãnh liệt. Tiểu thuyết Báu vật của đời có cấu trúc như một vở kịch được tạo nên từ những màn kịch nhỏ, mỗi màn kịch là sự kiện không tuân theo quan hệ logic. Sự đứt gãy dòng ý thức của nhân vật cho phép đảo lộn thời gian, xáo tung nó lên trong sự hồi tưởng vốn dĩ thiếu sự rành mạch với những dòng kí ức của nhân vật, kéo nhân vật về với không gian quá khứ, cảnh vật… nối liền, rộng lớn và trải dài trên những phiến đoạn vỡ vụn của trí nhớ. Việc sử dụng lắp ghép những mảnh vụn, nhỏ nhặt trong cuộc sống làm cho tác phẩm Sống đọa thác đày mang đậm màu sắc tôn giáo và không khí huyền thoại. Nét nổi bật của cốt truyện phân mảnh trong tác phẩm gây ấn tượng mạnh, nó được nhà văn xây dựng bằng cách sử dụng mô típ đồng dạng cạnh nhau để hướng tới những chủ đề khác nhau “cốt truyện lồng trong cốt truyện”. Tác phẩm được kết cấu dựa trên lối kết cấu dán ghép điện ảnh bằng cách xáo trộn các không gian, thời gian, sự kiện… Trong tác phẩm đều là những mảnh vỡ vụn được dán ghép lại không theo trật tự của cốt truyện. Lịch sử quốc gia, lịch sử gia đình, lịch sử cá nhân giao thoa với nhau tùy vào dòng hồi ức khác nhau của người kể chuyện. Những cái tôi kể chỉ dựa vào dòng hồi ức, bị hồi ức xô đẩy, truyện chính là sự lắp ghép những mảnh vỡ của hồi ức. Ngay những dòng đầu tiên của Sống đọa thác đày ta đã thấy những dòng hồi ức của nhân vật Lam Thiên Tuế - Cậu bé đầu to với những đặc điểm dị thường : “Ngày sinh nhật thứ năm, Lam Thiên Tuế gọi bạn tôi, Lam Giải Phóng đến trước mặt mình, với tư thế của người sắp kể một câu chuyện dài, bắt đầu bằng câu:

“ - Câu chuyện của tôi bắt đầu từ ngày một tháng một năm một nghìn chín trăm năm mươi…”. Từ dòng hồi ức đó, hàng loạt các biến cố diễn ra với nhân vật. Cả tác phẩm là dòng hồi ức miên man của hai người kể chuyện chính Giải Phóng và Lam Thiên Tuế. Suốt khoảng thời gian lịch sử năm mươi năm của xã hội Trung Quốc như những mảng màu lần lượt hiện ra. Thời gian năm mươi năm của quá khứ được tái hiện từ cái nhìn của hai nhân vật người

kể chuyện. Đặc biệt là cho đến những trang tiểu thuyết sau đó độc giả mới nhận thấy thời điểm hiện tại khi Lam Thiên Tuế gọi Lam Giải Phóng đến đối thoại. Mỗi chương của truyện là những dòng hồi ức của nhân vật Tây Môn Náo, Lam Ngàn Năm Đầu To, không có nhân vật trung tâm duy nhất mà được cấu trúc theo lối phân mảnh của từng nhân vật trong tác phẩm. Và qua mỗi chương truyện trong tác phẩm là cuộc trải nghiệm cuộc sống của từng nhân vật : Có khi là Tây Môn Náo, hay Lam Mặt Xanh... Theo dòng hồi ức ấy là những mạch truyện đan xen, lồng ghép vào nhau, soi chiếu lẫn nhau tạo cho cốt truyện có tính đa cấu trúc. Nó giúp người đọc trải nghiệm nhiều cảm xúc suy ngẫm, nhiều không gian, thời gian khác nhau.

Bên cạnh đó nhà văn thường sử dụng những sự kiện mang tính tiên báo và chen ngang vào mạch truyện như một môtip sự kiện trong cốt truyện. Mạc Ngôn thường “thả” và đột ngột dừng lại. Đến phần sau, có thể là chương kế tiếp hoặc chương sau cùng, sự kiện đã “thả” và một cách tùy tiện một vài sự kiện, tình tiết của mạch truyện về sau vào mạch truyện trước bằng chỉ một câu duy nhất và đột ngột. Đột ngột “thả” và đột ngôt dừng lại. Đến phần sau, có thể là chương kế tiếp hoặc sau cùng, sự kiện được “thả” ấy mới được lí giải tường tận hơn trong truyện đó. Trong Sống đọa thác đày, khi miêu tả về Kim Long, Giải Phóng, Hợp Tác, Hỗ Trợ, Mạc Ngôn đã thêm vào câu dự báo những tình huống sự việc phức tạp sau này mà chính bọn trẻ là nhân vật chính, nhưng tác giả cung cấp cho ta chỉ là sự tiên báo như với một hình thức phục bút: “Đó là một đêm rằm tháng năm trăng sáng vằng vặc. Từng làn gió ấm áp thổi bay qua đồng ruộng mang theo hương vị của lúa mạch đang chín, mùi của lau lách bên sông ,… Bọn trẻ rong chơi trên từng đám ruộng cao lương. Chuyện của bọn trẻ vẫn chưa bắt đầu. Màn kịch của chúng mười năm sau mới trở thành cao trào, chưa đến lượt chúng làm nhân vật trong lúc này. Cứ để chúng vui vẻ trong khung cảnh thiên nhiên huyền ảo, mơ mộng này” .[8.108]. Khi Lam Giải Phóng dù rất yêu Hỗ Trợ nhưng đã cưới Hợp Tác, bỗng nhiên người kể chuyện thả vào một câu : “Cuối cùng bây giờ Hỗ Trợ cũng ngủ chung giường với ông (Lam Giải Phóng) đó thôi.[26.415]. sử dụng môtip ấy gợi cho cốt

truyện mang tính huyền ảo, mặt khác kích thích trí tò mò của độc giả, sự thắc mắc và nóng lòng muốn tìm sự giải đáp về nguyên nhân, kết quả của sự kiện, tăng thêm tính hấp dẫn của tác phẩm.

Việc sử dụng nhuần nhuyễn cốt truyện phân mảnh cùng với những sự kiện vụn vặt trong tác phẩm đã tạo cho tiểu thuyết Mạc Ngôn một cốt truyện vừa rất lỏng lẻo, có khi là rời rạc, vừa rất chặt chẽ, vừa rất cổ xưa vừa rất hiện đại gây sự hứng thú, tò mò, hấp dẫn và kích thích khả năng tiếp nhận tích cực, chủ động sáng tạo của người đọc .

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w