Vấn đề nhân vật trong văn học

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 58)

Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người. Nhân vật là một trong những thành tố cơ bản của tiểu thuyết. Nhân vật gắn liền với cốt truyện, chuyển tải nội dung cơ bản và là hạt nhân của các thủ pháp nghệ thuật.

“Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật trong đời sống” [15.235]. Ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật… Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; Nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chủ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Trong tác phẩm tự sự nhân vật được miêu tả chi tiết trong hành động, tính cách, tâm lý trong tác phẩm trữ tình nhân vật thường được thể hiện qua ngoại hình, nội tâm nhưng lại có cái nhìn của nhân vật người kể chuyện. Nhân vật văn học không phải một nhân vật cụ thể nào.

Các tác phẩm văn học, phần lớn đối với tác phẩm tự sự, nhân vật chính là phương diện để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng là hình

thức thể hiện quan niệm của nhà văn về con người. Theo Hà Minh Đức trong Lý luận văn học: “Nhà văn sáng tạo nhân vật văn học để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về vấn đề nào đó của hiện thực.[3]. Chức năng của nhân vật là khái quát nên những quy luật của con người, những suy nghĩ, ước ao, kỳ vọng của con người cho nên nhà văn xây dựng nhân vật để thể hiện những cá nhân nhất định và quan niệm đánh giá về cá nhân đó. Nhân vật còn là phương diện khái quát tính cách, số phận con người, qua đó dẫn dắt ta đến đời sống xã hội. Ví như nhân vật Tây Môn Náo, nhân vật Lam Mặt Xanh... Trong tác phẩm, thông qua cuộc đời, số phận và tính cách của họ mà chúng ta hiểu được cuộc sống, số phận của những con người và lịch sử xã hội Trung Quốc những năm 1950.

Nhân vật văn học là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như: Văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ vứt đi”(ở Mĩ thế kỉ XX) …

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, loài vật các sinh thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học.

Như vậy, nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai

trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật chính là những quan niệm, tính cách, tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật là yếu tố quan trọng bậc nhất trong kết cấu tác phẩm văn học. Có thể phân chia nhân vật thành nhiều loại khác nhau: Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch, nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách... Tùy vào từng góc độ quan sát của nhà văn mà có kiểu nhân vật khác nhau. Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người.

Một phần của tài liệu Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w