4.4.2.1 Thị trường tiêu thụ
Hiện nay, Nhật Bản là nhà NK lớn thứ ba của thủy sản Việt Nam và đƣợc xem là thị trƣờng rất tiềm năng đối với các công ty XK thủy sản Việt Nam. Do ngành sản xuất thủy sản của Nhật Bản bị ảnh hƣởng của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 nên sản lƣợng khai thác thủy sản của Nhật Bản trong những năm gần đây có xu hƣớng giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ có xu hƣớng tăng đã thúc đẩy nhu cầu NK ngày càng cao. Đây sẽ là cơ hội rất thuận lợi cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và công ty Cafatex nói riêng để có thể thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trƣờng này. Đối với thị trƣờng Nhật Bản, công ty đã bắt đầu hoạt động kinh doanh XK mặt hàng thủy sản từ năm 1995 đến nay và đặc biệt các đối tác từ thị trƣờng này luôn đƣợc phía công ty Cafatex đánh giá cao về uy tín trong kinh doanh cũng nhƣ thời gian thanh toán đơn hàng nhanh chóng nhất trong các thị trƣờng XK truyền thống của công ty.
Thêm vào đó, mối quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc ngày càng đƣợc cải thiện, chính phủ Nhật Bản đang tăng cƣờng hỗ trợ cả về tài chính lẫn thông tin cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trƣờng xuất khẩu thủy sản sang nƣớc này. Với cam kết mở cửa thị trƣờng theo Hiệp định VJEPA, thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội hơn tại thị trƣờng Nhật Bản. Hơn nữa, việc ký kết VJEPA với Nhật Bản trong thời gian tới sẽ tạo thêm điều kiện cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng nƣớc này bằng việc cắt giảm thuế suất NK đối với nhiều mặt hàng trong đó có mặt hàng thủy sản vào Nhật Bản.
4.4.2.2 Các chính sách ưu đãi, thuế
- Việt Nam
Với mục đích mở rộng hợp tác kinh tế - thƣơng mại với nƣớc ngoài, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích XK các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh trong đó có ngành hàng thủy sản. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp XK thủy sản vƣợt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, các cơ quan quản lý đã có những động thái đƣợc đánh giá là khá tích cực. Theo Bộ Công Thƣơng, trong điều kiện thị trƣờng xuất khẩu đang có dấu hiệu sụt giảm, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Công Thƣơng sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành,
66
địa phƣơng và các đơn vị trong Bộ triển khai các giải pháp, các đề án trong chƣơng trình hành động thực hiện Chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hƣớng đến năm 2030.
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với nguồn vốn tín dụng xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn cũng nhƣ điều chỉnh linh hoạt thuế suất thuế XK, thuế NK và tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục hải quan theo hƣớng hỗ trợ tối đa cho sản xuất trong nƣớc và thúc đẩy kinh doanh, XK. Cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của DN và ngƣời nông dân trong ngành thủy sản, ngày 11/8/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 108/2014/TT-BTC quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc bằng đồng Việt Nam là 10,5%, lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc bằng đồng Việt Nam là 7,8%/năm. Với mức lãi suất liên tục giảm trong thời gian qua chứng tỏ Nhà nƣớc đã rất quan tâm đến việc hỗ trợ các DN tăng cƣờng đầu tƣ và XK, các DN có thể dễ dàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay, phục vụ tốt nhất nhu cầu sản xuất, XK thủy sản của mình.
Bên cạnh đó, ngày 12/11/2013 Cục Quản lý chất lƣợng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ NN & PTNN đã ban hành Thông tƣ số 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tƣ số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 3/8/2011. Thông tƣ mới đã quy định việc kiểm tra, chứng nhận chất lƣợng thực phẩm thủy sản theo hƣớng sẽ phân loại chƣơng trình thẩm tra sản phẩm theo 4 mức giống nhƣ mô hình Thái Lan đang áp dụng: mức 3-4 sẽ kiểm tra từng lô hàng, mức 1-2 là mức ƣu đãi đặc biệt (DN phải đạt điều kiện là trong 3 tháng liên tiếp không có lô hàng nào bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và thị trƣờng nhập khẩu phát hiện vi phạm). Ngoài ra, để tránh tăng chi phí do chờ đợi kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm nghiệm sẽ không yêu cầu lô hàng đủ 70% khối lƣợng thành phẩm mới đƣợc đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lƣợng ATTP. Khi doanh nghiệp đề nghị, cơ quan kiểm tra có thể cấp ngay chứng thƣ, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
- Nhật Bản
Mối quan hệ hợp tác chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đƣợc thiết lập hơn 40 năm qua. Quan hệ giữa hai nƣớc đã phát triển với tốc độ nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị và kinh tế. Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác chiến lƣợc quan trọng của Nhật Bản và là đối tác chiến lƣợc hàng đầu của các quốc gia ở Đông Nam Á.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) đã mở ra cánh cửa XK và đầu tƣ thoáng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
67
Với những ƣu đãi từ Hiệp định VJEPA, trên 7.000 mặt hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản đƣợc giảm mức thuế 0% từ ngày 1-10-2009. Đối với hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng, đã có 64 mặt hàng đƣợc giảm thuế ngay khi hiệp định thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật. Riêng mặt hàng tôm, ghẹ, cua…đƣợc hƣởng thuế 0%. Theo đó, để tận dụng ƣu đãi theo VJEPA thì các doanh nghiệp XK phải áp dụng mẫu quy tắc xuất xứ (C/O mẫu VJ). Và theo VCCI thì phần lớn hàng hóa XK của Việt Nam sang Nhật Bản đã tận dụng đƣợc ƣu đãi từ VJEPA khá tốt. Mức thuế ƣu đãi này tác động tích cực đến giá cả, kích thích tâm lý ngƣời tiêu dùng của ngƣời dân Nhật Bản, do đó sẽ thúc đẩy mức tiêu thụ hàng thuỷ sản ở đây; đồng thời giúp các sản phẩm của Việt Nam tăng sức cạnh tranh với các nƣớc khác trên thị trƣờng Nhật Bản. Điều này sẽ có tác động không nhỏ lên kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các DN xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Mặc dù VJEPA tạo nên một khung pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ của doanh nghiệp hai nƣớc, nhƣng hầu hết các loại thực phẩm đƣợc phép nhập khẩu không hạn chế vào Nhật Bản nhƣng phải đáp ứng đủ những yêu cầu về thủ tục và tiêu chuẩn theo quy định. Các tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản thƣờng rất cao, ở mức tƣơng đƣơng hoặc thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thƣờng. Bên cạnh đó, dù rất nhiều mặt hàng thuỷ sản Việt Nam đƣợc hƣởng chính sách thuế ƣu đãi, nhƣng những ƣu đãi này lại chỉ áp dụng cho các công ty nhập khẩu của Nhật Bản, do vậy mà các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chỉ đƣợc hƣởng lợi một cách gián tiếp thông qua ngƣời dân Nhật Bản.
Có thể thấy rằng VJEPA đã tác động mạnh đến kinh tế hai nƣớc Việt Nam - Nhật Bản theo chiều hƣớng tích cực. Các DN thuỷ sản Việt Nam cần tận dụng tối đa những cơ hội, lợi thế từ VJEPA đem lại, phải tiếp cận và nắm rõ hơn nữa các nội dung của cam kết, xây dựng những kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn để khai thác và tận dụng hiệu quả lợi thế của hiệp định này, từ đó gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trƣờng Nhật Bản đồng thời có thể có đƣợc lợi thế trên thị trƣờng quốc tế..
4.4.2.3. Một số quy định của Nhật Bản khi nhập khẩu mặt hàng thủy sản
Nhật Bản là thị trƣờng luôn chú trọng đến vấn đề an toàn v\ệ sinh thực phẩm, do vậy họ luôn có những yêu cầu rất khắt khe về chất lƣợng hàng hóa. Chính phủ Nhật Bản không áp dụng mức thuế suất NK cao hay hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu mà sử dụng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất
68
lƣợng nhƣ một công cụ rất hiệu quả để hạn chế hàng nhập khẩu. Hàng hóa NK vào Nhật Bản đặc biệt là mặt hàng thủy hải sản phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc kinh doanh các sản phẩm có chứa chất gây hại hoặc độc tố hay các sản phẩm không hợp vệ sinh sẽ bị cấm hoàn toàn. Việc kinh doanh hải sản và các loại thực phẩm chế biến đựng trong container và bao gói phải tuân theo quy định về dán nhãn bắt buộc theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và các điều khoản liên quan đến nhãn an toàn nhƣ các chỉ dẫn về phụ gia thực phẩm, các thông tin về dị ứng, các thành phần thực phẩm và nguồn gốc…Các doanh nghiệp Việt Nam chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản cần phải cập nhật thông tin thƣờng xuyên và thực hiện đúng quy định của cơ quan thẩm quyền Nhật Bản khi chế biến xuất khẩu thuỷ sản.
Đối với các mặt hàng tôm, Nhật Bản quy định kiểm tra chất Ethoxyquyn (ETQ) và Oxytetracycline (OTC) với mức dƣ lƣợng là 0,2 ppm nhằm đảm bảo vấn đề an toàn sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên thực tế thì đầu năm 2014, phía Nhật Bản đã liên tục gửi các văn bản cảnh báo lƣợng kháng sinh OTC trong các lô hàng tôm XK của Việt Nam vƣợt mức giới hạn cho phép. Do đó, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật đã có thông báo sẽ áp dụng chế độ kiểm tra 100% lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Nếu tình hình không đƣợc cải thiện, Nhật sẽ xem xét áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn kể cả việc tạm đình chỉ nhập khẩu.
Tôm là một mặt hàng chủ lực của công ty Cafatex khi XK sang Nhật Bản. Tuy hiện nay các sản phẩm tôm của công ty luôn đảm bảo về chất lƣợng, đáp ứng đƣợc các yêu cầu khắt khe của Nhật nhƣng với quy định mới này, các lô hàng tôm của công ty cũng phải chịu sự kiểm tra 100%. Điều này có thể làm chậm tiến trình XK, làm các lô hàng đến tay nhà NK lâu hơn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ uy tín của công ty. Chƣa kể đến việc nếu các công ty XK thủy hải sản khác của nƣớc ta vi phạm quy định của Nhật Bản, làm họ tạm đình chỉ nhập khẩu tôm từ Việt Nam thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty Cafatex.
Qua các quy định nghiêm ngặt về mặt hàng thủy sản nhập khẩu trên, ta có thể thấy đƣợc an toàn thực phẩm hiện nay trở thành một vấn đề quan trọng. Việc phát hiện bất cứ dịch bệnh hay dƣ lƣợng hóa chất nào trên sản phẩm thủy sản đều ngay lập tức dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về tiêu thụ của ngƣời tiêu dùng. Do đó, để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng này là một vần đề hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
69
4.4.2.4 Tỷ giá hối đoái
Do hiện nay thanh toán XK của công ty với các đối tác Nhật Bản bằng đồng USD nên việc tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái đều ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh XK của công ty. Khi tỷ giá tăng, tức đồng ngoại tệ lên giá so với đồng bản tệ, thì giá cả hàng hóa trong nƣớc trở nên rẻ hơn đối với hàng hóa nƣớc ngoài, làm cho ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài thích mua các sản phẩm NK nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty XK của Việt Nam. Ngƣợc lại khi tỷ giá giảm thì ảnh hƣởng bất lợi cho các công ty XK của Việt Nam. Trong những năm 2009 – 2011 tỷ giá không ngừng biến động theo chiều hƣớng tăng, tạo cơ hội thuận lợi cho Cafatex cũng nhƣ các công ty trong nƣớc phát triển XK, tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong năm 2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD luôn đƣợc giữ ổn định ở mức 20.828 VND. Tiếp tục trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD đƣợc giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD và theo quy luật biến động mạnh vào những tháng cuối năm thì cho đến ngày 28/6/2013 tỷ giá VND/USD đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh tăng lên 21.036 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Hiện tại ở năm 2014 thì Ngân hàng Nhà nƣớc vẫn chƣa có điều chỉnh về tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Sự thay đổi tỷ giá luôn là mối quan tâm của tất cả các công ty XK nói chung và của công ty Cafatex nói riêng, khi tỷ giá tăng thì khuyến khích các công ty XK nhƣng lại hạn chế phần chi phí vận chuyển, đánh bắt nguyên liệu cung cấp cho việc sản xuất thủy sản do nƣớc ta chủ yếu NK nhiên liệu xăng dầu. Bên cạnh đó, giá trị hợp đồng thanh toán XK có trƣờng hợp ký kết xác định tỷ giá này nhƣng đến khi thanh toán thì tỷ giá lại thay đổi nên có thể gây ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Tuy nhiên, tình hình thực tế gần đây cho thấy, với chính sách kiểm soát tỷ giá ổn định từ phía Nhà nƣớc và phƣơng thanh toán nhanh chóng từ đối tác Nhật Bản thì vấn đề tỷ giá ảnh hƣớng đến công ty là không đáng kể. Mặc dù vậy, công ty cũng cần phải hiểu đƣợc cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nƣớc cụ thể ở từng giai đoạn (nhƣ giai đoạn hiện nay nhà nƣớc ta chủ trƣơng để tỷ giá biến động theo cơ cấu thị trƣờng, có sự điều tiết của nhà nƣớc) và cần theo dõi sự biến động của tỷ giá sát sao.
4.4.2.5 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế của thủy sản là các loại thịt, điển hình nhƣ thịt heo, bò, gà..Nhƣng những năm gần đây, do lo ngại về tình trạng nhiễm bệnh trên gia súc, gia cầm nên ngƣời tiêu dùng Nhật Bản hạn chế sử dụng các loại thịt này. Bên cạnh đó, hàm lƣợng chất béo có trong thịt cao bên ngƣời Nhật Bản lo
70
ngại sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe tim mạch và dễ bị béo phì. Xu hƣớng hiện nay tại Nhật Bản là sử dụng các sản phẩm từ thủy hải sản, đặc biệt là cá thịt trắng (cá tra, cá basa), tôm và bạch tuộc đang rất đƣợc ƣa chuộng nhằm phòng tránh các bệnh trên và để có sức khỏe tốt hơn. Do vây, áp lực từ sản phẩm thay thế là không lớn đối với các mặt hàng thủy sản. Tuy nhiên công ty vẫn không thể chủ quan mà không quan tâm đến áp lực từ sản phẩm thay thế. Công ty cần đa dạng danh mục các mặt hàng xuất khẩu để ngƣời tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn khi mua mặt hàng thủy sản.
4.4.2.6 Đối thủ cạnh tranh của công ty
Đối thủ cạnh tranh trong nƣớc
Do Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về XK thủy sản nên số lƣợng các doanh nghiệp chế biến và XK hàng thủy sản sang Nhật Bản tƣơng đối nhiều, trong đó phải nhắc đến các đối thủ nhƣ công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp). Đây là các công ty có quy mô lớn về nguồn vốn cũng nhƣ công nghệ và thị trƣờng tiêu thụ, đặc biệt là có thế mạnh khi XK thủy sản sang Nhật Bản. Do đó, có thể nói hiện nay công ty đang phải chịu sức ép đáng kể từ các đối thủ