TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CP THỦY

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản cafatex sang thị trường nhật bản (Trang 53)

SẢN CAFATEX

Thị trƣờng xuất khẩu của công ty là khá rộng, dao động từ 25 đến 30 thị trƣờng ở cả 4 châu lục là châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Qua các năm, cơ cấu thị trƣờng cũng có sự biến đổi liên tục và không ổn định. Trong đó có nhiều thị trƣờng chỉ NK sản phẩm của công ty một hoặc hai năm và có những thị trƣờng mới NK sản phẩm của công ty từ năm 2011. Dƣới đây là các thị trƣờng chủ yếu và ổn định của công ty qua các năm.

43

Bảng 4.1: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty theo thị trƣờng giai đoạn 2011 – 6T/2014 Thị trƣờng Giá trị Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012/2011 2013/2012 6T/2014/ 6T/2013 Châu Âu SL(Tấn) 2.053,65 747,21 479,70 204,83 384,22 (63,62) (35,8) 87,58 KN(1000USD) 11.248,40 3.590,33 3.350,70 950,00 2.996,05 (68,08) (6,67) 215,37 Nhật Bản SL(Tấn) 1.055,88 957,33 1.075,53 419,21 283,29 (9,33) 12,35 (32,42) KN(1000USD) 14.968,92 13.216,87 16.003,57 5.369,36 4.673,62 (11,70) 21,08 (12,96) Châu Á SL(Tấn) 1.942,45 1.181,61 600,60 290,42 174,82 (39,17) (49,17) (39,80) KN(1000USD) 7.664,15 4.625,79 2.580,47 1.253,77 728,03 (39,64) (44,22) (41,93) Mỹ SL(Tấn) 66,74 18,35 18,24 - 4,54 (72,51) (0,60) x KN(1000USD) 942,41 341,23 44,80 - 16,01 (63,79) (86,87) x Khác SL(Tấn) 1.778,57 1.788,57 1.248,63 536,70 543,80 0,56 (30,19) 1,32 KN(1000USD) 7.191,28 8.294,98 7.418,74 2.014,04 3.095,62 15,35 (10,56) 53,70 Tổng SL(Tấn) 6.897,29 4.693,06 3.422,69 1.451,16 1.390,67 x x x KN(1000USD) 42.015,17 30.069,20 29.398,28 9.587,17 11.509,33 x x x

44

Trong các thị trƣờng XK của công ty thì các nƣớc EU và Nhật Bản là hai thị trƣờng xuất khẩu ổn định và chiếm phần lớn trong cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của công ty. Cụ thể, Nhật Bản là thị trƣờng truyền thống và tƣơng đối lớn công ty trong nhiều năm qua. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tuy có sự biến động không ổn định nhƣng luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, đặc biệt cao nhất trong năm 2013, chiếm đến 54,44% trên tổng sản lƣợng XK của Cafatex.

Với thị trƣờng Châu Âu, công ty chủ yếu xuất khẩu sang các nƣớc nhƣ Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ... Những mặt hàng xuất khẩu của công ty sang các thị trƣờng này là cá fillet và một số mặt hàng tôm có giá trị gia tăng. Kim ngạch XK sang thị trƣờng này có xu hƣớng giảm qua 3 năm. Riêng năm 2011 là năm XK ghi nhận sự tăng trƣởng mạnh đột biến do chủ yếu là giá cá tra XK liên tục tăng mạnh từ đầu năm đến cuối năm. Những sản phẩm cá xuất khẩu đƣợc các đối tác ƣa chuộng là cá đông block, cá IQF và tôm tƣơi PTO, tôm Tempura... Tuy nhiên nguyên nhân XK sản phẩm cá tra của công ty vào EU giảm dần theo VASEP là từ lý do suy thoái kinh tế rộng khắp tại các nƣớc trong khối, chính sách siết chặt tín dụng tại các nƣớc châu Âu đã tác động rất lớn khiến nhu cầu tiêu dùng chung tại thị trƣờng giảm nên ngƣời tiêu dùng chuyển qua một số loài cá thịt trắng do nguồn cung một số loài cá thịt trắng khác dồi dào và có giá rẻ hơn. Đồng thời, năm 2012 hình ảnh cá tra Việt Nam bị bôi xấu trên truyền hình, đƣa những thông tin sai sự thật về quy trình nuôi cá tra tại nƣớc ta đã phần nào làm ngƣời dân ở các nƣớc mất lòng tin đối với sản phẩm thủy sản đƣợc nhập khẩu từ Việt Nam, từ đó cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Cafatex sang thị trƣờng truyền thống này. Ngoài ra còn nguyên nhân khác là do yêu cầu về tiêu chuẩn và chứng nhận chất lƣợng ngày càng khắt khe của thị trƣờng này nhƣ sản phẩm thủy hải sản đƣợc bán bởi các nhà bán lẻ tại EU phải đƣợc kèm theo thông tin về sản phẩm nhƣ tên, nguồn gốc xuất xứ (khu vực đánh bắt) và phƣơng pháp sản xuất (đánh bắt trên biển, đánh bắt trong vùng nƣớc nội địa, chăn nuôi) trên bao bì. Bên cạnh đó, hằng năm EU đều kiểm tra số lƣợng các doanh nghiệp đƣợc xuất khẩu thủy sản các nƣớc này theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt EU Code. Giai đoạn 6T/2014 công ty XK thủy sản sang thị trƣờng này đã có sự tăng trƣởng đáng ghi nhận. So với cùng kỳ năm trƣớc, các mặt hàng XK sang Châu Âu đã tăng cả về sản lƣợng lẫn kim ngạch, đặc biệt là tốc độ tăng trƣởng về kim ngạch cao gấp nhiều lần so với tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng. Các sản phẩm đƣợc thị trƣờng này thƣờng xuyên NK chủ yếu là cá IQF, tôm hấp và tôm tƣơi PTO với giá trị kim ngạch lần lƣợt là 674.891 USD, 363.805USD và 1.605.261,5USD. Tính đến 6T/2014 thì thị trƣờng này đã xếp

45

thứ 3 trong cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của công ty (chiếm 26,03%). Từ đó cho thấy, đây cũng là một thị trƣờng lớn mà công ty cần tiếp tục duy trì mối quan hệ, giữ vững vị thế, thâm nhập sâu hơn để có thể tăng cƣờng hoạt động XK thủy sản.

Châu Á cũng là một trong những thị trƣờng xuất khẩu chủ lực của công ty. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu xuất sang Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc…Những khách hàng ở thị trƣờng này tƣơng đối dễ tính, không có yêu cầu khắt khe về hàng rào kỹ thuật, các chi phí xuất khẩu lại thấp. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu lại không cao do sản lƣợng sản lƣợng thủy sản xuất khẩu lớn nhƣng giá thành lại thấp hơn so với các thị trƣờng khó tính khác, các mặt hàng xuất đi chỉ là hàng truyền thống, không có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm block, cá đông block, tôm nguyên con, tôm hấp… Năm 2011, XK thủy sản sang thị trƣờng này chiếm 18,24% trong tổng giá trị sản lƣợng và kim ngạch XK của công ty. Sản phẩm XK chủ yếu là cá IQF với sản lƣợng lên đến 480,9 tấn, mang về 1,68 triệu USD cho Cafatex. Ngoài ra đối với mặt hàng tôm XK phải kể đến tôm block, tôm Ebifry và tôm nguyên con. Tổng sản lƣợng XK ba sản phẩm tôm này là 129,4 tấn tƣơng đƣơng với 1,37 triệu USD, đặc biệt Hàn Quốc là thị trƣờng tiêu thụ mạnh nhất. Tuy nhiên, bƣớc sang năm 2012 và 2013 thì XK sang thị trƣờng này sụt giảm rất nhiều cả về kim ngạch lẫn sản lƣợng. Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng và kim ngạch liên tục giảm mạnh trong giai đoạn 2012 – 6T/2014. Cụ thể ở thị trƣờng Hồng Kông, tuy sản lƣợng tôm và cá tăng lên 111,01 tấn nhƣng kim ngạch lại giảm đến 254,18 nghìn USD do thị trƣờng này chỉ NK cá IQF và 2 mặt hàng có giá trị không cao là cá đông block và tôm nguyên con. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình hình XK thủy sản của công ty năm 2013 sang Châu Á giảm nhiều. Đến 6T/2014, XK sang thị trƣờng này tiếp tục giảm, tốc độ tăng trƣởng của kim ngạch thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của sản lƣợng so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân do từ đầu năm đến nay, công ty vẫn chƣa nhận đƣợc hợp đồng XK từ một vài thị trƣờng lớn nhƣ Trung Quốc, Indonesia... đồng thời các đơn đặt hàng từ đối tác Hồng Kông và Hàn Quốc lại sụt giảm.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, châu Á sẽ chiếm 70% lƣợng tiêu thụ thủy sản toàn thế giới năm 2030. Sự gia tăng tiêu thụ thủy sản ở châu Á là do tăng dân số, thu nhập tăng, đô thị hóa và việc phát triển sản xuất thủy sản và cải thiện các kênh phân phối. Do vậy, Châu Á sẽ là một thị trƣờng lớn và còn rất nhiều tiềm năng, Cafatex nên nhanh chóng có những chiến lƣợc để thâm nhập sâu hơn và khai thác thị trƣờng này. Đặc biệt thị trƣờng Trung Quốc với hơn 1,6 tỷ ngƣời là thị trƣờng lớn và là thị trƣờng tiềm năng cho các nhà xuất khẩu thủy sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hơn nữa,

46

ngoài nhu cầu NK để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, Trung Quốc còn có nhu cầu NK để chế biến xuất khẩu. Có thể nói đây là một thuận lợi căn bản cho các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản. Trong tƣơng lai, xu hƣớng NK thủy sản của Trung Quốc sẽ không chỉ tăng trong 1 thời gian ngắn do đó đây là một trong những đối tác chiến lƣợc mà công ty luôn chú trọng để tìm đầu ra cho việc xuất khẩu thủy hải sản, đem lại nguồn thu đáng kể cho bản thân công ty.

Bên cạnh các thị trƣờng phân tích ở trên thì các thị trƣờng nhƣ Chi lê, Singapore, Mỹ, Canada…cũng là những thị trƣờng XK tiềm năng trong những năm gần đây của công ty. Nhìn chung, Nhật Bản vẫn là thị trƣờng XK thủy sản chủ yếu của Cafatex do thị trƣờng này luôn đứng đầu trong cơ cấu các thị trƣờng xuất khẩu của công ty qua các năm. Đây là một điều đáng mừng và công ty cần tiếp tục giữ vững mối quan hệ này, ngày càng đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, từ đó phát huy để thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trƣờng Nhật. Tuy nhiên Cafatex cũng không nên tập trung vào một thị trƣờng, ngoài Nhật Bản thì công ty cũng cần có những chính sách để thâm nhập, thúc đẩy XK thủy sản sang các thị trƣờng tiềm năng khác để tránh những rủi ro có thể xảy ra hay làm giảm áp lực từ phía khách hàng nếu có.

4.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN CAFATEX SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN SẢN CAFATEX SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN

Công Ty Cổ phần Thủy sản Cafatex xuất khẩu hai mặt hàng là tôm và cá đông lạnh với thị trƣờng xuất khẩu truyền thống và lớn nhất là Nhật Bản trong giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Công ty xuất sang thị trƣờng này chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh bình thƣờng và cao cấp, tuy nhiên sản lƣợng và kim ngạch qua các năm không ổn định. Bảng 4.2 và hình 4.2 sẽ thể hiện rõ sản lƣợng, kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu hai mặt hàng này sang Nhật Bản của công ty.

47

Bảng 4.2: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng sang Nhật Bản từ 2011 – 6T/2014. Mặt hàng XK Giá trị Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012/2011 2013/2012 6T/2014/ 6T/2013 Tôm SL(Tấn) 1.012,98 825,81 1.039,53 401,21 232,26 (18,48) 25,88 (42,11) KN(1000USD) 14.817,25 11.857,56 15.762,76 5.306,36 4.438,58 (19,97) 32,93 (16,35) Cá SL(Tấn) 42,90 131,52 36,00 18,00 51,03 206,57 (72,63) 183,50 KN(1000USD) 151,67 1.359,31 240,81 63,00 235,04 796,23 (82,28) 273,08 TỔNG SL(Tấn) 1.055,88 957,33 1.075,53 419,21 283,29 x x x KN(1000USD) 14.968,92 13.216,87 16.003,57 5.369,36 4.673,62 x x x

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP Thủy sản Cafatex

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty CP Thủy sản Cafatex

Hình 4.2Tỷ trọng về sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm và cá của công ty Cafatex sang Nhật Bản từ 2011 – 6T/2014.

48

Qua bảng và hình 4.2 cho thấy giữa 2 sản phẩm tôm và cá XK sang Nhật Bản có sự chênh lệch rất lớn qua các năm. Năm 2011, tỷ trọng sản lƣợng và kim ngạch tôm XK chiếm đến hơn 95% do Cafatex XK hầu hết các sản phẩm tôm từ cao cấp đến đông block truyền thống với đơn giá bình quân tƣơng đối cao, trong khi sản phẩm cá chỉ chiếm một lƣợng rất ít do chỉ XK một mặt hàng duy nhất là cá IQF sang thị trƣờng Nhật với giá xuất khẩu chỉ 3,5 USD/kg. Sang năm 2012, tốc độ tăng trƣởng về sản lƣợng và kim ngạch của mặt hàng tôm XK sang thị trƣờng Nhật Bản giảm nhƣng tốc độ tăng trƣởng về sản lƣợng và kim ngạch của sản phẩm cá lại tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do trong năm 2012, công ty đã nhận gia công nhiều sản phẩm cá hồi cho phía đối tác Nhật Bản, trong khi sản phẩm tôm XK chỉ có 3 mặt hàng cao cấp với đơn giá bình quân cao, còn lại chỉ là những sản phẩm thông thƣờng và không có giá trị gia tăng nhƣ tôm hấp, tôm nguyên con, tôm thẻ, tôm sắt PD...

Năm 2013 giá trị sản lƣợng và kim ngạch XK thủy sản của Cafatex sang Nhật Bản đạt cao nhất trong ba năm, trong đó sản phẩm tôm chiếm ƣu thế cao hơn sản phẩm cá, tăng 25,9% về sản lƣợng và 32,9% về kim ngạch so với năm 2012. Tuy số lƣợng các đối tác từ Nhật Bản giảm làm sản lƣợng các mặt hàng tôm XK trong năm 2013 ít hơn năm 2012 nhƣng các sản phẩm xuất đi đa phần là nhóm sản phẩm cao cấp, mang lại lợi nhuận tƣơng đối cao. Mặt khác, nguyên nhân bên ngoài là do nguồn cung nguyên liệu tôm trên thế giới trong năm 2013 khan hiếm khiến giá xuất khẩu thủy sản tăng cao, đồng thời vấn đề về dƣ lƣợng các chất kháng sinh trong sản phẩm tôm của nƣớc ta đƣợc khắc phục, từ đó dần lấy lại niềm tin với các đối tác và hoạt động xuất khẩu tôm sang Nhật Bản nhanh chóng đƣợc phục hồi. Tuy nhiên đối với mặt hàng cá thì Cafatex chỉ còn nhận gia công một vài sản phẩm cá hồi từ đối tác Nhật Bản, công ty chủ yếu chỉ xuất khẩu cá IQF nhƣng với sản lƣợng tƣơng đối thấp.

Đến 6T/2014, xét về giá trị sản lƣợng và kim ngạch thì sản phẩm tôm XK chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với cá, tuy nhiên xét về tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trƣớc thì mặt hàng cá lại tăng hơn nhiều so với tôm. Nguyên nhân do trong đầu năm nay, công ty chỉ nhận đƣợc hợp đồng XK tôm Nobashi là chủ yếu, các loại tôm còn lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu mặt hàng tôm XK. Tuy nhiên xét về sản phẩm cá thì Cafatex vẫn còn nhận gia công ba sản phẩm cá hồi, đồng thời lƣợng cá IQF xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nay đạt mức cao nhất trong vòng ba năm qua, đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty sang Nhật Bản có thể tiếp tục phát triển trong những tháng cuối năm này.

49

Qua phân tích ta có thể thấy tỷ trọng về sản lƣợng và kim ngạch của các sản phẩm tôm xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản luôn chiếm nhiều hơn so sản phẩm cá và có xu hƣớng tăng qua các năm. Lý do của sự chênh lệch khá lớn giữa hai sản phẩm này là do nhu cầu tiêu thụ cá tra của đối tác Nhật không cao, ngƣời dân Nhật Bản thích sử dụng các loại cá thịt trắng nhƣ cá minh thái Alaska, cá tuyết lục, cá bơn… nên công ty chỉ có ít hợp đồng xuất khẩu cá sang Nhật Bản mà chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cá tra sang các nƣớc Châu Âu và Châu Á. Thêm vào đó giá trị kinh tế của sản phẩm cá không cao bằng tôm do công ty chỉ XK dạng thô, mới chỉ qua sơ chế và đông lạnh nên cơ cấu kim ngạch XK của tôm cao hơn, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Tuy nhiên, Nhật Bản là đối tác lớn và có nhiều tiềm năng nên công ty cần quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trƣờng này trong thời gian tới để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản cafatex sang thị trường nhật bản (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)