Lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản cafatex sang thị trường nhật bản (Trang 47)

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần tới để tồn tại. Nó có vai trò quan trọng tới sự tăng trƣởng và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Lợi nhuận phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là động lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình và tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh hội nhập hiện nay.

Trong giai đoạn 3 năm thì mức lợi nhuận sau thuế đạt đƣợc cao nhất trong năm 2011. Nguyên nhân tăng lợi nhuận là do tình hình kinh tế thế giới có bƣớc chuyển biến tích cực, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản tăng cao góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty, từ đó đem lại giá trị doanh thu cao, giúp bù đắp đƣợc chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bƣớc sang năm 2012, 2013 mặc dù các khoản chi phí về giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí tài chính đều giảm nhƣng hoạt động xuất khẩu lại không mấy khả quan, nhu cầu NK từ các thị trƣờng đều sụt giảm làm cho lợi nhuận sau thuế tổng kết cuối năm bị giảm theo. Đối mặt với khó khăn này, công ty cũng đã thu hẹp quy mô sản xuất để hoạt động hiệu quả hơn, củng cố và chuẩn bị những bƣớc phát triển trong tƣơng lai. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty 6 tháng đầu năm 2014 tăng 46,4%, so với cùng kỳ năm trƣớc. Đây là tín hiệu khả quan cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty hoàn toàn có thể phát triển tốt hơn nữa nếu ban lãnh đạo công ty có những chiến lƣợc thích hợp để tiếp tục duy trì sự tăng trƣởng này.

Nhận xét: Qua phân tích trên cho thấy rõ sự bất ổn trong kinh doanh mà

công ty đang gặp phải nhƣ doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, các hợp đồng XK ngày càng giảm dần, đồng thời lợi nhuận trong 3 năm liên tục sụt giảm rất mạnh. Khi so sánh tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm và cả năm 2013 ta thấy rõ sự chênh lệch rất lớn, có khả năng là do tính chất thời vụ. Mặt khác, tình hình kinh doanh 6T/2014 có dấu hiệu tốt so với cùng kì năm 2013, do đó có thể có căn cứ để dự đoán rằng trong 6 tháng cuối năm 2014 sẽ là cơ hội tốt để công ty có những động thái quyết liệt hơn nhằm cải thiện tình XK của công ty.

37

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN CAFATEX

SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN 4.1 VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN

4.1.1 Giới thiệu tổng quan về Nhật Bản

Nhật Bản là một quần đảo nằm ở Đông – Bắc Á; phía Bắc trông sang Nga qua biển Nhật Bản và biển Okhotsk; phía Tây trông sang Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc qua các biển Nhật Bản và Hoàng Hải; phía Đông trông ra Thái Bình Dƣơng. Xét về vị trí địa lý trong hợp tác giao thƣơng XK thì Nhật Bản rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển, góp phần tiết kiệm chi phí cũng nhƣ thời gian giao hàng. Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, có bốn mùa rõ rệt, địa hình chủ yếu là đồi núi. Nhật Bản trải rộng 377.915 km2 với dân số là 127,4 triệu ngƣời (tháng 12/2012).

Nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hƣởng nặng nề từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và đặc biệt là sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011 khiến nƣớc này rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Tuy nhiên nền kinh tế Nhật đã dần phục hồi và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế thế giới một phần lớn là nhờ vào chiến lƣợc phát triển kinh tế mang tên “Abenomics” do Thủ tƣớng Nhật Bản Shinzo Abe đề ra. Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2011 từ 5.500 tỷ USD đã vƣơn lên 5.960 tỷ USD năm 2013. Với sự phục hồi và tăng trƣởng này đã giúp Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ. Tuy khan hiếm về khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên nhƣng Nhật Bản luôn nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới ở các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ, nghiên cứu y học. Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là các phát minh trong lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp… Nhật Bản cũng là nƣớc sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc, năm 2012).

Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại theo hƣớng chủ động và tích cực để vƣơn lên thành cƣờng quốc chính trị tƣơng xứng với sức mạnh kinh tế nên Nhật Bản hiện đã là thành viên của rất nhiều các tổ chức thế giới nhƣ WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20, là thành viên của Liên hiệp quốc, ADB, là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á,…Hơn nữa Nhật Bản thƣờng xuyên làm các công tác cứu trợ, là một nƣớc dẫn đầu về các chƣơng trình, dự án quốc tế. Điều này nói lên nền chính trị ở Nhật Bản hết

38

sức ổn định, giúp các DN yên tâm hơn trong việc đầu tƣ cũng nhƣ đẩy mạnh hoạt động XK vào đất nƣớc này.

4.1.2 Quan hệ thƣơng mại Việt Nam và Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ 21/9/1973. Trải qua 41 năm cùng với sự nỗ lực của cả hai nƣớc, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng đƣợc đẩy mạnh và phát triển rất nhanh chóng.

Ngày 25/12/2008, hai bên đã ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Đây là một thỏa thuận song phƣơng mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực nhƣ thƣơng mại hàng hóa-dịch vụ, đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật… Một dấu mốc quan trọng khác là vào tháng 4/2009, hai nƣớc đã ra Tuyên bố chung về “Quan hệ đối tác chiến lƣợc vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, chính thức nâng cấp quan hệ giữa hai nƣớc lên thành quan hệ Đối tác chiến lƣợc. Việc hai nƣớc nhất trí nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lƣợc chính là kết quả tất yếu của quá trình phát triển quan hệ song phƣơng trong bốn thập kỷ qua, đồng thời cũng là sự thể hiện quyết tâm chung của Chính phủ và nhân dân hai nƣớc thúc đẩy mối quan hệ đó ngày càng phát triển tốt đẹp và sâu sắc hơn.

Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, giao dịch thƣơng mại hai chiều giữa hai nƣớc đã tăng lên đáng kể. TheoPhòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kim ngạch thƣơng mại song phƣơng từ 12.2 tỷ USD (2007) tăng lên 25.3 tỷ USD (2013) và không dừng lại ở đó, hai bên còn đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thƣơng mại song phƣơng đến năm 2020, dự kiến sẽ đạt 40 tỷ USD. Đáng kể đến là cơ cấu mặt hàng XNK chủ yếu giữa 2 nƣớc mang tính bổ sung không cạnh tranh. Việt Nam nhập chủ yếu là máy móc thiết bị, sắt thép, máy vi tính, điện tử,... xuất chủ yếu là dầu thô, hàng nông lâm thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ…

Đến nay, Nhật Bản là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm qua và chính phủ Nhật Bản tiếp tục cam kết dành mức ƣu tiên và cung cấp ODA ở mức cao cho Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể trong năm 2013, nguồn ODA của Nhật Bản sang Việt Nam đã lên đến 6,500 triệu USD. Bên cạnh đó, theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) công bố, tổng vốn FDI năm 2013 là 22,35 tỷ USD, trong đó Nhật Bản vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,875 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn đầu tƣ đăng ký tại Việt Nam.

39

Trong hơn 40 năm qua mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển hết sức thuận lợi. Trong thời gian tới mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nƣớc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Đồng thời, Nhật Bản cũng đang tăng cƣờng hỗ trợ cả về tài chính lẫn thông tin cho các DN thủy sản Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trƣờng XK sang nƣớc này. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XK hàng hóa sang Nhật Bản nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng có cơ hội nhiều hơn tại thị trƣờng này.

4.1.3 Thị trƣờng thủy sản Nhật Bản

4.1.3.1 Thị hiếu tiêu dùng thủy sản tại Nhật Bản

Đây là một trong những quốc gia trên thế giới đòi hỏi cao nhất về chất lƣợng. Ngƣời dân Nhật Bản có tính thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nƣớc. Họ thƣờng đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt về chất lƣợng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lƣợng tốt hơn. Những lỗi nhỏ trong khâu vận chuyển hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể ảnh hƣởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài.

Nhật Bản là một cƣờng quốc kinh tế, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân tại quốc gia này luôn ở mức rất cao nên vấn đề sức khỏe đƣợc họ đặc biệt quan tâm. Đối với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhƣ thủy sản thì nhu cầu và thị hiếu của ngƣời dân Nhật Bản khá đa dạng và có những đòi hỏi khắt khe hơn do họ rất thích ăn thủy sản tƣơi sống. Khi chọn mua thủy sản, ngƣời Nhật Bản quan tâm tới độ tƣơi mới, mùi vị, màu sắc và vẻ bề ngoài của thủy sản. Ví dụ ngoài độ tƣơi, màu sắc và độ mềm của cá, họ còn quan tâm đến vẻ bề ngoài, cá có sẹo lộ ra rất khó bán hay cá mất một phần cơ thể hoàn toàn không thể nào bán đƣợc. Cá và tôm có tầm quan trọng tuyệt đối trong chế độ ăn uống của ngƣời Nhật, chính vì vậy họ có nhu cầu rõ rệt về sản phẩm này. Đối với thủy sản NK từ nƣớc ngoài, ngƣời Nhật Bản sẽ sử dụng những sản phẩm đƣợc Chính phủ chứng nhận là sản phẩm an toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra trong văn hóa tiêu dùng thì họ còn chú trọng đến tính mùa vụ và sự đa dạng của sản phẩm. Với hầu hết các chủng loại và màu sắc hàng hóa, ngƣời Nhật đều chọn lựa theo mùa. Hàng hóa nhập khẩu có mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng Nhật Bản. Đối với mặt hàng thủy sản đó là sự phong phú về chủng loại và sự đa dạng về bao bì đóng gói. Do vậy, khi xuất khẩu sang Nhật, các doanh nghiệp nên chú trọng việc thể hiện tính đa dạng trong sản phẩm, thay đổi thƣờng xuyên chủng loại, tính năng và cách trang trí màu sắc bao bì theo mùa để thu

40

hút đƣợc sự chú ý của ngƣời tiêu dùng. Gần đây, mối quan tâm đến vấn đề sinh thái của ngƣời Nhật ngày càng nâng cao. Chính phủ và ngƣời tiêu dùng Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu và tiêu dùng những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trƣờng, vì vậy các cửa hàng tại quốc gia này đang liên tục cải tiến cách đóng gói sản phẩm để làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản và bao bì có thể tận dụng bằng các nguyên liệu tái sinh.

Do đặc điểm tập quán ăn uống đòi hỏi phải bổ sung nhiều chất đạm nên thủy sản là một phần trong bữa ăn hằng ngày, do đó Ngƣời Nhật có nhu cầu tiêu thụ rất đa dạng về các loại sản phẩm này. Những mặt hàng thủy sản chủ yếu mà họ thƣờng tiêu thụ là cá ngừ, cá hồi, cá thu, hàu, sò điệp, bạch tuộc, mực tƣơi, tôm... Khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản là nhắc đến các món ăn có nghệ thuật trang trí độc đáo rất bắt mắt và tinh tế. Ẩm thực Nhật không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hƣơng vị tƣơi ngon, tinh khiết tự nhiên. Hƣơng vị món ăn Nhật thƣờng mang vị thanh tao, nhẹ nhàng. Khi nói đến thực phẩm Nhật Bản, mọi ngƣời đều hình dung ngay đến Sushi. Từ xƣa, ngƣời Nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ đƣợc mùi vị thơm ngon. Khi ủ, cơm thƣờng đƣợc trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Mà cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm đƣợc chuyển hóa thành sushi. Ngày nay với việc sử dụng thêm các gia vị chế biến bổ trợ đã tạo nên độ tƣơi, hƣơng vị nguyên chất, và cảm nhận hết cái ngon của các loại hải sản giàu protein này.

Ngoài Sushi còn phải kể đến món Tempura - một món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì rán ngập trong dầu. Cái làm nên sự khác biệt giữa tempura với các món có tẩm bột rán khác chính là bột, dầu và nƣớc chấm và gia vị ăn kèm. Thành phần chính trong nguyên liệu làm tempura là các loại hải sản, phổ biến nhất là tôm, mực, cá, một số loại rau củ nhƣ bí ngô, khoai lang, ớt ngọt...Với bản tính sáng tạo và ƣa thích sự hoàn mỹ, ngƣời Nhật đã cải biến Tempura theo nhiều cách khác nhau và trang trí cũng đẹp hơn. Tempura đƣợc sử dụng nhƣ một món ăn nhẹ. Ngoài ra khi nhắc đến các món ăn truyền thống của Nhật Bản còn phải kể đến sashimi, surimi hay các món ăn có thành phần thủy sản khác. Đặc biệt, tôm là loại thủy sản đƣợc ngƣời tiêu dùng Nhật Bản yêu thích và có sức mua từ mỗi hộ gia đình là khá cao. Tôm không chỉ đƣợc yêu thích bởi hƣơng vị và chất lƣợng mà còn bởi màu đỏ khi đƣợc nấu chín. Màu đỏ là màu của sự may mắn và tôm là một thành phần không thể thiếu đối với thực phẩm trong những sự kiện đặc biệt nhƣ năm mới và cƣới hỏi. Các món truyền thống này thƣờng đƣợc tiêu thụ nhiều vào dịp cuối năm và những ngày Tết hay dịp Tuần lễ Vàng cuối tháng 4, đầu tháng 5 – mùa hoa Anh Đào nở và dịp lễ hội Bon trong tháng 8.

41

Đời sống ngƣời Nhật rất tất bật, thời gian eo hẹp cùng với sự phát triển về văn hóa đã ảnh hƣởng đến tập quán tiêu dùng, khiến nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm tiện lợi và phù hợp cũng tăng lên. Ngày nay, ngƣời tiêu dùng Nhật Bản đang có xu hƣớng thích thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp bán tại siêu thị hay những loại thức ăn có thể ăn liền để tiết kiệm thời gian chuẩn bị. Mặt hàng thủy hải sản đã đƣợc làm sạch, đã qua sơ chế hoặc chế biến là những mặt hàng đƣợc ƣa chuộng nhất. Ở Nhật Bản hiện nay có rất nhiều cửa hàng trên toàn quốc cung cấp các món ăn chế biến từ cá, vừa đơn giản do có thể ăn liền, vừa đảm bảo đƣợc chất lƣợng vệ sinh. Do ngƣời dân có nhu cầu về hàng thủy sản rất cao nhƣng nguồn cung thủy hải sản của Nhật Bản lại không đủ đáp ứng, vì thế mặt hàng thủy sản đông lạnh đảm bảo đƣợc chất lƣợng đƣợc NK từ các nƣớc trong đó có Việt Nam đƣợc xem là giải pháp thay thế.

4.1.3.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản

Đối với DN Việt Nam, Nhật là đối tác chiến lƣợc và ổn định với nền kinh tế phát triển, khoảng cách địa lý khá thuận lợi. Sau khi thiết lập quan hệ chính thức, trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc đã tăng trƣởng nhanh chóng. Riêng đối với ngành XK thủy sản Việt Nam, ngay từ những ngày đầu Nhật đã là thị trƣờng gắn bó truyền thống. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản cafatex sang thị trường nhật bản (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)