CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản cafatex sang thị trường nhật bản (Trang 36)

3.2.1 Chức năng

Công ty Cổ phần (CP) Thủy sản Cafatex chuyên về lĩnh vực kinh doanh xuất – nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông, thủy, súc sản qua chế biến, đóng gói, thực phẩm và hàng tiêu dùng khác. Đặc biệt, công ty còn kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối các loại vật tƣ, thiết bị, máy móc, công cụ cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc sản.

26

3.2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của công ty là tổ chức thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản theo đúng với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng và thời hạn hợp đồng đã ký kết; tập trung huy động vốn, cải tiến công nghệ, đào tạo, nâng cao trình độ cho công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng; thực hiện tốt chính sách lao động tiền lƣơng, chăm lo tốt cho đời sống công nhân viên, làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ an ninh đơn vị.

3.3 CƠ CẤU TỐ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN PHÒNG BAN

3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Hoạt động theo hình thức cổ phần, bộ máy tổ chức của Công Ty CP Thủy sản Cafatex có kết cấu tƣơng tự nhƣ những doanh nghiệp cổ phần khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hình thành những phòng ban khác để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và điều hành. Dƣới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của công ty:

Nguồn: Phòng Tổng vụ P.TIẾP THỊ & BÁN HÀNG PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. CƠ ĐIỆN LẠNH P. CÔNG NGHỆ KIỂM NGHIỆM PHÒNG TỔNG VỤ VP ĐẠI DIỆN TP.HCM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM NHÀ MÁY CÁ (XNCK TÂY ĐÔ) CÁC TRẠM THU MUA TÔM

NGUYÊN LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

27

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

3.3.2.1 Ban Tổng giám đốc

- Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Kịch

Quyền hạn và nhiệm vụ: Có quyền điều hành, định hƣớng và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khách hàng; đề ra các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Phó Tổng Giám đốc: Hỗ trợ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc; có thể thay mặt Tổng Giám đốc để giải quyết những công việc có tính chất thƣờng xuyên của đơn vị khi Tổng Giám đốc vắng mặt.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm bốn thành viên, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong công ty.

3.3.2.2 Hệ thống các phòng ban

 Phòng tổng vụ

- Tuyển dụng, quản lý, bố trí lao động mà bảo hộ lao động đồng thời quản lý tài chính, bảo vệ tài sản và an ninh trật tự an toàn trong sản xuất.

- Nghiên cứu chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi công ích nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả cao nhất.

 Phòng tài chính kế toán

- Thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, quản lý nguồn vốn, phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

- Tham mƣu về quản lý tài chính giúp Tổng Giám đốc; thực hiện báo cáo định kỳ với Tổng Giám đốc Công ty.

 Phòng xuất nhập khẩu

- Thực hiện công tác XNK và quản lý tập trung các bộ hồ sơ chứng từ XNK của công ty; quản lý điều phối công tác vận chuyển phục vụ công tác xuất nhập hàng hóa cho Công ty.

- Tiếp nhận, quản lý hàng hóa đông lạnh thành phẩm của Công ty, đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng; theo dõi, quản lý thiết bị kho đông lạnh đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hóa.

28

 Phòng tiếp thị và bán hàng

- Xác lập sản phẩm mục tiêu và thiết lập hệ thống quá trình sản xuất sản phẩm; hợp tác phát triển và giữ mối quan hệ với các thị trƣờng tiêu thụ.

- Theo dõi tiến độ sản xuất và đặt mua bao bì theo yêu cầu đơn đặt hàng. - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm (đàm phán, ký kết hợp đồng thƣơng mại, lập các Lệnh sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức triển khai tham gia các Hội chợ Quốc tế và trong nƣớc.

 Phòng công nghệ kiểm nghiệm

- Nghiên cứu, xây dựng, quản lý, hƣớng dẫn và giám sát nghiêm ngặt qui trình sản xuất sản phẩm.

- Tiếp nhận công nghệ mới, chuyển giao, thiết lập và bố trí qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới cho công ty.

- Thực hiện quản lý môi trƣờng theo qui định hiện hành của luật pháp; quản lý hồ sơ hệ thống chất lƣợng của Công ty: ISO 9001:2000; HACCP; BRC…

 Phòng cơ điện lạnh

- Tổ chức quản lý,vận hành, bảo trì các máy móc thiết bị đảm bảo liên tục đáp ứng yêu cầu SXKD và bảo quản sản phẩm của Công ty.

- Tổ chức hƣớng dẫn kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc.

- Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy an toàn cho sản xuất, cho con ngƣời và tài sản của Công ty.

 Văn phòng đại diện của công ty tại TP Hồ Chí Minh

- Phụ trách xuất nhập hàng ở các Cảng tại khu vực TP.HCM.

- Quan hệ với Hải quan, hãng tàu, các cơ quan chức năng liên quan đến công tác xuất nhập hàng.

- Quản lý hàng của Công ty gửi các kho khu vực TP.HCM.

- Làm cầu nối thông tin giữa khách hàng tại TP.HCM (cả trong và ngoài nƣớc) với Văn Phòng chính tại Cần Thơ.

Nhận xét: Công ty xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến

chức năng. Theo cơ cấu này, các bộ phận chức năng không có quyền ra lệnh cho các bộ phận chức năng khác, những ý kiến đóng góp chỉ mang tính chất tƣ vấn về mặt nghiệp vụ. Mỗi bộ phận chức năng trong công ty thực hiện những

29

chức năng riêng của mình và tham gia tƣ vấn giúp Tổng Giám đốc chuẩn bị ra quyết định, tìm những giải pháp tối ƣu cho những vấn đề phức tạp. Nhƣ vậy, các bộ phận sẽ làm việc chuyên nghiệp hơn và có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, giúp hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.

3.3.3 Tình hình lao động của công ty

Trong các nhân tố ảnh hƣởng đến XK thì nhân tố con ngƣời là nhân tố quan trọng hàng đầu. Về nguồn nhân lực của công ty, trong những năm qua ít có sự biến động và đang có dấu hiệu giảm dần do hoạt động kinh doanh của công ty đƣợc thu hẹp.

Bảng 3.1 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2011 – 6T/2014 Lao động 2011 2012 2013 6T/ 2013 6T/ 2014 Chênh lệch (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 6T/2014/ 6T/2013 Chính thức 1.071 882 679 672 673 (17,65) (23,02) 0,15 Thời vụ 690 270 310 301 309 (60,87) 14,81 2,66 Tổng 1.761 1.152 989 973 982 x x x

Nguồn: Phòng Tổng vụ công ty CP Thủy sản Cafatex.

Bảng 3.1cho thấy rõ tình hình lao động của công ty qua các năm đều có xu hƣớng giảm. Đối với lƣợng công nhân lao động thời vụ, công ty căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh và đơn hàng XK để quyết định tăng hay giảm số lƣợng công nhân bằng việc kéo dài hay rút ngắn thời gian ký kết hợp đồng lao động giữa công nhân và công ty, do đó số lƣợng lao động tăng giảm tùy thuộc vào tình hình sản xuất và xuất khẩu của công ty.

Năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn 2011-2013 với sự tăng trƣởng cả về sản lƣợng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Vì thế số lƣợng công nhân chính thức lẫn thời vụ đều tăng cao để có thể đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của công ty. Tuy nhiên trong năm 2012 và 2013, do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nên công ty đã chủ động thu hẹp quy mô sản xuất để hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời số lƣợng công nhân viên giảm liên tục là do công ty đã chủ động cắt giảm để có thể tiết kiệm chi phí nếu không muốn dẫn đến tình trạng nợ nần nhƣ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta đã gặp phải. Mặt khác do lƣợng hàng XK ít đi, hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả dẫn đến thu nhập của công nhân giảm, cuộc sống không đƣợc đảm bảo và ổn định nên nhiều ngƣời đã xin nghỉ việc.

30

Lƣợng lao động chính thức năm 2013 của công ty sụt giảm khá nhiều nhƣng số lƣợng lao động thời vụ lại tăng lên, nguyên nhân do trong năm này sản lƣợng mặt hàng tôm và cá XK đạt cao nhất trong 3 năm nên công ty phải tuyển thêm công nhân mới để có thể sản xuất kịp thời theo yêu cầu của các đơn đặt hàng. Ở giai đoạn 6T/2014, hoạt động xuất khẩu có tín hiệu phát triển hơn so với cùng kỳ năm trƣớc do những đối tác của công ty có nhu cầu nhiều đối với các nhóm sản phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao. Do đó công ty đã tuyển thêm lƣợng công nhân lao động thời vụ để có thể nhanh chóng sản xuất và đáp ứng kịp thời hàng hóa theo hợp đồng đã ký kết.

3.4 SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 3.4.1 Sản phẩm của công ty 3.4.1 Sản phẩm của công ty

Nguồn: Phòng Tổng vụ

- Nhóm sản phẩm cao cấp: sản phẩm chế biến từ tôm (tôm hấp, tôm Ebi- fry, Noshiba, Tempura, tôm PTO, tôm Sushi), sản phẩm chế biến từ cá (cá Ebibpanko, cá IQF, Tempura).

- Nhóm sản phẩm đông block truyền thống: các sản phẩm cá, tôm đông block kích cỡ đa dạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giới thiệu sơ lƣợc về các sản phẩm tôm và cá chủ yếu XK sang Nhật Bản:

- Tôm PTO: là các loại tôm đƣợc lột vỏ, chừa đuôi (chừa đốt sát đuôi và gai nhọn, cánh đuôi).

- Tôm PD (Peeled and deveined shrimp): tôm lột vỏ, lấy chỉ. Tôm này thƣờng đƣợc gọi là tôm thịt. Tôm thịt sau khi rả đông là có thể chế biến ngay mà không phải mất nhiều công sức.

Các sản phẩm của công ty Sản phẩm tôm Thủy sản khác Sản phẩm tôm cao cấp Sản phẩm tôm đông block Sản phẩm cá cao cấp Sản phẩm cá đông block Sản phẩm cá

31

- Tôm PUD (Peeled undeveined shrimp): tôm đã lột hết vỏ nhƣng không rút chỉ ra. Thƣờng thƣờng dạng chế biến này dùng cho những loại tôm có kích cỡ quá nhỏ, và việc rút chỉ là một việc làm hết sức mất thời gian mà năng suất lại kém.

- Tôm Nobashi: tôm PTO đƣợc chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản. Nobashi trong tiếng Nhật có nghĩa là bóp dãn ra, còn ebi là tôm. Vậy Nobashi ebi có nghĩa đơn giản là con tôm đƣợc bóp kéo. Loại này chủ yếu dùng để làm tôm bao bột theo kiểu Nhật

- Tôm Sushi: là loại tôm hấp lúc còn vỏ, sau đó đƣợc cắt đôi ra nhƣ xẻ bƣớm rồi lột vỏ. Tôm lại đƣợc cắt tỉa tạo hình và đóng gói trên khay, hút chân không rồi đóng gói. Tôm sushi là nguyên liệu để làm thành món ăn dân tộc là sushi tôm của ngƣời Nhật.

- Tôm Tempura: là một trong những món ăn truyền thống và rất đƣợc Ngƣời Nhật ƣa thích. Tempura chủ yếu là các món làm từ tôm, cá, rau củ..tẩm bột đem chiên giòn.

- Cá IQF (Individual Quick Frozen): nghĩa là cá cấp đông từng con. Với sản phẩm đƣợc cấp đông IQF thì thời gian bảo quản sản phẩm đƣợc lâu hơn mà chất lƣợng sản phẩm gần nhƣ đƣợc giữ nguyên vẹn.

Nhận xét: Với những sản phẩm XK đa dạng, chất lƣợng đạt tiêu chuẩn

quốc tế và đặc biệt là có nhiều sản phẩm cao cấp, có giá trị gia tăng đã giúp công ty có thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng, tạo đƣợc lợi thế so với các đối thủ trong ngành, ngày càng có đƣợc sự tin tƣởng của các đối tác nƣớc ngoài, trong đó có thị trƣờng Nhật Bản. Với những thuận lợi đó sẽ giúp công ty dễ dàng trong việc thâm nhập và mở rộng thị trƣờng, giúp hoạt động xuất khẩu thủy sản ngày càng hiệu quả hơn.

3.4.2 Quy trình công nghệ

3.4.2.1 Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu

Trƣớc khi đƣa vào chế biến, cá tra nguyên liệu sẽ đƣợc lấy mẫu kiểm tra để đảm bảo không vƣợt quá dƣ lƣợng kháng sinh theo quy định. Cá nguyên liệu đạt yêu cầu về chất lƣợng sẽ đƣợc phân cỡ loại, sau đó sẽ đƣợc cắt hầu, đâm rún cho ra hết tiết rồi đem phi lê lấy phần thịt ở hai bên thân cá. Phần thịt đó sẽ đƣợc đƣa qua máy lạng da để loại bỏ da cá. Sau đó dùng dao chuyên dụng lạng bỏ phần thịt hồng/đỏ, mỡ, xƣơng, định hình miếng cá theo yêu cầu đơn đặt hàng và đem kiểm ký sinh trùng rồi phân màu, phân cỡ theo quy định. Dùng hóa chất cho phép sử dụng trong thực phẩm xử lý làm cho miếng cá

32

đƣợc trong, dai, bắt mắt, xếp các miếng cá vào khuôn theo quy định đơn đặt hàng. Sau đó đem cấp đông ở nhiệt độ từ -40oC đến -30oC để bảo quản an toàn chất lƣợng cá thành phẩm. Giai đoạn cuối cùng là rà kim loại để phát hiện và loại ra những miếng cá bị dính kim loại sau đó đóng gói và bảo quản cá trong kho trữ đông ở nhiệt độ dƣới -18oC.

Công đoạn chế biến có thể tóm tắt nhƣ sau: Nguyên liệu  Giết cá, fillet, lạng da  Sửa cá  Kiểm tra kí sinh trùng, phân cỡ, phân loại  Xử lý, xếp khuôn  Cấp đông, rà kim loại, đóng gói  Bảo quản.

3.4.2.2 Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu

Tôm trƣớc khi đƣa vào sản xuất phải đánh giá xem có đáp ứng yêu cầu chất lƣợng hay không. Sau đó rửa sạch và đƣa vào sơ chế. Tôm đƣợc vặt đầu, bóc vỏ, xẻ lƣng và rút chỉ. Máy phân 5 loại cỡ sẽ tiến hành phân loại tôm thùy theo yêu cầu và quy cách đặt hàng. Sau khi tôm nguyên liệu qua giai đoạn sơ chế, sản phẩm đƣợc băng tải đƣa đến phân xƣởng chế biến. Tôm đƣợc chuyển băng tải sang khâu cấp đông băng chuyền nhiệt độ -40o

C < to < -35oC và qua máy tái đông, máy mạ băng (10-20%) trƣớc khi đƣa vào máy rung tách rời để chuẩn bị đóng gói chân không. Sản phẩm đƣợc đóng vào thùng carton theo quy cách đặt hàng và đƣa vào kho trữ đông thành phẩm ở nhiệt độ to< -18oC chờ xuất khẩu. Sản phẩm sẽ đƣợc xe lạnh chuyên dùng vận chuyển hàng XK trong điều kiện thƣờng xuyên ở nhiệt độ to<-18oC.

Công đoạn chế biến có thể tóm tắt nhƣ sau: Nguyên liệu  Sơ chế thô

 Phân cỡ, phân loại  Cân xô, lên list hàng mua  Sơ chế cao cấp  Cấp đông  Đóng gói tự động  Bảo quản.

Nhận xét: Với quy trình chế biến đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt theo quy

định từ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào đến hoàn thành sản phẩm đầu ra nhƣ trên thì các sản phẩm XK của công ty hoàn toàn đảm bảo đƣợc chất lƣợng tƣơi ngon, bổ dƣỡng và đúng nhƣ yêu cầu của phía đối tác, từ đó có thể nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty, giúp tránh đƣợc các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của các nƣớc nhập khẩu.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản cafatex sang thị trường nhật bản (Trang 36)