Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ 21/9/1973. Trải qua 41 năm cùng với sự nỗ lực của cả hai nƣớc, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng đƣợc đẩy mạnh và phát triển rất nhanh chóng.
Ngày 25/12/2008, hai bên đã ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Đây là một thỏa thuận song phƣơng mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực nhƣ thƣơng mại hàng hóa-dịch vụ, đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật… Một dấu mốc quan trọng khác là vào tháng 4/2009, hai nƣớc đã ra Tuyên bố chung về “Quan hệ đối tác chiến lƣợc vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, chính thức nâng cấp quan hệ giữa hai nƣớc lên thành quan hệ Đối tác chiến lƣợc. Việc hai nƣớc nhất trí nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lƣợc chính là kết quả tất yếu của quá trình phát triển quan hệ song phƣơng trong bốn thập kỷ qua, đồng thời cũng là sự thể hiện quyết tâm chung của Chính phủ và nhân dân hai nƣớc thúc đẩy mối quan hệ đó ngày càng phát triển tốt đẹp và sâu sắc hơn.
Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, giao dịch thƣơng mại hai chiều giữa hai nƣớc đã tăng lên đáng kể. TheoPhòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kim ngạch thƣơng mại song phƣơng từ 12.2 tỷ USD (2007) tăng lên 25.3 tỷ USD (2013) và không dừng lại ở đó, hai bên còn đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thƣơng mại song phƣơng đến năm 2020, dự kiến sẽ đạt 40 tỷ USD. Đáng kể đến là cơ cấu mặt hàng XNK chủ yếu giữa 2 nƣớc mang tính bổ sung không cạnh tranh. Việt Nam nhập chủ yếu là máy móc thiết bị, sắt thép, máy vi tính, điện tử,... xuất chủ yếu là dầu thô, hàng nông lâm thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ…
Đến nay, Nhật Bản là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm qua và chính phủ Nhật Bản tiếp tục cam kết dành mức ƣu tiên và cung cấp ODA ở mức cao cho Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể trong năm 2013, nguồn ODA của Nhật Bản sang Việt Nam đã lên đến 6,500 triệu USD. Bên cạnh đó, theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) công bố, tổng vốn FDI năm 2013 là 22,35 tỷ USD, trong đó Nhật Bản vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,875 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn đầu tƣ đăng ký tại Việt Nam.
39
Trong hơn 40 năm qua mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển hết sức thuận lợi. Trong thời gian tới mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nƣớc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Đồng thời, Nhật Bản cũng đang tăng cƣờng hỗ trợ cả về tài chính lẫn thông tin cho các DN thủy sản Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trƣờng XK sang nƣớc này. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XK hàng hóa sang Nhật Bản nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng có cơ hội nhiều hơn tại thị trƣờng này.