Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản cafatex sang thị trường nhật bản (Trang 32)

- Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả: số tƣơng đối, số

tuyệt đối để phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty CP Thủy sản Cafatex sang thị trƣờng Nhật Bản.

Phương pháp mô tả số liệu là phƣơng pháp tóm tắt, trình bày, tính toán

các đặc trƣng khác nhau của một số liệu để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.”

Theo Nguyễn Ngọc Lam (2013, trang 23-24), phương pháp số tuyệt đối là hiệu giữa trị số kỳ phân tích và kỳ gốc hoặc giữa kỳ kế hoạch và thực tế của chỉ tiêu kinh tế, để thấy đƣợc mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển... của một chỉ tiêu kinh tế nào đó.

y = y1 – y0 (2.1)

Trong đó:

y: phần tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế y1:chỉ tiêu kỳ phân tích

y0: chỉ tiêu kỳ gốc

Theo Nguyễn Ngọc Lam (2013, trang 23-24), phương pháp số tương đối là kết quả của phép chia giữa giá trị của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu của các chỉ tiêu này. *100% 0 0 1 y y y y    (2.2) Trong đó:

y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế y1:chỉ tiêu kỳ phân tích

y0: chỉ tiêu kỳ gốc

- Mục tiêu 2: Qua việc phân tích ở mục tiêu 1, sử dụng phƣơng pháp suy luận để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng Nhật Bản.

- Mục tiêu 3: Từ các kết quả phân tích ở trên, sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, suy luận kết hợp với phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT giúp nhận diện đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại công ty. Ngoài ra, sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia theo cách xếp hạng cặp

22

đôi giúp tìm ra những khó khăn ƣu tiên cần phải giải quyết nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP Thủy sản Cafatex sang thị trƣờng Nhật Bản.

Phân tích ma trận SWOT:

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010, trang 251-252), ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp ngƣời dùng phát triển bốn loại chiến lƣợc sau:

- Chiến lƣợc SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Chiến lƣợc WO nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhƣng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.

- Chiến lƣợc ST sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh né hay giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hƣởng của những mối đe dọa bên ngoài.

- Chiến lƣợc WT là những chiến lƣợc phòng thủ, nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa bên ngoài.

Bảng Ma trận SWOT

SWOT O (Opportunities) T (Threats)

S (Strengths) Các chiến lƣợc SO Các chiến lƣợc ST W (Weaks) Các chiến lƣợc WO Các chiến lƣợc WT Lập một ma trận SWOT gồm 8 bƣớc sau:

1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức. 2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.

3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.

4. Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức.

5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc SO vào ô thích hợp.

23

6. Kết hợp yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc WO vào ô thích hợp. 7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc ST vào ô thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc WT vào ô thích hợp.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Theo Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant (2009, trang 65-66), phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia hay còn gọi là phỏng vấn ngƣời cung cấp thông tin chủ yếu (Key Informant Panel – KIP). KIP là những ngƣời có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt nào đó. Phƣơng pháp này nằm trong bộ công cụ xếp hạng PRA (Participatory Rural Appraisal)

Các phƣơng pháp xếp hạng bao gồm:

- Xếp hạng ƣu tiên bằng cách mua hay bỏ phiếu (đƣa tay). - Xếp hạng theo cặp đôi.

- Xếp hạng theo ma trận trực tiếp. - Xếp hạng ƣu tiên (lựa chọn giải pháp).

Sử dụng phƣơng pháp xếp hạng theo cặp đôi có ƣu điểm là dễ thực hiện, ngƣời tham gia chỉ lần lƣợt so sánh lần lƣợt hai vấn đề một và không phức tạp. Tuy nhiên, phƣơng pháp xếp hạng cặp đôi chỉ thích hợp với những vấn đề đƣa ra xếp hạng không quá nhiều, thƣờng ít hơn 5 hay 6 vấn đề là thích hợp.

Bảng Ma trận xếp hạng cặp đôi Các lựa chọn (1) (2) (3) (4) (5) Điểm Hạng Lựa chọn (1) Lựa chọn (2) Lựa chọn (3) Lựa chọn (4) Lựa chọn (5)

24

Các bƣớc xếp hạng theo cặp đôi:

- Nhóm PRA đƣa ra vấn đề cần xếp hạng ƣu tiên, thảo luận kỹ với nhóm chuyên gia (KIP) để chọn lọc ra 3 – 5 vấn đề quan trọng nhất cần xếp hạng.

- Dùng khổ giấy lớn (hoặc sử dụng nền nhà hay bảng đen) liệt kê các vấn đề quan trọng lên phần đỉnh và bên trái của ma trận, mỗi ô đại diện cho cặp so sánh ứng với các danh mục liệt kê ở phần đỉnh và bên trái

- Cho mỗi cặp so sánh, hỏi nhóm ngƣời tham gia vấn đề (ƣa thích) nào quan trọng hơn ghi lại câu trả lời vào trong ma trận xếp hạng, hỏi lý do lựa chọn đó, ghi nhận thông tin vào ma trận tiêu chí xếp hạng.

- Trình bày một cặp khác và tiếp tục so sánh nhƣ trên cho đến khi hoàn thành hết các cặp so sánh của ma trận.

- Khi đã hoàn thành đếm số lần xuất hiện của mỗi vấn đề đƣợc xem là quan trọng hơn những thứ khác (ngƣời tham gia đã xếp hạng chúng) và xếp hạng theo thứ tự thích hợp.

25

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX

Tiền thân của Công ty Cổ phần thủy sản CAFATEX là Xí nghiệp đông lạnh thủy sản II đƣợc thành lập vào tháng 5/1987 với nhiệm vụ chính là thu mua, chế biến và cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.

Sau khi tỉnh Hậu Giang cũ đƣợc tách thành hai tỉnh mới là Cần Thơ và Sóc Trăng theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của UBND tỉnh Cần Thơ ký năm 1992 đã quyết định thành lập Xí nghiệp chế biến Thủy súc sản Cần Thơ.

Tháng 03/2004, công ty đã chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nƣớc thành “Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex”.

Thông tin về Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX:

Tên giao dịch của công ty: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK COMPANY (viết tắt là CAFATEX CORP), trụ sở tại Km 2081, Quốc lộ 1A, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.

Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần. Mã số thuế: 1800158710. Điện thoại: (+84) 710.3.846.134/3.846.737

Fax: (+84) 710.3.847.775/3.846.728

Email: mkcafatex@hcm.vnn.vn, Website: www.cafatex.info

Nhận xét: Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động chế biến thủy sản

XK, thƣơng hiệu Cafatex ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến và tin dùng nhờ vận dụng những phƣơng pháp tiếp thị linh hoạt, luôn hoàn thiện công nghệ sản xuất, đẩy mạnh quản lý chất lƣợng đáp ứng nhu cầu từng thị trƣờng và từng nhóm khách hàng. Với nỗ lực đó đã giúp Cafatex nhanh chóng trở thành một trong những DN chế biến xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam.

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Chức năng 3.2.1 Chức năng

Công ty Cổ phần (CP) Thủy sản Cafatex chuyên về lĩnh vực kinh doanh xuất – nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông, thủy, súc sản qua chế biến, đóng gói, thực phẩm và hàng tiêu dùng khác. Đặc biệt, công ty còn kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối các loại vật tƣ, thiết bị, máy móc, công cụ cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

3.2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của công ty là tổ chức thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản theo đúng với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng và thời hạn hợp đồng đã ký kết; tập trung huy động vốn, cải tiến công nghệ, đào tạo, nâng cao trình độ cho công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng; thực hiện tốt chính sách lao động tiền lƣơng, chăm lo tốt cho đời sống công nhân viên, làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ an ninh đơn vị.

3.3 CƠ CẤU TỐ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN PHÒNG BAN

3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Hoạt động theo hình thức cổ phần, bộ máy tổ chức của Công Ty CP Thủy sản Cafatex có kết cấu tƣơng tự nhƣ những doanh nghiệp cổ phần khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hình thành những phòng ban khác để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và điều hành. Dƣới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của công ty:

Nguồn: Phòng Tổng vụ P.TIẾP THỊ & BÁN HÀNG PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. CƠ ĐIỆN LẠNH P. CÔNG NGHỆ KIỂM NGHIỆM PHÒNG TỔNG VỤ VP ĐẠI DIỆN TP.HCM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM NHÀ MÁY CÁ (XNCK TÂY ĐÔ) CÁC TRẠM THU MUA TÔM

NGUYÊN LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

27

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

3.3.2.1 Ban Tổng giám đốc

- Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Kịch

Quyền hạn và nhiệm vụ: Có quyền điều hành, định hƣớng và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khách hàng; đề ra các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Phó Tổng Giám đốc: Hỗ trợ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc; có thể thay mặt Tổng Giám đốc để giải quyết những công việc có tính chất thƣờng xuyên của đơn vị khi Tổng Giám đốc vắng mặt.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm bốn thành viên, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong công ty.

3.3.2.2 Hệ thống các phòng ban

 Phòng tổng vụ

- Tuyển dụng, quản lý, bố trí lao động mà bảo hộ lao động đồng thời quản lý tài chính, bảo vệ tài sản và an ninh trật tự an toàn trong sản xuất.

- Nghiên cứu chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi công ích nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả cao nhất.

 Phòng tài chính kế toán

- Thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, quản lý nguồn vốn, phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

- Tham mƣu về quản lý tài chính giúp Tổng Giám đốc; thực hiện báo cáo định kỳ với Tổng Giám đốc Công ty.

 Phòng xuất nhập khẩu

- Thực hiện công tác XNK và quản lý tập trung các bộ hồ sơ chứng từ XNK của công ty; quản lý điều phối công tác vận chuyển phục vụ công tác xuất nhập hàng hóa cho Công ty.

- Tiếp nhận, quản lý hàng hóa đông lạnh thành phẩm của Công ty, đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng; theo dõi, quản lý thiết bị kho đông lạnh đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hóa.

28

 Phòng tiếp thị và bán hàng

- Xác lập sản phẩm mục tiêu và thiết lập hệ thống quá trình sản xuất sản phẩm; hợp tác phát triển và giữ mối quan hệ với các thị trƣờng tiêu thụ.

- Theo dõi tiến độ sản xuất và đặt mua bao bì theo yêu cầu đơn đặt hàng. - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm (đàm phán, ký kết hợp đồng thƣơng mại, lập các Lệnh sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng).

- Tổ chức triển khai tham gia các Hội chợ Quốc tế và trong nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phòng công nghệ kiểm nghiệm

- Nghiên cứu, xây dựng, quản lý, hƣớng dẫn và giám sát nghiêm ngặt qui trình sản xuất sản phẩm.

- Tiếp nhận công nghệ mới, chuyển giao, thiết lập và bố trí qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới cho công ty.

- Thực hiện quản lý môi trƣờng theo qui định hiện hành của luật pháp; quản lý hồ sơ hệ thống chất lƣợng của Công ty: ISO 9001:2000; HACCP; BRC…

 Phòng cơ điện lạnh

- Tổ chức quản lý,vận hành, bảo trì các máy móc thiết bị đảm bảo liên tục đáp ứng yêu cầu SXKD và bảo quản sản phẩm của Công ty.

- Tổ chức hƣớng dẫn kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc.

- Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy an toàn cho sản xuất, cho con ngƣời và tài sản của Công ty.

 Văn phòng đại diện của công ty tại TP Hồ Chí Minh

- Phụ trách xuất nhập hàng ở các Cảng tại khu vực TP.HCM.

- Quan hệ với Hải quan, hãng tàu, các cơ quan chức năng liên quan đến công tác xuất nhập hàng.

- Quản lý hàng của Công ty gửi các kho khu vực TP.HCM.

- Làm cầu nối thông tin giữa khách hàng tại TP.HCM (cả trong và ngoài nƣớc) với Văn Phòng chính tại Cần Thơ.

Nhận xét: Công ty xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến

chức năng. Theo cơ cấu này, các bộ phận chức năng không có quyền ra lệnh cho các bộ phận chức năng khác, những ý kiến đóng góp chỉ mang tính chất tƣ vấn về mặt nghiệp vụ. Mỗi bộ phận chức năng trong công ty thực hiện những

29

chức năng riêng của mình và tham gia tƣ vấn giúp Tổng Giám đốc chuẩn bị ra quyết định, tìm những giải pháp tối ƣu cho những vấn đề phức tạp. Nhƣ vậy, các bộ phận sẽ làm việc chuyên nghiệp hơn và có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, giúp hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.

3.3.3 Tình hình lao động của công ty

Trong các nhân tố ảnh hƣởng đến XK thì nhân tố con ngƣời là nhân tố quan trọng hàng đầu. Về nguồn nhân lực của công ty, trong những năm qua ít có sự biến động và đang có dấu hiệu giảm dần do hoạt động kinh doanh của công ty đƣợc thu hẹp.

Bảng 3.1 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2011 – 6T/2014 Lao động 2011 2012 2013 6T/ 2013 6T/ 2014 Chênh lệch (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 6T/2014/ 6T/2013 Chính thức 1.071 882 679 672 673 (17,65) (23,02) 0,15 Thời vụ 690 270 310 301 309 (60,87) 14,81 2,66 Tổng 1.761 1.152 989 973 982 x x x

Nguồn: Phòng Tổng vụ công ty CP Thủy sản Cafatex.

Bảng 3.1cho thấy rõ tình hình lao động của công ty qua các năm đều có xu hƣớng giảm. Đối với lƣợng công nhân lao động thời vụ, công ty căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh và đơn hàng XK để quyết định tăng hay giảm số lƣợng công nhân bằng việc kéo dài hay rút ngắn thời gian ký kết hợp đồng lao động giữa công nhân và công ty, do đó số lƣợng lao động tăng giảm tùy thuộc vào tình hình sản xuất và xuất khẩu của công ty.

Năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn 2011-2013 với sự tăng trƣởng cả về sản lƣợng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Vì thế số lƣợng công nhân chính thức lẫn thời vụ đều tăng cao để có thể đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của công ty. Tuy nhiên trong năm 2012 và 2013, do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nên

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản cafatex sang thị trường nhật bản (Trang 32)