Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Hàn Việt HANA (Trang 33)

5 Kết cấu của đề tài

1.4.5. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh

Nhà sản xuất cần phải thường xuyên hay định kỳ đánh giá hoạt động kênh phân phối của những trung gian theo những tiêu chuẩn nhất định, làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thưởng phạt, đảm bảo cho hoạt động phân phối đi đúng hướng và hiệu quả.

Các tiêu chuẩn thường được chọn để đánh giá như:

Định mức doanh số:Nhà sản xuất thường đặt định mức doanh số cho các trung gian. Sau mỗi thời kỳ, nhà sản xuất có thể đưa ra bảng mức doanh số đạt được của từng trung gian. Danh sách này kích thích người trung gian ở hạng thấp cố gắng hơn nữa và những trung gian ở hạng cao cần giữ vững và tiếp tục phát huy phong độ. Mức doanh số đạt được của các trung gian có thể được so sánh với mức họ đã đăng kí trong kì trước đó. Tỷ lệ tăng tiến trung bình của cả nhóm có thể được dùng như một tiêu chuẩn.

Mức dự trữ bình quân: Là một tiêu chuẩn quan trọng, nó đánh giá khả năng cung cấp nguồn hàng. Mức dự trữ gây ra chi phí bảo quản cao là mức dự trữ không hiệu quả. Mức dự trữ thấp thường xảy ra tình trạng thiếu hàng, nếu hàng hoá có tính thời vụ cao gây thiệt hại cho nhà phân phối. Vì vậy, các thành viên cần phải có mức dự trữ bình quân tối ưu.

Thời gian giao hàng: Thể hiện mức độ quản lý, nguyên tắc trong công việc và uy tín của các thành viên. Nó đánh giá trình độ dịch vụ của các thành viên trong kênh phân phối.

Cách xử lý hàng hoá thất thoát hoặc hư hỏng: Là một trong những tiêu thức thường được đánh giá. Nó phản ánh trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ tác nghiệp trong kinh doanh của các thành viên trong kênh phân phối.

Dịch vụ trước và sau khi bán hàng của các thành viên: Là tiêu thức đánh giá mức độ cạnh tranh và phát triển thị trường, những tiêu thức này rất quan trọng trong vai trò mắc xích của mỗi thành viên.

Thông qua hoạt động đánh giá, nhà quản trị biết được thành viên nào hoạt động có hiệu quả từ đó có kế hoạch đầu tư hoặc loại bỏ kịp thời, tạo nên cấu túc kênh phân phối tốt nhất đáp ứng được với sự đòi hỏi của thị trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 tôi đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống kênh phân phối như: khái niệm, vai trò và chức năng của kênh phân phối, các dòng chảy trong kênh, các thành viên trong kênh phân phối, các loại hình của kênh phân phối, cách tổ chức kênh phân phối, những nhân tố ảnh hưởng đến kênh và cuối cùng là quản trị kênh phân phối. Đây là những kiến thức cơ bản nhất phải nắm vững để hiểu và thực hiện đề tài.

Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về Công ty TNHH Hàn Việt Hana và thực trạng hệ thống kênh phân phối hiện tại của Công ty, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH HÀNN VIỆT HANA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Hàn Việt HANA (Trang 33)