Lập phòng Marketing

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Hàn Việt HANA (Trang 83)

5 Kết cấu của đề tài

3.3.1. Lập phòng Marketing

Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Nó hướng dẫn chỉ đạo, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường cộng với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, bộ phận Marketing không thể thiếu trong bộ máy hoạt động của Công ty. Vì thông qua bộ phận này ta mới hiểu được xu hướng cũng như nhu cầu sản phẩm như thế nào từ đó Công ty mới có thể đưa ra những chiến lược phát triển hợp lý.

Do Công ty chưa có phòng Marketing. Chính vì vậy, Công ty chưa có được đội ngũ Marketing có trình độ chuyên sâu cũng như chưa có được những chiến lược Marketing, các hoạt động Marketing cụ thể. Vì vậy, việc thành lập phòng Marketing tại Công ty là việc cấp bách cũng như mang chiến lược lâu dài.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc, số lượng đối thủ cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước là không hề nhỏ cùng với nhu cầu hàng tiêu dùng của khách hàng về sản phẩm may mặc ngày càng cao, cả về mẫu mã, chất liệu,...cho nên hoạt động marketing đã quan trọng nay lại càng quan trọng hơn đối với Công ty. Marketing sẽ giúp Công ty hiểu rõ hơn về thị trường, tư vấn cho Công ty các vấn đề liên quan đến khách hàng, nhu cầu sản phẩm, xu hướng sản phẩm trong thời gian tới, đối thủ cạnh tranh,...Từ đó, Công ty sẽ đưa ra những quyết định, những chính sách phù hợp. Hiện nay, chỉ một bộ phận nhỏ trong phòng kinh doanh thực hiện hết tất cả các nhiệm vụ này. Tuy nhiên phòng kinh doanh mang tính hướng chất hướng nội nhiều hơn nhưng công việc Marketing đòi hỏi nhiều tính chất hướng ngoại. Chính vì vậy sự ra đời của phòng Marketing dường như là một yêu cầu quan trọng giúp Công ty có thể thích ứng tốt hơn với những thay đổi của thị trường.

Tuy nhiên do mới bắt đầu, Công ty nên dựa vào nguồn nhân lực có sẵn của mình với mô hình và chức năng hoạt động như sau:

Phòng Marketing với cấu trúc như trên đòi hỏi nhân viên phải có trình độ, am hiểu về thị trường, về điều kiện bán hàng và quảng cáo. Đây là công việc rất quan trọng, nó góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, việc đào tạo nhân viên là rất cần thiết. Công ty cần đưa các nhân viên có năng lực, nhiệt tình theo học các khoá huấn luyện , các khoá học Marketing ở các trường ngiệp vụ, tổ chức các khoá huấn luyện tại Công ty, thường xuyên cho nhân viên va chạm, cọ xát thực tế bằng các chuyến đi công tác, các hội thảo cả trong nước và quốc tế để thu thập thông tin về thị trường, khách hàng, và học hỏi kinh nghiệm.

Bộ phận nghiên cứu thị trường:

Nhóm nghiên cứu thị trường: Thu thập thông tin về thị trường như: giá cả, sức tiêu thụ, cung cấp thông tin hữu ích trong việc tìm hiểu những cơ hội mới cho sản phẩm, thị trường, cho việc hoạch định và phát triển kế hoạch Marketing.

Tìm hiểu các nguyên nhân vì sao doanh số bán hàng tăng hay giảm, sản phẩm được khách hàng phản ứng ra sao, khả năng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường là bao nhiêu.

Nhóm nghiên cứu khách hàng: tìm hiểu vì sao khách hàng mua sản phẩm. Những quan điểm, những thị hiếu của khách hàng là gì? Khách hàng thích mua sản phẩm với giá bao nhiêu và thích mua sản phẩm ở đâu?

Nhóm nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: nghiên cứu các chính sách, chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là cácc đối thủ dẫn đầu thị trường, tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm của họ để có những phản ứng thích hợp, và có những kế hoạch thích hợp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Nghiên cứu về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh bao gồm mẫu mã, màu sắc, chất liệu, bao bì, kích thước từ đó góp ý kiến xây dựng với Công ty.

Nghiên cứu về thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong hiện tại và tương lai để có những chính sách phù hợp.

Bộ phận bán hàng:

Bộ phận bán hàng trực tiếp: Công ty cần khuyến khích nhân viên bán hàng để đạt được hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ. Công ty phải cho nhân viên bán hàng nhận thức được vai trò, giá trị của họ cũng như thù lao mà họ nhận được.

Công ty cần xác định định mức bán hàng: Xác định chỉ tiêu về doanh số, số lượng cho nhân viên bán hàng. Việc xác định các chỉ tiêu này dựa trên cơ sở dự báo

để lập kế hoạch sản xuất sau đó Công ty sẽ quy định mức bán hàng cho mỗi nhân viên.

Công ty cần có đội ngũ bán hàng có trình độ nghiệp vụ, có những hiểu biết nhất định và có khả năng giao tiếp cũng như khả năng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Công ty cần có những biện pháp khuyến khích nhân viên bán hàng bằng các hình thức khen, thưởng cho những ai có doanh số bán hàng cao, tìm được nguồn khách hàng mới,...Đối với các đại lý, Công ty cần khuyến khích bằng cách tăng tỷ lệ chiết khấu, hoa hồng, các thoả thuận đôi bên cùng có lợi. Cùng hợp tác với Công ty trong quảng cáo, khuyến mãi nhằm nâng cao doanh số bán hàng.

Bộ phận quảng cáo: cần xác định mục tiêu, loại hình quảng cáo, xây dựng nội dung hình thức quảng cáo. Từ đó, xây dựng kế hoạch, lựa chọn các phương tiện quảng cáo và đánh giá hiệu quả quảng cáo. Hiện nay, Công ty chưa có những biện pháp quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Vì vậy, bộ phận quảng cáo cần phải nỗ lực thật nhiều để có nhữngkế hoạch, phương thức quảng cáo phù hợp với Công ty cũng như đưa hình ảnh của Công ty đến gần với khách hàng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Hàn Việt HANA (Trang 83)