Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach P

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của DOANH NGHIỆP đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ PHỤC vụ, hỗ TRỢ tại cục THUẾ THỪA THIÊN HUẾ (Trang 71)

Ps Alpha

Theo Hair (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩa như là một mức độ mà nhờđó sựđo lường của các biến điều tra là không gặp phải các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ bản thân phía người được phỏng vấn là chính xác và đúng với thực tế, sự khiếm khuyết trong quá trình đo lường mà có thể ảnh hưởng đến việc điền các số liệu cho từng biến điều tra.

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độđo lường. Đểđánh giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng ta sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

Công thức của hệ sốCronbach α là α = Nρ[1+ ρ(N-1)]

Trong đó ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. Ký tự ρ tượng trưng cho tương quan trung bình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra.Theo quy

ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ sốα ≥ 0,8. Hệ sốα của Cronbach sẽ cho bạn biết các đo lường của bạn có liên kết với nhau hay không. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà

nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Ởđây, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6.

- Độ tin cậy của cục thuế

Tiến hành kiểm định bằng phần mềm SPSS, ta có kết quả phân tích độ tin cậy

Bảng 4.10: Thang đo độ tin cậy của cục thuế

Reliability Coefficients

Cronbach's Alpha N of Cases N of Items

0.9447 14 453

Item-total Statistics

0B

Các biến phân tích Mean Std

Dev Correlation Item Cronbatch Alpha TC1 3.25 0.7231 0.6369 0.9431 TC2 3.34 0.6832 0.6921 0.9414 TC3 3.30 0.6275 0.7028 0.9412 TC4 3.34 0.6668 0.6764 0.9418 TC5 3.54 0.7201 0.6509 0.9427 TC6 3.65 0.6045 0.8043 0.9388 TC7 3.85 0.6571 0.7411 0.9402 TC8 3.66 0.6500 0.7783 0.9392 TC9 2.93 0.6747 0.7562 0.9397 TC10 3.59 0.8535 0.6317 0.9444 TC11 3.50 0.6706 0.7333 0.9403 TC12 3.28 0.7062 0.7047 0.9411 TC13 3.72 0.5817 0.8522 0.9378 TC14 3.53 0.6110 0.8275 0.9382

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Số liệu trên bảng cho thấy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ

vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,9. Đồng thời các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi kỳ vọng của khách hàng DN như trình bày ở bảng trên bằng 0,9447 là rất cao.

Vì vậy có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của

các đối tượng điều tra khi khảo sát đều cho ta kết quả tin cậy và các biến trong độ tin cậy của Cục thuế là phù hợp và có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Sự đáp ứng của cục thuế

Kết quả phân tích Sự đáp ứng được trình bày ở Bảng 4.11. Số liệu trên bảng cho thấy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) cũng đều có giá trị cao hơn 0,9. Đồng thời các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi kỳ vọng của khách hàng DN như

trình bày ở bảng trên bằng 0,9441 là rất cao.

Bảng 4.11: Thang đo sựđáp ứng của cục thuế

Reliability Coefficients

Cronbach's Alpha N of Cases N of Items

0.9441 15 453

Item-total Statistics

1B

Các biến phân tích Mean Std

Dev Correlation Item Cronbatch Alpha ĐƯ1 3.59 0.5389 0.7708 0.9394 ĐƯ2 3.20 0.5595 0.7920 0.9388 ĐƯ3 3.38 0.7499 0.6127 0.9431 ĐƯ4 2.76 0.6200 0.6701 0.9412 ĐƯ5 3.64 0.5287 0.8093 0.9387 ĐƯ6 3.38 0.8160 0.6218 0.9434 ĐƯ7 3.40 0.7260 0.6754 0.9413 ĐƯ8 3.14 0.6937 0.6538 0.9417 ĐƯ9 3.30 0.5821 0.8413 0.9375 ĐƯ10 2.80 0.5989 0.7966 0.9384 ĐƯ11 3.39 0.7464 0.6361 0.9424 ĐƯ12 3.06 0.7707 0.6296 0.9428 ĐƯ13 3.47 0.5622 0.8441 0.9377 ĐƯ14 3.44 0.7096 0.6972 0.9406 ĐƯ15 2.84 0.5910 0.8004 0.9384

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Vì vậy ta cũng có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả

lời của các đối tượng điều tra khi khảo sát đều cho ta kết quả tin cậy và các biến trong Sựđáp ứng của Cục thuế là phù hợp và có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Sự phục vụ của nhân viên thuế

Kết quả phân tích Sự phục vụ của nhân viên thuế được trình bày ở Bảng 4.12. Số liệu trên bảng cho thấy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) cũng đều có giá trị cao hơn 0,9. Đồng thời các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi kỳ vọng của khách hàng DN như trình bày ở bảng trên bằng 0,9351 là rất cao.

Cho nên ta cũng có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng điều tra khi khảo sát đều cho ta kết quả tin cậy và các biến trong Sự

Bảng 4.12: Thang đo sự phục vụ của nhân viên thuế

Reliability Coefficients

Cronbach's Alpha N of Cases N of Items

0.9351 10 453

Item-total Statistics

2B

Các biến phân tích Mean Std

Dev Correlation Item Cronbatch Alpha PV1 2.87 0.5007 0.7574 0.9290 PV2 3.60 0.6959 0.6854 0.9314 PV3 3.57 0.6567 0.6744 0.9317 PV4 2.72 0.7761 0.6515 0.9344 PV5 3.13 0.6272 0.8009 0.9256 PV6 2.91 0.6304 0.8527 0.9230 PV7 3.11 0.6354 0.7964 0.9258 PV8 3.57 0.6764 0.7772 0.9266 PV9 2.89 0.6647 0.7577 0.9276 PV10 3.69 0.6604 0.7249 0.9292

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

- Sự cảm thông của nhân viên thuế

Bảng 4.13: Thang đo sự cảm thông của nhân viên thuế

Reliability Coefficients

Cronbach's Alpha N of Cases N of Items

0.9617 7 453

Item-total Statistics

3B

Các biến phân tích Mean Std

Dev Correlation Item Cronbatch Alpha CT1 2.75 0.6674 0.8221 0.9588 CT2 2.88 0.6603 0.8958 0.9535 CT3 3.16 0.7059 0.8537 0.9564 CT4 3.33 0.7477 0.8423 0.9575 CT5 2.93 0.7467 0.8954 0.9531 CT6 2.76 0.7456 0.8818 0.9542 CT7 2.88 0.6950 0.8686 0.9552

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Kết quả phân tích Sự cảm thông của nhân viên thuế được trình bày ở Bảng

4.13. Tương tự cho thấy số liệu trên bảng tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) cũng đều có giá trị cao hơn 0,9. Đồng thời các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi kỳ

vọng của khách hàng DN như trình bày ở bảng trên bằng 0,9617 là rất cao.

Do đó ta cũng có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng điều tra khi khảo sát đều cho ta kết quả tin cậy và các biến trong Sự cảm thông của nhân viên thuế của Cục thuế là phù hợp và có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Điều kiện phục vụ và đón tiếp của Cục Thuế

Kết quảphân tích Điều kiện phục vụvà đón tiếp của Cục Thuếđược trình bày ở

Bảng 4.14. Tương tự cho ta thấy số liệu trên bảng tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) cũng đều có giá trị cao hơn 0,9. Đồng thời các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item- totar correlation) lớn hơn 0,3. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi kỳ vọng của khách hàng DN như trình bày ở bảng trên bằng 0,9609 là rất cao.

Bảng 4.14: Thang đo điều kiện phục vụvà đón tiếp của cục thuế

Reliability Coefficients

Cronbach's Alpha N of Cases N of Items

0.9609 12 453

Item-total Statistics

4B

Các biến phân tích Mean Std

Dev Correlation Item Cronbatch Alpha PĐ1 3.7682 0.5294 0.8286 0.9574 PĐ2 3.6821 0.557 0.8834 0.9558 PĐ3 3.8587 0.5424 0.8048 0.9578 PĐ4 3.6645 0.6961 0.7658 0.9587 PĐ5 3.7616 0.5688 0.8757 0.9559 PĐ6 2.7726 0.5636 0.8592 0.9563 PĐ7 3.5453 0.7045 0.8039 0.9576 PĐ8 3.5143 0.6435 0.8712 0.9556 PĐ9 3.6777 0.7086 0.7786 0.9584 PĐ10 3.5673 0.7774 0.7481 0.9599 PĐ11 3.5055 0.7366 0.7594 0.9592 PĐ12 3.5695 0.6993 0.7913 0.9579

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Vì vậy ta cũng có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả

lời của các đối tượng điều tra khi khảo sát đều cho ta kết quả tin cậy và các biến

trong Điều kiện phục vụ và đón tiếp của Cục Thuế là phù hợp và có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Thủ tục hành chính thuế

Kết quả phân tích TTHC thuếđược trình bày ở Bảng 4.15. Tương tự ta thấy số

liệu trên bảng tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,9. Đồng thời các câu hỏi đều có hệ

số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi kỳ vọng của khách hàng DN như trình bày ở bảng trên bằng 0,9612 cũng là rất cao.

Bảng 4.15: Thang đo thủ tục hành chính thuế

Reliability Coefficients

Cronbach's Alpha N of Cases N of Items

0.9612 10 453

Item-total Statistics

5B

Các biến phân tích Mean Std

Dev Correlation Item Cronbatch Alpha HC1 2.84 0.5442 0.8223 0.9575 HC2 2.95 0.5602 0.8728 0.9556 HC3 2.92 0.6709 0.7487 0.9606 HC4 3.70 0.5859 0.8352 0.9568 HC5 3.60 0.6145 0.8155 0.9575 HC6 3.74 0.6064 0.8674 0.9555 HC7 2.85 0.6284 0.8829 0.9548 HC8 3.13 0.6484 0.7829 0.9590 HC9 2.91 0.5778 0.8918 0.9547 HC10 3.15 0.6470 0.7782 0.9592

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Vì vậy ta cũng có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả

lời của các đối tượng điều tra khi khảo sát đều cho ta kết quả tin cậy và các biến trong TTHC thuế là phù hợp và có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Tiếp cận dịch vụ thuế

Kết quả phân tích Tiếp cận dịch vụ thuếđược trình bày ở Bảng 4.16. Tương tự

ta thấy số liệu trên bảng tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha đều có giá trị cao hơn 0,9. Đồng thời các câu hỏi

đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi kỳ vọng của khách hàng DN như trình bày ở bảng trên bằng 0,9506 cũng là rất cao.

Bảng 4.16: Thang đo tiếp cận dịch vụ thuế

Reliability Coefficients

Cronbach's Alpha N of Cases N of Items

0.9506 7 453

Item-total Statistics

6B

Các biến phân tích Mean Std

Dev Correlation Item Cronbatch Alpha DV1 3.36 0.6347 0.7827 0.9469 DV2 2.91 0.6465 0.8192 0.9441 DV3 2.84 0.6836 0.8338 0.9426 DV4 3.35 0.7855 0.8180 0.9447 DV5 2.93 0.6990 0.8540 0.9409 DV6 3.33 0.7128 0.8839 0.9383 DV7 3.36 0.7552 0.8456 0.9418

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Tương tự những phân tích trên ta cũng có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng điều tra khi khảo sát đều cho ta kết quả tin cậy và các biến trong Tiếp cận dịch vụ thuếlà phù hợp và có liên quan chặt chẽ với nhau.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của DOANH NGHIỆP đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ PHỤC vụ, hỗ TRỢ tại cục THUẾ THỪA THIÊN HUẾ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)