Với gần 1100 DN mà Cục thuếđang quản lý, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên và điều tra khảo sát bằng cách phát đi 500 bảng hỏi phỏng vấn DN , kết quả thu về 462 bảng, trong đó có một số bảng không điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, sau khi kiểm tra, có 453 quan sát (bảng câu hỏi) được đưa vào phân tích chính thức.
Do mẫu khảo sát là mẫu thuận tiện, được phát khảo sát trực tiếp tại Hội nghị đối thoại DN năm 2014, Hội nghị tập huấn triển khai chính sách thuế mới (thuế GTGT,
TNDN sửa đổi bổ sung, Thuê đất , Hóa đơn), gửi theo địa chỉ E-Mail của DN và qua
Hội nghị triển khai kê khai thuế qua mạng cho DN nên độ phân tán của mẫu tương đối
không đồng đều và có sự chênh lệch khá rõ ràng; qua số liệu mô tả, cho ta thấy số lượng điều tra đối với DNV&N và DN lớn là không đồng đều, DNV&N (289/453) chiếm 63,80% tổng số phiếu điều tra, còn lại DN lớn chiếm 36,20%. Tuy nhiên số lượng DNV&N có phiếu khảo sát nhiều hơn là hoàn toàn phù hợp, vì hiện tại loại hình này chiếm phần lớn trong tổng số DN Cục thuếđang quản lý.
Kết quả thông kê mô tả mẫu nghiên cứu như sau:
4.2.1.1. Theo giới tính
Bảng 4.1: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính Giới tính
Đối tượng điều tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn
Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát %
Nữ 188 65.1 103 62.8 291 64.2
Nam 101 34.9 61 37.2 162 35.8
Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Về giới tính, đối với DNV&N người được khảo sát là nam chiếm 34,9% và nữ là 65,1%, đối với DN lớn người được khảo sát là nam chiếm 37,20% và nữ là 62,80% so trong mẫu nghiên cứu; cảhai nhóm DN đều cho thấy tỷ lệ nam chiếm tỷ trọng trong cơ
cấu đều thấp hơn nữ. Về tổng thể quan sát của hai nhóm DN có 162 nam chiếm tỷ lệ
35,8% tổng mẫu và nữ 291 mẫu chiếm tỷ trọng 64,2%. Như vậy, có thể kết luận xu hướng
người đến giao dịch công việc, trao đổi thông tin, cần tìm hiểu nắm bắt chính sách thuế
với Cục Thuế có tỷ lệ nữ giới cao hơn; điều này cho thấy thực tế sự quan tâm về thuế và các công việc liên quan giao dịch với CQT đều do nữ giới thực hiện, đây là một trong những vấn đề chung của tất cả các cộng đồng DN, bởi đa số những người làm công tác kế toán cho DN đều là nữ giới. Thông qua kết quả nghiên cứu này, ta có thể dùng mẫu phân bổ theo giới tính này để kiểm định sự hài lòng của DN có sự khác nhau giữa nam và nữ khi đánh giá chất lượng dịch vụ phục vụ, hỗ trợ về thuế tại Cục Thuế.
4.2.1.2. Theo độ tuổi
Bảng 4.2: Cơ cấu đối tượng điều tra theo độ tuổi
Độ tuổi
Đối tượng điều tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn
Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát %
Dưới 31 tuổi 35 12.1 20 12.20 55 12.10
Từ 31 đến 40 tuổi 111 38.4 60 36.60 171 37.70 Từ41 đến 50 tuổi 120 41.5 69 42.10 189 41.70
Từ 51 tuổi trở lên 23 8.00 15 9.10 38 8.40
Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Nhìn vào số liệu tại Bảng 4.2 cho ta thấy, nhóm người được khảo sát ở độ tuổi
dưới 31 và từ 51 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nhóm người được khảo sát
có độ tuổi từ31 đến 50 tuổi trong từng nhóm DN; về tỷ lệ của từng độ tuổi được khảo sát chiếm tỷ trọng trong từng nhóm DN là tương đối đồng đều. Về tổng số quan sát của hai nhóm DN thì kết quả nghiên cứu cho ta thấy nhóm tuổi khảo sát dưới 31 chỉ
chiếm 12,10%, nhóm tuổi từ 51 tuổi trở lên là 8,40%, nhóm tuổi từ 31 đến 40 chiếm
37,70% và nhóm tuổi từ 41 đến 50 chiếm 41,70% trong tổng mẫu. Mẫu nghiên cứu
cho thấy đối tượng thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, giao dịch với Cục Thuế, quan tâm về thuế tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ31 đến 50, ở độ tuổi này đa sốthường có được những tích lũy kinh nghiệm làm việc.
4.2.1.3. Theo trình độ học vấn
Số liệu tại Bảng 4.3 cho ta thấy đối tượng được khảo sát ở bậc Phổ thông và Sau
cấp, Cao đẳng (đang làm việc tại DN) trong từng nhóm DN; về tỷ trọng đối tượng khảo sát ở bậc Đại học và Trung cấp, Cao đẳng chiếm trong từng nhóm DN tương đối đồng
đều nhau. So với tổng số quan sát của hai nhóm DN thì bậc Phổ thông chiếm tỷ trọng rất thấp 1,50%; đối tượng có trình độ ở bậc Sau đại học chiếm tỷ trọng 5,70%; Đại học chiếm 48,80% và Trung cấp, Cao đẳng chiếm 43,90%. Tỷ lệ này cho thấy đa số nhân viên làm việc tại DN thường xuyên trao đổi, giao dịch các công việc liên quan về thuế
tại Cục Thuế đều có trình độ tương đối cao, giữa hai nhóm DNV&N và DN lớn cũng
cho chúng ta thấy đối tượng khảo sát không có sự chênh lệch nhau về trình độ; vì vậy việc đánh giá của DN về chất lượng phục vụ, hỗ trợ về thuế tại Cục Thuế cơ bản được
đảm bảo và có sự khách quan hơn. Trong đó nhóm đối tượng ở bậc phổ thông được
khảo sát chiếm phần ít có thể là những nhân viên thủ quỹ, nhân viên văn thư của DN.
Bảng 4.3: Cơ cấu đối tượng điều tra theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Đối tượng điều tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát % Sau đại học 16 5.50 10 6.10 26 5.70 Đại học 141 48.80 80 48.80 221 48.80 Trung cấp, Cao đẳng 126 43.60 73 44.50 199 43.90 Phổ thông 6 2.10 1 0.60 7 1.50 Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
4.2.1.4. Theo chức vụ:
Bảng 4.4: Cơ cấu đối tượng điều tra theo chức vụ
Chức vụ Đối tượng điề
u tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn
Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát %
Giám đốc 30 10.40 24 14.60 54 11.90 Phó Giám đốc 20 6.90 16 9.80 36 7.90 Trưởng phòng 52 18.00 18 11.00 70 15.50 Phó trưởng phòng 29 10.00 15 9.10 44 9.70 Nhân viên 158 54.70 91 55.50 249 55.00 Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Về chức vụ cho thấy người được khảo sát trong từng nhóm DN có chức vụ Phó phòng trở lên chiếm tỷ trọng trong cơ cấu khá cao, cụ thể tổng mẫu nghiên cứu người có chức vụ Phó phòng trởlên đối với DNV&N chiếm 45,30 % (trong đó Giám đốc và Phó
Giám đốc chiếm 17,30%), số còn lại chủ yếu là nhân viên chiếm 54,70%; đối với DN lớn chiếm 44,50 % (trong đó GĐ và Phó GĐ chiếm 24,40%), nhân viên chiếm 55,50%.
Về mẫu nghiên cứu chung cho hai nhóm DN ta thấy người được khảo sát có tỷ
trọng chiếm lớn hơn vẫn là đối tượng nhân viên 249 mẫu chiếm 55,00%; cán bộ lãnh
đạo cấp trung (Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng) 114 mẫu chiếm 25,20% và cán bộlãnh đạo cấp cao (GĐ và Phó GĐ) là 90 mẫu chiếm 19,80%.
Mẫu nghiên cứu cho thấy trong từng nhóm DN thì cán bộ lãnh đạo các cấp trong DN (có chức vụ Phó phòng trởlên) đã có sự quan tâm, chú trọng hơn về công tác thuế, chứng tỏ ngoài đối tượng nhân viên thường xuyên giao dịch với CQT thì nhóm đối
tượng này ngày càng có xu hướng thường xuyên tiếp cận, trao đổi, nắm bắt, tìm hiểu liên quan về chính sách thuế để điều hành chỉ đạo DN nhằm thực hiện tuân thủ pháp luật thuế tốt hơn, đòng thời thông qua đó cũng có sự theo dõi, đánh giá CLDV, hỗ trợ
do CQT cung cấp và các hoạt động phục vụ của nhân viên thuếliên quan đến DN.
4.2.1.5. Theo thời gian làm việc
Bảng 4.5: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thời gian làm việc Thời gian làm việc
Đối tượng điều tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn
Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát %
Dưới 5 năm 33 11.40 16 9.80 49 10.80 Từ5 đến dưới 10 năm 104 36.00 58 35.40 162 35.80 Từ10 đến 15 năm 93 32.20 54 32.90 147 32.50
Trên 15 năm 59 20.40 36 22.00 95 21.00
Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Xét dưới góc độ số năm công tác trong từng nhóm DN cho ta thấy mẫu nghiên cứu đối tượng có thời gian công tác từ 5 năm trở lên vẫn chiếm đại đa số (đối với
DNV&N đối tượng này chiếm 88,60%, đối với DN lớn chiếm 90,20%), trong đó đối
tượng khảo sát rơi vào nhóm có thời gian làm việc từ5 đến 15 năm vẫn chiếm tỷ trọng cao (DNV&N chiếm 68,20%, đối với DN lớn chiếm 68,3%). Đối tượng có thời gian
làm việc dưới 5 năm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu theo nhóm DN (DNV&N
chiếm 11,42%; DN lớn chiếm 9,80%). Qua số liệu trên ta thấy đối với DN lớn thông
thường có quy mô DN lớn hơn, độ phức tạp trong công việc cũng có thể nhiều hơn so
với DNV&N, nên DN lớn thường sử dụng lao động có thời gian làm việc lâu năm, có
kinh nghiệm trong công tác là điều tất yếu.
Về tổng số mẫu nghiên cứu khảo sát của cả hai nhóm DN, có 49 mẫu (chiếm
10,80%) khảo sát người có thời gian làm việc dưới 5 năm, 162 mẫu (chiếm 35,80%)
khảo sát người có thời gian làm việc từ10 đến 15 năm, 95 mẫu (chiếm 21,00%) khảo
sát người có thời gian làm việc trên15 năm. Mẫu nghiên cứu cho thấy người đến giao dịch với CQT đa số có thâm niên và kinh nghiệm làm việc. Điều này cho ta thấy cũng
phù hợp với độ tuổi như đã phân tích trình bày ở bảng 4.2.
4.2.1.6. Theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 4.6: Cơ cấu đối tượng điều tra theo loại hình DN Loại hình DN
Đối tượng điều tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn
Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát %
DNNN 0 0.00 22 13.40 22 4.90 DN có vốn ĐTNN 0 0.00 18 11.00 18 4.00 Cty cổ phần 119 41.20 64 39.00 183 40.40 Cty TNHH 122 42.20 53 32.30 175 38.60 DNTN 45 15.60 6 3.70 51 11.30 Loại hình khác 3 1.00 1 0.60 4 0.90 Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Kết quả từ số liệu bảng 4.6 cho ta thấy nếu xét theo cơ cấu trong từng nhóm
DN, thì đối với DN lớn có 22 mẫu (chiếm 13,40%) khảo sát ở loại hình DNNN, có 18
mẫu (chiếm 11,00%) khảo sát ở loại hình DN có vốn ĐTNN, hai loại hình này không
có mẫu khảo sát thuộc nhóm DNV&N. Còn đối với loại hình Công ty cổ phần, Công
ty TNHH và DNTN có mẫu khảo sát được phân bố và chiếm tỷ trọng cao ở hai nhóm
DN, tuy nhiên nhóm DNV&N có số luợng mẫu khảo sát chiếm nhiều hơn so với nhóm DN lớn, nội dung này phù hợp với thực trạng (về quy mô tổng nguồn vốn) các DN trên
địa bàn tỉnh TT Huế.
Xét tổng thể cả hai nhóm DN thì Công ty cổ phần chiếm số lượng cao nhất
trong tổng sốDN được khảo sát - 183 DN (chiếm 40,40%); tiếp đến là Công ty TNHH
175 đơn vị (chiếm 38,60%); DNTN 51 đơn vị (chiếm 11,30%), hiện nay các loại hình
này đang phát triển mạnh ở TT Huế chủ yếu là do chuyển đổi từ kinh doanh hộ cá thể lên DN; DNNN 22 đơn vị (chiếm 4,90%); DN có vốn ĐTNN 18 đơn vị (chiếm 4,00%) và loại hình khác 4 đơn vị (chiếm 0,90%). Điều này phù hợp với cơ cấu loại hình DN
mà Cục Thuếđang quản lý hiện nay {DNNN: 22 (2,017%); ĐTNN: 56 (5,13%); Công
ty TNHH: 467 (42,8%); Công ty cổ phần: 439 (40,24%); DNTN: 96 (8,8%); Hợp tác
xã và Công ty hợp danh: 11 (2,93%) dựa theo nguồn thông tin quản lý ĐTNT tại thời
điểm tháng 30/9/2014 tại Văn phòng Cục Thuế TT Huế}.
4.2.1.7. Theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Qua mô tả bảng 4.7 cho ta thấy nếu xét theo cơ cấu trong từng nhóm DN, thì
đối với DN lớn mặc dù chỉ có 164 mẫu khảo sát nhưng lại có đến 103 mẫu (chiếm
62,80%) là DN có thời gian hoạt động trên 10 năm, có 52 mẫu (chiếm 31,70%) là DN
có thời gian hoạt động từ5 năm đến 10 năm và chỉ có 9 mẫu (chiếm 5,50%) là DN có
thời gian hoạt động dưới 5 năm; trong khi đó đối với DNV&N có đến 289 mẫu khảo
sát, nhưng chỉ có 119 mẫu (chiếm 41,20%) có thời gian hoạt đồng trên 10 năm, có 138
mẫu (chiếm 47,80%) là DN có thời gian hoạt động từ 5 năm đến 10 năm và có đến 32
mẫu (chiếm 11,10%) là DN có thời gian hoạt động dưới 5 năm. Điều này cho thấy DN
lớn phần lớn có thời gian hoạt động lâu hơn so với DNV&N, bởi DNV&N chủ yếu
được chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên DN hoặc mới được thành lập, còn DN lớn
đa phần là những DNNN, DN có vốn ĐTNN ….đã được thành lập hoạt động từtrước.
Bảng 4.7: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thời gian hoạt động của DN Thời gian hoạt động
Đối tượng điều tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn
Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát %
Dưới 5 năm 32 11.10 9 5.50 41 9.10 Từ5 đến 10 năm 138 47.80 52 31.70 190 41.90
Trên 10 năm 119 41.20 103 62.80 222 49.00
Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Về tổng thể, DN có thời gian hoạt động dưới 5 năm có 41 mẫu (chiếm 9,10%),
DN có thời gian hoạt động từ5 năm đến 10 năm có 190 mẫu (chiếm 41,90%), DN có
thời gian hoạt động trên 10 năm có 222 mẫu (chiếm 49,00%). Nghiên cứu cho thấy đa
sốDN đều có thâm niên trong tổ chức hoạt động SXKD.
4.2.1.8. Theo ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Bảng 4.8: Cơ cấu đối tượng điều tra theo ngành nghề kinh doanh chính của DN Ngành nghề kinh
doanh
Đối tượng điều tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn
Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát %
CN&XD 63 21.80 31 18.90 94 20.80 Thương mại 82 28.40 45 27.40 127 28.00 Dịch vụ (du lịch/KS) 73 25.30 46 28.00 119 26.30 Ăn uống 44 15.20 29 17.70 73 16.10 Vận tải 12 4.20 6 3.70 18 4.00 Ngành khác 15 5.20 7 4.30 22 4.90 Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
Trong bảng 4.8, ta thấy cơ cấu ngành nghề chiếm tỷ trọng giữa hai nhóm DN
tương đối đồng đều nhau; trong từng nhóm DN thì đối với DNV&N ngành Thương
mại chiếm tỷ trọng cao nhất, có 82 mẫu (chiếm 28,40%), sau đó là ngành Dịch vụ (du lịch/KS) có 73 mẫu (chiếm 25,30%), kếđến ngành CN&XD có 63 mẫu (chiếm 21,80),
ngành Ăn uống có 44 mẫu (chiếm 15,20%), ngành Vận tải và ngành khác số lượng mẫu cũng gần ngang nhau; còn đối với DN lớn thì ngành Dịch vụ có 46 mẫu (chiếm 28,00) và ngành Thương mại có 45 mẫu (chiếm 27,40%) là hai ngành chiếm tỷ trọng
cao và tương đối đồng đều nhau, các cặp ngành nghề CN&XD-Ăn uống và Vận tải-
ngành khác cũng có sốlượng mẫu tương đồng nhau.
Xét tổng thể cả hai nhóm DN, ngành Thương mại vẫn và ngành DV vẫn là hai
ngành chiếm ưu thế, ngành Thương mại có 127 mẫu (chiếm 28,00%), ngành DVcó
119 mẫu (chiếm 26,30%), ngành CN&XD có 94 mẫu (chiếm 20,80%), ngành Ăn uống
có 73 mẫu (chiếm 16,10%), hai ngành còn lại chiếm tỷ trọng thấp. Với đặc điểm tại TT Huế, thì ngành Thương mại và DV (du lịch/KS) là hai ngành có sự phát triển
nhanh, đặc biệt là ngành DV (du lịch/KS) và kéo theo sự phát triển của ngành Thương
mại, Ăn uống là điều dễ hiểu. Qua nghiên cứu trên khối ngành Thương mại, DV,
CN&XD và Ăn uống là những ngành có nhiều vấn đề cần sự hỗ trợ và cung cấp DV về thuế của Cục Thuế tỉnh.
4.2.1.9. Theo quy mô vốn của doanh nghiệp
Bảng 4.9: Cơ cấu đối tượng điều tra theo quy mô vốn của DN Quy mô vốn
Đối tượng điều tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn
Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát %
Dưới 10 tỷ 8 2.80 0 0.00 8 1.80 Từ10 đến dưới 20 tỷ 13 4.50 0 0.00 13 2.90 Từ20 đến dưới 50 tỷ 127 43.90 0 0.00 127 28.00 Từ50 đến dưới 100 tỷ 141 48.80 0 0.00 141 31.10 Trên 100 tỷ 0 0.00 164 100.00 164 36.20 Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Về quy mô tổng nguồn vốn của DN: Trong tổng số 453 mẫu quan sát, có 164 mẫu (chiếm 36,20%) của DN có tổng số nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (DN Lớn); có 289 mẫu (chiếm 63,80%) của DN có tổng số nguồn vốn dưới 100 tỷđồng (DNV&N).