Bảng 4.8: Cơ cấu đối tượng điều tra theo ngành nghề kinh doanh chính của DN Ngành nghề kinh
doanh
Đối tượng điều tra
Tổng cộng DNV&N DN lớn
Số quan sát % Số quan sát % Số quan sát %
CN&XD 63 21.80 31 18.90 94 20.80 Thương mại 82 28.40 45 27.40 127 28.00 Dịch vụ (du lịch/KS) 73 25.30 46 28.00 119 26.30 Ăn uống 44 15.20 29 17.70 73 16.10 Vận tải 12 4.20 6 3.70 18 4.00 Ngành khác 15 5.20 7 4.30 22 4.90 Tổng cộng 289 100,00 164 100,00 453 100,00
Trong bảng 4.8, ta thấy cơ cấu ngành nghề chiếm tỷ trọng giữa hai nhóm DN
tương đối đồng đều nhau; trong từng nhóm DN thì đối với DNV&N ngành Thương
mại chiếm tỷ trọng cao nhất, có 82 mẫu (chiếm 28,40%), sau đó là ngành Dịch vụ (du lịch/KS) có 73 mẫu (chiếm 25,30%), kếđến ngành CN&XD có 63 mẫu (chiếm 21,80),
ngành Ăn uống có 44 mẫu (chiếm 15,20%), ngành Vận tải và ngành khác số lượng mẫu cũng gần ngang nhau; còn đối với DN lớn thì ngành Dịch vụ có 46 mẫu (chiếm 28,00) và ngành Thương mại có 45 mẫu (chiếm 27,40%) là hai ngành chiếm tỷ trọng
cao và tương đối đồng đều nhau, các cặp ngành nghề CN&XD-Ăn uống và Vận tải-
ngành khác cũng có sốlượng mẫu tương đồng nhau.
Xét tổng thể cả hai nhóm DN, ngành Thương mại vẫn và ngành DV vẫn là hai
ngành chiếm ưu thế, ngành Thương mại có 127 mẫu (chiếm 28,00%), ngành DVcó
119 mẫu (chiếm 26,30%), ngành CN&XD có 94 mẫu (chiếm 20,80%), ngành Ăn uống
có 73 mẫu (chiếm 16,10%), hai ngành còn lại chiếm tỷ trọng thấp. Với đặc điểm tại TT Huế, thì ngành Thương mại và DV (du lịch/KS) là hai ngành có sự phát triển
nhanh, đặc biệt là ngành DV (du lịch/KS) và kéo theo sự phát triển của ngành Thương
mại, Ăn uống là điều dễ hiểu. Qua nghiên cứu trên khối ngành Thương mại, DV,
CN&XD và Ăn uống là những ngành có nhiều vấn đề cần sự hỗ trợ và cung cấp DV về thuế của Cục Thuế tỉnh.