Nhóm các giải pháp về môi trường:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 140)

- Lồng ghép quy hoạch phát triển GTVT với quy hoạch bảo vệ môi trường: giải pháp tổng hợp quan trọng nhất và có hiệu quả nhất trong bảo vệ môi trường là lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Ngoài quy hoạch môi trường quốc gia thì còn có thể có các quy hoạch bảo vệ môi trường vùng. Chính vì vậy, để đạt được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển biền vững ngành thì các chiến lược phát triển giao thông vận tải cần phải dựa trên và phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đối với các dự án quy hoạch phát triển, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án đầu tư phát triển KCHT_GT.

- Xem xét môi trường đối với quy hoạch phát triển vận tải đường bộ và đường sắt: giao thông vận tải đường bộ và đường sắt được xem xét là hoạt động giao thông vận tải tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chiếm dụng quỹ đất lớn và phát thải lượng lớn các chất ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Chính vì vậy, các vấn đề môi trường cần phải được xem xét, cân nhắc trong quá trình lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ, đặc biệt là khi các quy hoạch đi qua các vùng sinh thái nhạy cảm và qua các khu đô thị đông đúc. Việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch nhằm có các giải pháp bảo vệ môi trường hợp lý và tránh được các tác động phát sinh và các tác động dài hạn đến môi trường trong giai đoạn khai thác vận tải.

khuyến kích thực hiện các nghiên cứu khoa học trong khu vực thực hiện dự án như các nghiên cứu về tổng lượng phèn tiềm tàng trong đất, khuyến khích các nghiên cứu chi tiết về quy luật hoat động của hệ thống thủy văn khu vực, nghiên cứu về khả năng và nguy cơ xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông lớn trong điều kiên có sự can thiệp của các hoạt động phát triển...

Thúc đẩy việc ứng dụng các hệ thống và công nghệ thân thiên với môi trường trong quá trình thực hiện nhằm hạn chế các rủ ro, tác động môi trường như công nghệ kè lát mái, công nghệ trong nạo vét lòng sông…Nghiên cứu khả năng và khuyến khích việc đưa vào vận hành các phương tiện sạch hoặc phương tiện có thể sử dụng nhiên liệu sạch như nghiên cứu khả năng dùng nhiên liệu ít độc hại tới môi trường.

Giải pháp bảo vệ chất lượng môi trường nước:

Bảo vệ chất lượng môi trường nước là một yêu cầu cần thiết trong quy hoạch với xu hướng thúc đẩy phát triển GTVT đặc biệt là giao thông vận tải đường thuỷ. Hầu hết các tuyến giao thông vận tải thuỷ, cảng sông, cảng biển, cụm cảng cạn đều được quy hoạch nâng cấp hoặc xây mơí trong khu vực, nhiều tuyến đường bộ cũng được xây dựng, do đó các biện pháp bảo vệ chất lượng môi trường nước cần được thực hiện: - Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống thuỷ văn, phân bố của hệ thống nước ngầm, hình thành bản đồ tài nguyên nước nhằm thiết kế đủ khẩu độ cầu cồng thoát nước hạn chế ngập úng.

- Đối với đường thuỷ, lựa chọn công nghệ nạo vét và thời gian thi công thích hợp nhằm hạn chế sự lan nhanh chất ô nhiễm trong trầm tích đáy xuống khu vực thượng nguồn

- Có quy hoạch các bãi chưa chất bùn đáy và thiết kế công nghệ xử lý phù hợp, nhất là đối với các dự án xây mới cảng đường sông.

- Đối với những dự án tại các vùng trũng, vùng cửa sông thì cần thiết phải xem xét đến rủi ro do xâm nhập mặn và phèn hoá đất và nước.

- Ngoài ra, tại các bến cảng cần phải xây dựng chương trình kiểm soát đối với với các sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố về tràn và rò rĩ dầu.

Giải pháp bảo vệ chất lượng môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông vận tải chủ yếu là trong quá trình khai thác vận tải. Mặc dầu trong quá trình xây dựng, ô nhiễm không khí chủ yếu là do bụi, tuy nhiên, mức độ tác động của các chất ô nhiễm không khi trong quá trình khai thác vận tải lại phụ thuộc rất lớn và khâu quy hoạch mạng giao thông. Chình vì vậy, nên một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường không khí cần thiết phải đề cập trong khâu quy hoạch phát triển GTVT, cụ thể:

- Quy hoạch khoảng cách hợp lý giữa các cảng đường sông, nhà ga, bến bãi so với khu vực dân cư xunh quanh và quy hoạch vùng đệm giữa các công trình giao thông với các khu dân cư nhằm hạn chế sự tiếp xúc của cộng động dân cư với các chất ô nhiễm không khí từ các khu vực trên.

- Quy hoạch cũng nên chú ý đến lựa chọn công nghệ của phương tiện vận tải, đặc biệt là đối với các loại phương tiện mới sẽ được đưa vào lưu hanh.

- Xây dựng chương trình quan trắc chất lượng không khí chung cho toàn mạng lưới giao thông vận tải.

- Lựa chọn công nghệ thi công công trình và thời gian thi công công trình hợp lý nhằm hạn chế phát tán bụi và những chất ô nhiễm khác.

Giải pháp bảo vệ tài nguyên đất

Sự xâm phạm đến tài nguyên đất và chuyển đồi mục đích sử dụng đất là những tác động không thể trách trong các quy hoạch phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là đối với quy hoạch phát triển đường cao tốc, bến cảng, nhà ga. Do đó, một số giải pháp kỹ thuật cụ thể cần phải xem xét đến trong quá trình thực hiện quy hoạch, nhằm hạn chế tối đa các tác động bất lợi đôi với tài nguyên đất trong khu vực:

- Đảm bảo sự hài hoà và phù hợp giữa quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch sử dụng đất trong khu vực.

- Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng của các vùng. Cố gắng điều chỉnh quy hoạch, chọn lựa các phương án thay thế để tránh mở tuyến đường qua khu vực nhạy cảm dễ lún, sụt, vùng đất phèn nặng, đất mặn, vùng đất dễ bị xói lở.

- Lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp đối với các loại đất được nạo vét.. trong quá trình xây dựng cảng và nạo vét luồng tàu: có thể chôn lấp nếu lượng ô nhiễm kim loại nặng cao hoặc có thể sử dụng vào mục đích khác.

- Lựa chọn các hướng tuyến sao cho diện tích đất mất canh tác, đất ở là thấp nhất.

Giải pháp hạn chế xói lở, ngập lụt

Phát triển xây dựng hạ tầng giao thông vận tải thuỷ là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng quá trình xói lở bờ sông. Do đó cần thiết phải áp dụng các giải pháp công nghệ và sinh thái thích hợp nhằm giảm thiểu tốc độ xói lở và bảo vệ môi trường đới bờ. Tuy nhiên việc đầu tiên và quan trong nhất trong quy hoạch là nghiên cứu xác định rõ các khu vực, tuyến sông có nguy cơ xói lở cao, hoặc nghiên cứu sâu về các đặc tính sinh thái, đia chất, thổ nhưỡng của các tuyến từ đó có thể quy hoạch tránh các khu vực này hoặc thiết lập các giải pháp hạn chế xỏi lở và bảo vệ đới bờ phù hợp nhất. Một số giải pháp cụ thể có thể áp dụng như sau:

thôn không phải là vùng rừng hoặc đất ngập nước nhay cảm có thể áp dụng các giải pháp công nghệ như: công nghệ kè lát mái dùng các công nghệ bền vững làm lớp áo phủ phía ngoài giữ cho đất, cát không bị rữa trôi theo dòng nước; công nghệ công trình giảm tốc ven bờ giải pháp này rất phù hợp với những tuyến sông có vận tốc ven bờ lớn, đáy sông sâu và mái bờ dốc lớn.

- Bảo vệ mài bớ đối với những đoạn tuyến sông đi qua các vùng sinh thái nhạy cảm nên áp dụng giải pháp sinh thái trong bảo vệ bờ chống xói mòn như sử dụng cây cỏ Vertiver làm phần đệm chắn sông trên các tuyến sông và khôi phục môi trường sau khi dự án đã đi vào hoạt động.

- Trên những tuyến sông khi đã được xác định có nhiều nguy cơ về xói lở cần xây dựng các quy định, hạn chế tốc độ vận hành của các loại phương tiện trên nhưng tuyến sông đó.

Đối với các dự án phát triển đường bộ, đường sắt thì cần thiết phải thiết kế đủ khẩu độ cầu cống để thoát lũ, tránh ngập úng.

Giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:

Sự phâm phạm đến diện tích các hệ sinh thái là một trong những tác động khá rõ ràng đối với những quy hoạch phát triển mới cơ sở hạ tầng giao thông do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, một số giải pháp để giảm thiểu tác động cụ thể là:

- Xác định đặc tính hệ sinh thái khu vực trong phạm vi quy hoạch.

- Mức độ đa dạng sinh học trong vùng quy hoạch: thành phần, số lượng các loài sinh vật: thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh và hệ động thực vật trên cạn trong khu vực có thể bị tác động khi thực hiện quy hoạch.

- Đánh giá giá trị sinh thái của các hệ sinh thái: khu vực có ý nghĩa về bảo vệ môi trường như khu vực sinh sản của một số loài thuỷ sinh vật, khu vực có ý nghĩa về phòng chống xói lở, lũ lụt…

- Đánh giá về giá trị kinh tế của hệ động thực vật trong khu vực quy hoạch. - Đánh giá về đặc tính địa chất, thổ nhưỡng nền đáy, chế độ thuỷ văn của tuyến

đường sông, biển, bến cảng để có thể dự báo được mức độ tác động của quá trình nạo vét, uốn nắn chỉnh trị dòng đến các hệ sinh thái xung quanh.

- Đánh giá các tác động thứ sinh do hoạt động phát triển kèm theo khi thực hiện quy hoạch.

Giải pháp phòng chống các sự cố môi trường

Sự cố không mong muốn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, chủ yếu là tràn dầu và tràn các loại hàng hóa độc hại trong quá trình vận chuyển có thể gây nên nhiều

tác động sâu sắc đến môi trường. Do đó, trong quá trình quy hoạch cũng phải tính đến loại tác động đầy rủi ro này. Nhằm phòng tránh tác động và hạn chế ảnh hưởng trong qua trình thực hiện quy hoạch cần xem xét đến các chương trình phòng chống rủi ro môi trường. Chương trình phòng chống rủi ro môi trường nhằm ngăn chặn rò rỉ xăng dầu và vật liệu độc hại được giải phóng vào môi trường là hậu quả không mong muốn do các tai nạn trong qua trình vận chuyển. Vì vậy cần phải có các văn bản pháp quy, hành lang pháp lý phù hợp, nguồn lực bao gồm nguồn tài chính, trang thiết bị và người kiểm soát công trường nhằm duy trì tiêu chuẩn an toàn môi trường trong hoạt động giao thông vận tải. Đặc biệt là chương trình phòng tránh sự cố tràn dầu, tai nạn rò rỉ trong quá trình vận chuyển các loại hàng hoá độc hại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w