KCHT_GT đường sắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 34)

a. Về mạng đường

Mạng lưới Đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 2.995km nối liền các khu dân cư, trung tâm văn hoá nông nghiệp và công nghiệp trừ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai hướng: Với Vân Nam - Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai

Với Quảng Tây - Trung Quốc qua tỉnh Lạng Sơn

Đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới Đường sắt Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt của Lào khi được phát triển. Đường sắt Việt Nam đang sử dụng ba loại khổ đuờng, đó là loại đuờng 1.000mm, đuờng tiêu chuẩn (1.435mm) và đuờng lồng (chung cả 1.435mm và 1.000mm).

Mạng lưới đường sắt quốc gia phân bố theo 7 trục chính là: Thống Nhất (Hà Nội – Sài Gòn), Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội-Quán Triều, Kép – Lưu Xá, Kép – Hạ Long.

TT Tuyến chính Chiều dài(km) đườngKhổ Tỷ lệ(%) Năng lực thông qua(Đôi tàu/ngày đêm) (km/h)VMax

1 Hà Nội-TP.Hồ Chí Minh 1.726 1.000mm 69,3 18 90

2 Gia Lâm – Hải Phòng 97 1.000mm 3,9 24 70

3 Yên Viên – Lào Cai 285 1.000mm 11,4 19 70

4 Hà Nội - Đồng Đăng 164 Khổ lồng 6,6 16 60

5 Đông Anh – Quán Triều 55 Khổ lồng 2,2 17 50

6 Kép – Uông Bí – Hạ Long 106 1.435mm 4,3 14 50

7 Kép – Lưu Xá 56 1.435mm 2,3

Tổng cộng 2.489 100

Nguồn: Cục Đường sắt Việt Nam

Bảng 2.4. Số liệu chiều dài các loại đường của ĐSVN.

Loại đường Chiều dài Chiếm tỷ lệ (%)

Đường chính tuyến 2.489 km 71,7 Trong đó: 100 - Đường khổ 1.000 mm 2.108 km 84,7 - Đường khổ 1.435 mm 162 km 6,5 - Đường lồng 219 km 8,8 Đường tránh và đường nhánh 506 km 14,6 Đường ga 477 km 13,7 Tổng cộng 3.472 km 100

Nguồn: Cục Đường sắt Việt Nam

b. Về cấu trúc đường sắt

Cấu trúc đường sắt gồm nền đất, cầu và hầm. Cấu trúc đường được đặt trên các kết cấu đường sắt. Cấu trúc đường bao gồm ray, các thanh giằng, tà vẹt và đá ba lát. Tất cả tàu vận hành trên đường đều được kiểm soát bằng hệ thống tín hiệu. Và mọi thông tin về vận hành khai thác tàu khẩn cấp hàng ngày được thực hiện thông qua hệ thống thông tin liên lạc. Sau đây là trình bày tóm tắt về các công trình trang thiết bị hiện có của ĐSVN.

Bảng 2.5. Công trình trang thiết bị của đường sắt

Tuyến-km Cấu trúc đường sắt Nền đất Cầu Hầm Cống Slg km Slg Km Slg Km 2,600 2.450 1.813 57 39 12 5.119 81 100% 94,2% 2,2% 0,5% 3,1%

Nguồn: Cục Đường sắt Việt Nam

Từ bảng trên ta thấy hầu hết các kết cấu đường sắt là nền đất (94%). Nền đất này có thể là nền đào hoặc nền đắp.

Bảng 2.6. Tỷ phần "Chiều rộng nền đường” của các tuyến ĐSVN (đơn vị: km)

-S. Gòn -L.Cai Đăng Kép Long HP Q. triều B.Hồng

4.4m 1726,5 273,9 5,3 90,7 6,7 2103,1

5.0 hoặc 6.4m 10,8 160,2 55,7 104,9 47,7 41,1 420,4

Tổng 1726,5 284,7 165,5 55,7 104,9 90,7 54,4 41,1 2523,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hầu hết chiều rộng mặt và lòng nền đều là 4,4m. Chiều rộng gây nhiều khó khăn cho việc duy tu bảo dưỡng đường và nâng cao tốc độ chạy tàu.

* Cầu: Có tất cả 1.813 cầu đường sắt với chiều dài 45.368m và 31 cầu chung đường sắt - đường bộ dài 11.753m, trong đó tổng chiều dài cầu trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là 36.056 mét, chiếm tỷ lệ 63% tổng chiều dài cầu trên đường sắt. Có 180 cầu dầm thép tạm thời dài 18.084m, chiếm 31% tổng chiều dài cầu Đường sắt. Tổng chiều dài các cầu bê tông là 13.274m trong đó 9.179m trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Trong đó có hơn 100 cầu có tốc độ chạy tầu thấp hơn hạn chế tốc độ của khu gian. Tốc độ của khu gian được xác định các điều kiện về hướng tuyến và kết cấu đường sắt và khả năng của đầu máy toa xe. Vì vậy tốc độ hạn chế của cầu thấp hơn tốc độ hạn chế của khu gian nghĩa là các chỉ số của cầu thấp hơn so với các chỉ số của kết cấu đường sắt hay hướng tuyến trong khu gian và cần cải tạo nhanh chóng.

Có 5.128 cống với chiều dài 80.850m trên Đường sắt.

Bảng 2.7. Số lượng cầu hạn chế tốc độ

Tuyến Tốc độ chạy tàu (km/h) Khu gian hạn chế tốc độ không kể các

cầu hạn chế tốc độ <40 <30 <15 <10 <5 Tổng

Hà Nội-Sài Gòn 5 65 16 2 1 89 30km/h đến 80km/h, hầu hết các khu gian từ 60 đến 70km/h. Hà Nội-Hải Phòng 6 6 60km/h hoặc 70km/h. 30km/h (99km-102km)

Hà Nội-Đồng Đăng 2 3 5 30km/h đến 50km/h

Hà Nội-Lào Cai 3 3 40km/h đến 60km/h(118km-283km), 30km/h(283km-296km). Hà Nội-Quán Triều 1 1 Đ.Anh đến Quán Triều, 30km/h.

Kép-Hạ Long 1 3 4 30km/h đến 60km/h

Tổng 11 71 23 2 1 108

Nguồn: Cục Đường sắt Việt Nam

Trong bảng trên, các tuyến Hà Nội-Đồng Đăng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Quán Triều có khu gian hạn chế tốc độ thấp hơn. Vì vậy so sánh các cầu của 3 tuyến với các tuyến Hà Nội - Sài Gòn hoặc Hà Nội - Hải Phòng rất khó có chung một tiêu chuẩn.

* Hầm: Có tổng số 38 hầm với chiều dài xấp xỉ 10km, thuộc 3 tuyến (Hà Nội - Sài Gòn, Hà Nội - Đồng Đăng và Kép - Lưu Xá). Hạn chế tốc độ được áp dụng đối với hầu hết các hầm. Hạn chế tốc độ ở khoảng 5km/h tới 40km/h, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.8. Hầm và hạn chế tốc độ

Hạn chế tốc độ (km/h) Hầm

Số lượng Tổng chiều dài

Hà Nội-Sài Gòn 5km/h 1 445m 15km/h 8 2.777m 30km/h 6 914m 40km/h 5 969 Không h.chế tốc độ 6 2112 Tổng 26 7217 Hà Nội - Đồng Đăng 40km/h 8 1992 Kép - Lưu Xá 40km/h 4 1141 Tổng cộng 38 10350

Nguồn: Cục Đường sắt Việt Nam

c. Về kết cấu đường: Đường bao gồm ray, thanh giằng, tà vẹt và đá ba lát. Kết cấu đường của ĐSVN như sau:

* Ray: Đường sắt áp dụng 4 loại ray: 27kg/m, 30kg/m, 38kg/m và 43kg/m. Đối với các đường chính, sử dụng ray loại 30, 38 và 40kg/m, tỷ lệ đặt ray chỉ ra trong bảng sau:

Bảng 2.9. Chủng loại và chiều dài ray (đơn vị: km)

Chủng loại ray

Tuyến

Tổng Hà Nội

- S.Gòn Y. Viên- L.Cai H Nội -ĐĐăng

Lưu Xá - Kép Kép - H. Long G.Lâm – H.Phòn g Đ.Anh - Q. Triều -B.HồngV.Điển 30kg/m 180,2 284,7 165,4 55,7 104,9 90,7 54,4 41,1 977,2 38 or 43kg/m 1546,3 1546,3 Tổng 1726,5 284,7 165,4 55,7 104,9 90,7 54,4 41,1 2523,5

Nguồn: Cục Đường sắt Việt Nam

Ray 38 hay 43kg/m chỉ được sử dụng trên tuyến Hà Nội - Sài Gòn. Người ta cho rằng khối lượng vận tải đường sắt sẽ tăng và tốc độ chạy tàu cũng sẽ tăng. Hai lý do này cùng với việc duy tu bảo dưỡng đường ít hơn trong tương lai sẽ dẫn tới việc phải sử dụng ray lớn hơn trong tương lai.

* Thanh giằng: Thanh giằng ĐSVN sử dụng gồm các loại từ đinh dài tới các thanh giằng co giãn sử dụng các đĩa và bu lông hoặc pandrol. Các thanh giằng khác nhau được sử dụng tuỳ theo chủng loại tà vẹt. Các thanh giằng này sẽ được cải tạo khi ray, tà vẹt được cải tạo theo việc tăng tốc độ chạy tàu và tăng số tấn chạy qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tà vẹt: Đường sắt Việt Nam sử dụng tà vẹt bê tông hai khối, tà vẹt gỗ và sắt. Trong đó chủ yếu là tà vẹt bê tông chiếm 55.5%, tà vẹt sắt chiếm 32,5%. Chiều dài của tà vẹt là 1,8m. Khả năng chịu tải của đường sẽ tăng nếu áp dụng các tà vẹt lớn hơn, nặng hơn khi tốc độ tàu và số tấn chạy qua tăng.

* Đá ba lát: Độ dày đá ba lát đệm dưới tà vẹt là 30cm bằng phương pháp duy tu bảo dưỡng thủ công. Nhưng ở một vài đoạn, đặc biệt là đối với các đoạn trong thành phố độ dày đá ba lát dưới 30cm. Nền đá ba lát đang tiêu chuẩn hoá với yêu cầu khối lượng đá 1.250m3/km cho đường 1000mm và 1.550m3/km cho đường 1.435mm.

* Ghi: Tổng số có 2.198 bộ, chủ yếu là ghi có góc rẽ lớn (tang ghi lớn): Trong đó cụ thể từng loại:

Bảng 2.10. Số lượng các ghi đang sử dụng trên ĐSVN

STT Loại ghi Số lượng (bộ) Chiếm tỷ lệ %

1 0,12 54 2,45 2 0,125 32 1,45 3 0,13 28 1,27 4 0,15 240 10,91 5 0,156 3 0,13 6 0,19 1 0,04 7 1/12 31 1,45 8 1/7 1 0,04 9 1/8 3 0,13 10 1/10 1800 81,91 11 Bàn cờ, CL, ghi chộo 5 0,22 Tổng số 2198 100

Nguồn: Cục Đường sắt Việt Nam

Có nhiều ghi khiến tốc độ chạy tàu thấp hơn tốc độ giới hạn của khu gian. Dưới đây là trường hợp tuyến Hà Nội - Sài Gòn.

Bảng 2.11. Hạn chế tốc độ đặc biệt do ghi (tuyến Hà Nội-Sài Gòn)

Hạn chế tốc độ (km/h)

Số lượng ghi <60(tàu khách) hoặc 50(t. hàng) <40 <30

4 4 1 9

d. Về thông tin tín hiệu

+ Chủ yếu dùng 3 loại hình thiết bị: Bán tự động đường đơn rơle kiểu 64D, máy thẻ đường và đóng đường tự động đường đơn.

- Hệ thống đóng đuờng sử dụng điện với thiết bị đóng đuờng cánh/đèn màu được lắp đặt trên hầu hết các tuyến đường sắt phía Bắc.

- Hệ thống đóng đường nửa tự động được lắp đặt trên tuyến Hà Nội – TP. HCM - Hệ thống đóng đường máy thẻ đường còn tồn tại một số ga trên tuyến Yên Viên – Lào Cai.

- Có 01 khu gian đóng đường tự động đường đơn : Hà Nội – Gia Lâm.

+ Về hệ thống thông tin, đường sắt Việt Nam sử dụng hầu hết máy tải ba 1 kênh, 3 kênh, 12 kênh được sản xuất tại Hungary giữa những năm 1972 và 1979. Hệ

thống radio tần số cao được dùng cho hệ thống dự trữ khẩn cấp ở một số khu vực của mạng lưới đường sắt.

Hệ thống dây trần được sử dụng nhiều trong việc truyền tải thông tin đuờng dài. Loại cáp đôi đồng được sử dụng cho thông tin tín hiệu địa phương.

Từ năm 1998, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sử dụng hệ thống nhân kênh trên kênh truyền số liệu tốc độ 64 kbps thuê của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam trên hướng Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và Hà Nội - Đà Nẵng để truyền số liệu và điện thoại băng công nghệ Microband ATM (chế độ truyền dẫn không đồng bộ vi băng).

e. Hệ thống đường ngang và thiết bị an toàn đường ngang:

Bảng 2.12. Số liệu đường ngang các loại

STT Loại đường ngang Số lượng Chiếm tỷlệ (%)

1 Đường ngang có người gác 503 8,86

2 Đường ngang cảnh báo tự động 233 4,12

3 Đường ngang biển báo 707 12,45

4 Đường dân sinh (đường ngang trái phép) 4233 74,57

Tổng cộng 5676 100

Bảng 2.13. Tổng hợp tiêu chuẩn kỹ thuật chính trên các tuyến đường sắt quốc gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT chuẩn KTTiêu Thống NhấtĐường sắt Gia Lâm– Hải Phòng Hà Nội - Đồng Đăng Hà Nội – Lào Cai Đông Anh - Quán Triều Kép – Hạ Long Kép – Lưu Xá 1 Khổ đường 1.000 1.000 Lồng 1.000 Lồng 1.435 1.435 2 Ip 9-17‰ 6‰ 6-17‰ 9-12‰ 6‰ 6‰ 6‰ 3 RMin 300, cá biệt<200 400 300 150 300 300 300 4 VMax K:90km/h Hàng: 50km/h K :70km/hH: 40km/h 60km/h 70km/h 50km/h 50km/h 50km/h 5 Nền đường 4,4m 4,4m 5,0m, cábiệt 4- 4,4m 4,4m 5,0m 6,4m 5,0m 6 Tải trọng T14 T14 T14 T14 T14 T22 T14 7 Ray P43 P43 P43 P43 P43 P43 P43 8 Ghi Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 Tg1/10 9 Tà vẹt BT 2 khối BT 2 khối thườngBT K1, K3.sắt thườngBT thườngBT thườngBT 10 Liên kết Cóc cứng, đànhồi Cóc cứng,đàn hồi đàn hồi Cóc cứng cứng, đànCóc

hồi Cóc cứng, đàn hồi Cóc cứng, đàn hồi 11 Ldd ga 400 450 400 400 400 650 400

12 Thông tin Dây trần

13 Tín hiệu Bán tự động Bán tựđộng Bán tựđộng Bán tựđộng Bán tựđộng đườngThẻ

TT Tuyến chính Chiều dài (km) Khổ đường Số cầu Số ga

1 Hà Nội – TP.HCM 1.726 1.000mm 1.465 166

2 Gia Lâm – Hải Phòng 96 1.000mm 10 15

3 Yên Viên – Lào Cai 285 1.000mm 147 31

4 Hà Nội - Đồng Đăng 167 Khổ lồng 50 21

5 Đông Anh – Quán Triều 55 Khổ lồng 9 8

6 Kép – Hạ Long 106 1.435mm 36 11

7 Kép – Lưu Xá 56 1.435mm 21 4

Cộng 2.491 1.738 256

Nguồn: Cục Đường sắt Việt Nam

Đánh giá chung về hiện trạng kết cấu hạ tầng đường sắt Việt Nam

- Có thể nhận thấy đến thời điểm này về mạng lưới đường sắt Việt Nam không có sự thay đổi nhiều so với khi mới hình thành xây dựng hơn 100 năm nay.

- Đường sắt Việt Nam chưa có một đoạn đường đôi nào, chỉ là đường đơn khổ 1.000mm (hơn 85%) lại hạn chế cả về bình diện trắc dọc và kết cấu hạ tầng trên nên năng lực thông qua và năng lực chuyên chở thấp.

Tiêu chuẩn kỹ thuật, trang bị cho hạ tầng đường sắt nước ta còn ở mức thấp và lạc hậu: Bình trắc diện còn nhiều đường cong bán kính quá nhỏ (cá biệt có đoạn đường cong có R<100m), độ dốc lớn (Tuyến Thống Nhất ip = 17‰); cầu cống đã qua 60 năm khai thác, tải trọng nhỏ (P=14 tấn trục); ray P43 12,5m là chủ yếu trên đường chính, tải trọng cầu cống thấp, sức kéo đầu máy nhỏ phổ biến là 1.200-1.900CV, tà vẹt nhiều chủng loại; tà vẹt bê tông đa số là loại 2 khối, phổ biến là loại tà vẹt bê tông K1, K2 liên kết cứng, thông tin tín hiệu chạy tàu còn rất lạc hậu, hành lang an toàn giao thông đường sắt nhiều đoạn bị xâm phạm nghiêm trọng, đường ngang và giao cắt dân sinh có mật độ rất cao (tổng số có 1.200 đường ngang hợp pháp, 4.233 đường giao dân sinh tự mở) đó là những nguyên nhân chủ yếu hạn chế tốc độ chạy tàu và đe doạ an toàn giao thông đường sắt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 34)