Trên cơ sở 5 tiêu chí phát triển bền vững, 12 chỉ tiêu chung, xây dựng các chỉ tiêu cụ thể phát triển bền vững cho từng chuyên ngành. (Các chỉ tiêu cụ thể là đề xuất cho năm 2020).
3.2.1. KCHT_GT đường bộ
(1) Quy mô, năng lực, công suất:
+ Mật độ đường bộ: được đánh giá bằng tỷ lệ chiều dài đường trên một đơn vị diện tích tự nhiên và dân số. Tỷ lệ mật độ trên diện tích càng cao thì mạng lưới đường càng hoàn thiện và khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải càng lớn; tỷ lệ mật độ trên dân số càng nhỏ thì mức độ phục vụ nhu cầu đi lại của con người càng thuận tiện (đơn vị tính km/km2; km/103dân).
+ Năng lực dự trữ: năng lực của đường là khả thông qua của phương tiện vận tải qua mặt đường. năng lực dự trữ được đánh giá bằng tỉ lệ %
(2) Tính kết nối: được đánh giá bởi sự liên hoàn thông suốt của con đường thể hiện ở các yếu tố sau:
Hoàn chỉnh hệ thống cầu qua sông
Tải trọng của cầu phù hợp tải trọng đường
Khả năng gắn kết các tuyến đường bộ với các phương thức vận tải khác.
(3) Tính hiện đại: hệ thống KCHT_GT đường bộ hiện đại được đánh giá bằng tỷ lệ % chiều dài đường cao tốc so với chiều dài mạng quốc lộ. Tỷ lệ càng cao thì mức độ hiện đại càng lớn.
Tỷ lệ đường cao tốc ( % ) = Chiều dài đường cao tốc X 100% = 13% Chiều dài quốc lộ
(4) Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế của các tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp được đánh giá bằng chỉ số nội hoàn (IRR), chỉ số này càng cao thì khả năng hoàn vốn công trình càng nhanh. Chỉ số IRR tối thiểu đối với công trình đường bộ là 12%
(5) Xóa đói giảm nghèo: Phát triển đồng đều giữa các vùng miền; tái định cư, giải phóng mặt bằng:
Cân đối tỷ lệ đất cho KCHT_GT đường bộ và đất nông nghiệp, đất ở; Di chuyển và tái định cư nhà cửa, công trình, mồ mả; ....
Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
Giao thông cho mọi người: được xác định để đánh giá mức độ phục vụ của KCHT_GT đối với mọi thành phần tham gia giao thông kể cả người khuyết tật, người già.
Mật độ ( km/km2 ) = Chiều dài đường Chiều dài đường = 2 Diện tích = 1 ; Mật độ ( km/10
3 dân) =
(6) An toàn giao thông: Giảm thiểu tai nạn giao thông được đánh giá bằng số người chết trên dân số và phương tiện giao thông. Đơn vị tính là số người chết/104dân = 5 và số người chết /105 phương tiện = 2;
(7) Quỹ đất cho phát triển: Sử dụng đất hợp lý cho KCHT_GT đường bộ: tỷ lệ đất đô thị dành cho phát triển KCHT_GT đường bộ được đánh giá bằng tỷ lệ % đất xây dựng kết cấu cầu đường, bãi xe, bến xe và hành lang an toàn giao thông (được quy định tại Nghị định số 186/2004/NĐ-CP); công thức tính:
Đất KCHT_GT đường bộ = Diện tích đất cầu+đường+bến, bãi xe X 100% = 1,7 Diện tích đất tự nhiên
(8) Môi trường sống: là các chỉ số về ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn trong quá trình xây dựng và khai thác KCHT_GT đường bộ:
+ Phát thải các chất ô nhiễm: mức phát thải các chất ô nhiễm không khí CO, CO2, SO2, Nox, bụi; hệ số phát thải chất khí theo khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển. Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5937-2005, TCVN 5938-2005.
+ Độ ồn: được đánh giá bằng cường độ âm thanh phát ra trong quá trình xây dựng KCHT_GT đường bộ (đơn vị tính dB) chỉ số độ ồn được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5949-1998;
(9) Môi trường sinh thái: được đánh giá bởi tác động đến cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học (diện tích đất thuộc khu bảo tồn bị chiếm dụng; sạt lở, xói mòn đất).
(10) Nguồn cấp vốn bền vững: Cân đối nguồn vốn xây dựng cơ bản và bảo trì: là tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cho công tác duy tu, sửa chữa và nguồn vốn đầu tư cho hệ thống cầu đường bộ. Tỷ lệ này càng cao thì tuổi thọ của công trình càng dài. Tỷ lệ được xác định như sau:
Tỷ lệ vốn bảo trì ( % ) = Vốn bảo trì X 100% = 30% Vốn đầu tư cho đường bộ
3.2.1. KCHT_GT đường sắt
(1) Quy mô, năng lực, công suất:
KCHT_GT đường sắt phải đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH: Khai thác năng lực, công suất của hệ thống KCHT_GT đường sắt: năng lực thông qua trên từng tuyến, nhà ga…Khối lượng vận tải (hàng hóa, hành khách), tỷ trọng đảm nhận (%) so với tổng toàn bộ các phương thức vận tải khác. Tổ chức quản lý, khai thác hệ thống KCHT_GT đường sắt.
Mật độ đường sắt: được đánh giá bằng tỷ lệ chiều dài đường sắt trên một đơn vị diện tích tự nhiên và dân số (km/1000km2 = 15-17, km/106 người = 50-70).
Tiêu chuẩn khổ đường phù hợp với các nước lân cận và trong khu vực; hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống nhà ga, bán vé được nâng cấp hoặc xây dựng đồng bộ; kết nối với các phương thức vận tải khác.
(3) Tính hiện đại
Tính hiện đại của hệ thống KCHT_GT đường sắt: tỉ lệ đường sắt điện khí hoá đạt 25%; số km đường sắt cao tốc, tốc độ cao, nhà ga, các công trình phụ trợ khác…
(4) Hiệu quả kinh tế:
Đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống KCHT_GT đường sắt có hiệu quả kinh tế được đánh giá bằng chỉ số nội hoàn (IRR), chỉ số này càng cao thì khả năng hoàn vốn công trình càng nhanh. Chỉ số IRR tối thiểu là 12%
(5) Xóa đói giảm nghèo, từng bước phát triển đồng đều giữa các vùng miền.
Có đường sắt đến các trung tâm vùng, miền
(6) An toàn giao thông:
Giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt: tỷ lệ giao thông đường sắt, số vụ, số người chết, bị thương.
(7) Quỹ đất cho phát triển:
Sử dụng đất hợp lý cho KCHT_GT đường sắt: tỷ lệ đất dành cho phát triển KCHT_GT đường sắt được đánh giá bằng tỷ lệ % đất xây dựng kết cấu cầu đường, nhà ga, bến bãi và hành lang an toàn giao thông.
(8) Môi trường sống:
Độ ồn:được đánh giá bằng cường độ âm thanh phát ra trong quá trình xây dựng KCHT_GT đường sắt (đơn vị tính dB) chỉ số độ ồn được xác định theo tiêu chuẩn TCVN5949-1998;
Sự phát thải các loại chất ô nhiễm không khí: mức phát thải các chất ô nhiễm không khí CO, CO2, SO2, Nox, bụi; hệ số phát thải chất khí theo khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển.
Rác thải: mức phát thải chất thải rắn các loại theo khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển; tỷ lệ rác thải được thu gom
(9) Môi trường sinh thái: được đánh giá bởi tác động đến cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học (diện tích đất thuộc khu bảo tồn bị chiếm dụng; sạt lở, xói mòn đất).
(10) Nguồn cấp vốn bền vững: đa dạng các nguồn vốn Chính phủ, vốn vay và khu vực tư nhân