Lộ trình thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 147)

4.2.1. Giai đoạn từ nay đến 2015

a. Thành lập tổ chức giám sát, đánh giá phát triển bền vững

Bộ Giao thông vận tải thành lập Hội đồng giám sát phát triển bền vững (hoặc Ban giám sát phát triển bền vững). Đây là cơ quan thường trực làm đầu mối phối hợp hoạt động liên quan đến công tác giám sát phát triển bền vững KCHT_GT giúp Bộ tổng hợp, lập báo cáo, phân tích thông tin và chuẩn bị báo cáo định kỳ gửi Hội đồng phát triển bền vững quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Cơ cấu tổ chức gồm:

- 1 Thứ Trưởng phụ trách chung - Đơn vị chủ trì: Vụ Kết cấu hạ tầng

- Đơn vị phối hợp: các Vụ Kế hoạch đầu tư, Tài chính, An toàn giao thông, Môi trường.

- Đơn vị thực hiện:

+ Các Cục Đường Bộ, Đường sắt, Đường Thủy nội địa, Hàng hải, Hàng không. Các đơn vị này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá phát triển bền vững trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình. Định kỳ lập báo cáo công tác giám sát, đánh giá phát triển bền vững KCHT_GT gửi Hội đồng giám sát phát triển bền vững của Bộ.

+ Các Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố lập Ban chuyên trách giám sát phát triển bền vững KCHT_GT, hướng dẫn cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ giám sát, đánh giá phát triển bền vững KCHT_GT. Ban chuyên trách giám sát phát triển bền vững của Sở giao thông vận tải có nhiệm vụ tổng hợp, quản lý, báo cáo định kỳ về công việc giám sát, đánh giá phát triển bền vững KCHT_GT gửi lên Hội đồng hoặc ban chỉ đạo phát triển bền vững tỉnh, thành phố và Bộ Giao thông vận tải.

b. Tổ chức thực hiện

- Đề xuất chính sách dành cho phát triển KCHT: hợp lý giữa các ngành, giữa các vùng miền, giữa xây dựng, nâng cấp và bảo trì.

- Xây dựng các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững KCHT_GT của từng ngành làm các căn cứ để kiểm tra giám sát, đánh giá phát triển bền vững;

- Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực để đánh giá phát triển bền vững;

- Hội đồng phát triển bền vững của Bộ chỉ đạo rà soát định kỳ tiến độ thực hiện, đánh giá phát triển bền vững của các dự án phát triển KCHT_GT để tổng hợp báo cáo lên Hội đồng phát triển bền vững Quốc gia.

4.2.2. Giai đoạn 2015 - 2020

- Thực hiện, kiểm tra, đánh giá phát triển bền vững theo các chỉ tiêu chỉ số phát triển bền vững của các chuyên ngành: Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không;

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước và xu thế phát triển bền vững của thế giới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

- Đề tài đã làm rõ khái niệm chung về phát triển bền vững hệ thống GTVT và phát triển bền vững KCHT_GT. Đã đưa ra được các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững KCHT_GT.

- Trên cơ sở thực trạng hệ thống KCHT_GT của Việt Nam, kinh nghiệm phát triển bền vững của một số nước đề tài đã xây dựng một số chỉ tiêu cụ thể về phát triển bền vững cho từng chuyên ngành.

- Đề tài cũng xây dựng định hướng phát triển bền vững KCHT_GT và các giải pháp thực hiện.

Kết quả nghiên cứu này đóng góp thêm về cơ sở lý luận cũng như đưa ra định hướng cụ thể cho việc phát triển bền vững KCHT_GT ở nước ta. Đề tài có thể là tài liệu để các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển KCHT_GT theo hướng phát triển bền vững.

Kiến nghị.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng, đề cập đến nhiều ngành, lĩnh vực cho nên không thể xây dựng đủ các chỉ tiêu phát triển bền vững cũng như các giải pháp thực hiện. Để đáp ứng yêu cầu của Bộ GTVT về thực hiện chương trình hành động của Chính phủ thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21) cần:

1) Tiếp tục nghiên cứu xây dựng một số chỉ tiêu cụ thể (Các chỉ tiêu quan trọng về phát triển bền vững KCHT_GT)

2) Nghiên cứu định hướng phát triển bền vững lĩnh vực công nghiệp GTVT. 3) Lập báo cáo tổng hợp Định hướng phát triển bền vững ngành GTVT. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể giúp Ban chỉ đạo hoặc Hội đồng giám sát phát triển bền vững GTVT thực thi nhiệm vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững (chương trình Nghị sự 21).

2. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

3. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2004.

4. Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH, ngày 29/11/2005.

5. Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. 6. Chiến lược phát triển GTVT Đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2050.

7. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020.

8. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hàng không Việt Nam giai đoạn 2015 và định hướng đến 2020.

9. Đề tài nghiên cứu một số vấn đề về phát triển bền vững hệ thống GTVT Việt Nam năm 2005.

10. Dự án Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống GTVT ở Việt Nam (VITRANSS II)

11. Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam.

12. Nghiên cứu lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển đường sắt, đường bộ, đường biển.

13. The IRF World Road Statistics 2006, 2007

14. Sustainable Transport Development in Republic of Korea - Sungwon Lee 15. Sustainable Development and Sustainable Transportation - Elizabeth Deakin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w