KCHT_GT đô thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 53)

Hiện nay cả nước có 729 đô thị gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; 4 đô thị loại 1 là Hải Phòng, TP Huế, TP Đà Nẵng, TP Vinh; 13 đô thị loại 2; 38 đô thị loại 3, 38 đô thị loại 4 và 634 đô thị loại 5. Tỷ lệ tăng nhanh tập trung chủ yếu vào các thành phố, đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại 1. Hệ thống KCHT giao thông vận tải của 2 thành phố này luôn trong tình trạng quá tải.

Tính đến tháng 12/2008, đường đô thị Việt Nam có 8.535km chiếm 3,4% tổng chiều dài đường bộ cả nước, trong đó đường BTXM, BTN là 3.241km (38,0%); đường nhựa 2.750km (32,2%); đường cấp phối 976km (11,4%); đường đất 1.568km (18,4%).

Bảng 2.22. Tổng hợp hiện trạng mạng lưới giao thông đô thị tại một số TP lớn TT Tên thành phố Loại TP Dân số (tr.ng) Đường đôthị (km) Loại hình GTCC Tỷ lệ đất choGT (%)

1 Hà Nội Đặc biệt 6.20 1.113 Xe buýt, taxi 7.5 2 Tp. HCM Đặc biệt 6.11 1.244,9 Xe buýt, taxi 7.8

3 Hải Phòng 1 1.88 223 Xe buýt, taxi 4.2

4 Đà Nẵng 1 0.82 242 Xe buýt, taxi 4.2

5 Huế 1 0.35 155 Xe buýt, taxi 3.1

6 Cần Thơ 2 1.14 384 Xe buýt, taxi 1.5

Nguồn: Các Sở GTVT

a. KCHT - GT đô thị Hà Nội

1.1. Đường bộ

Mạng lưới đường bộ của Thủ đô Hà Nội được cấu thành bởi các quốc lộ hướng tâm, các đường vành đai, các trục chính đô thị và các đường phố. Trong những năm gần đây, nhiều công trình giao thông, đặc biệt là các đường phố, đã được đầu tư xây dựng, cải tạo góp phần tạo nên sự khang trang, thông thoáng cho nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, mạng lưới đường của Hà Nội vẫn mang đậm nét đặc trưng của các đô thị Việt Nam, cụ thể là:

1) Quỹ đất dành cho giao thông đường bộ ở Hà Nội là quá thấp, chiếm

2) Mạng lưới đường bộ phân bố không đồng đều. Một số khu phố cũ hoặc các trung tâm đô thị có mạng đường tương đối phù hợp nhưng mật độ dân cư cao, mật độ người tham gia giao thông quá lớn. ở nhiều khu dân cư, kể cả một số khu vực mới được xây dựng, chưa có mạng đường hoàn chỉnh. Mật độ đường ngoại thành rất thấp, giao thông không thuận tiện dẫn đến việc tập trung dân cư vào nội đô, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tổ chức giao thông và các dịch vụ xã hội;

3) Mạng đường chưa hoàn chỉnh, thiếu nhiều đường nối giữa các trục chính

quan trọng. Một số tuyến chính rất quan trọng chưa được cải tạo, mở rộng để đáp ứng năng lực yêu cầu. Xu hướng "phố hoá" các quốc lộ gây nguy cơ mất an toàn và ùn tắc giao thông. Giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trạm dừng ...) còn thiếu và không tiện lợi;

4) Mặt cắt ngang đường nói chung là hẹp. Đa số các đường có bề rộng lòng

đường từ 7m - 11m, chỉ có khoảng 12% đường có chiều rộng lớn hơn 12m. Khả năng mở rộng đường nội đô là rất khó khăn do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Vỉa hè thường xuyên bị chiếm dụng làm chỗ để xe hoặc buôn bán, không còn chỗ cho người đi bộ;

5) Mạng đường bộ có nhiều giao cắt (khu vực phía trong vành đai 2: bình

quân 380m có một giao cắt). Các nút giao thông quan trọng hiện tại đều là nút giao bằng. Một số nút đang được xây dựng dưới dạng giao cắt khác mức trực thông. Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thông hoặc bố trí các đảo tròn tại các ngã tư không đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn tắc;

6) Chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý và xây dựng các công trình giao

thông và đô thị. Việc đường vừa làm xong lại đào còn phổ biến gây tốn kém, cản trở giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng.

7) Xu thế phát triển đô thị tập trung chủ yếu vào hướng Tây và Tây Nam

thành phố làm tăng mật độ dân cư, tạo nên nhu cầu đi lại lớn trong khi mạng lưới giao thông đường bộ chưa phát triển kịp.

Những tồn tại kể trên của mạng lưới đường bộ đang là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông hiện xảy ra thường xuyên ở Hà Nội, không chỉ trong giờ cao điểm.

1.2. Đường sắt

Tại Hà Nội, hiện nay mới chỉ có các đường sắt quốc gia phục vụ giao thông liên tỉnh, chưa có đường sắt đô thị.

Mạng lưới đường sắt quốc gia gồm 5 trục hướng tâm, từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên và Hải Phòng). Đường sắt vành đai mới được xây dựng xong nửa phía Tây (Bắc Hồng - Thăng Long - Phú Diễn - Ngọc Hồi) và một phần nửa phía Đông (Bắc Hồng - Yên Viên). Các tuyến đường sắt ở này đều là đường sắt đơn, khổ 1000mm, một số tuyến là đường lồng khổ 1.000mm/1.435mm.

Tuyến đường sắt Yên Viên - Văn Điển - Ngọc Hồi chạy xuyên qua nội thành Hà Nội, giao cắt cùng mức với các đường nội đô tại 49 điểm, gây mất an toàn, ùn tắc giao thông và ảnh hưởng đến môi trường đô thị.

1.3. Đường thủy

Hiện nay trên sông Hồng và sông Đuống có các tuyến vận tải thủy từ Hà Nội đi Việt Trì (75km), Hoà Bình (150km), Hải Phòng (145km) và Thái Bình (118km). Các tuyến giao thông thuỷ khu vực Hà Nội, chủ yếu tập trung trên sông Hồng và sông Đuống, là các tuyến tự nhiên, không ổn định. Hiện nay chưa khai thác được tiềm năng vận tải hàng hoá và hành khách của các tuyến này.

Cụm cảng Hà Nội, gồm các cảng chính là cảng Hà Nội và cảng Khuyến Lương, có năng lực thông qua vào khoảng 1,7- 2,0 triệu tấn/năm. Các cảng này có thể tiếp nhận các tầu có tải trọng 1000 tấn - 2000 tấn và các tầu pha sông biển nhưng trên thực tế mới chỉ tiếp nhận tàu 500 tấn - 700 tấn do hạn chế luồng vào.

1.4. Hàng không

Hà Nội hiện có 3 sân bay: Nội Bài, Gia Lâm, Bạch Mai. Sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế lớn nhất miền Bắc. Công suất của sân bay này đạt khoảng 7 triệu khách/năm.

Sân bay Gia Lâm hiện chỉ phục vụ cho dịch vụ vận tải nội địa và quốc phòng với các loại máy bay nhỏ. Sân bay Bạch Mai hiện không sử dụng.

b. KCHT_GT khu vực Tp. HCM

2.1 Đường bộ

Trong những năm gần đây, giao thông Tp. HCM đã có nhiều tiến bộ, nhiều công trình giao thông, đặc biệt là các đường phố, đã được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, mạng lưới đường của Tp. HCM vẫn còn nhiều bất cập, chưa theo kịp tốc độ đô thị hoá của thành phố.

(1) Quỹ đất dành cho giao thông đường bộ ở Tp. HCM là quá thấp, chiếm khoảng 7,8% diện tích đất. Trong khi đó mức trung bình về tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đô thị ở các nước phát triển là 20% - 25%;

(2) Hệ thống đường bộ phân bố không đều. Khu vực nội đô cũ có mật độ đường khá cao (quận 1, quận 5...), khu vực nội đô mới phát triển (quận Gò Vấp...) cũng như khu vực ngoại thành có mật độ đường rất thấp. Giao thông không thuận tiện dẫn đến việc tập trung dân cư vào nội đô, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tổ chức giao thông và các dịch vụ xã hội.

(3) Phần lớn các đường đều hẹp: chỉ có khoảng 14% số đường có lòng đường rộng trên 12m; 51% số đường có lòng đường rộng từ 7m - 12m; 35% số đường còn lại có lòng đường rộng dưới 7m. Khả năng mở rộng đường nội đô là rất khó khăn do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Vỉa hè thường xuyên bị chiếm dụng làm chỗ để xe hoặc buôn bán, không còn chỗ cho người đi bộ;

(4) Toàn thành phố có trên 1350 nút giao cắt trong đó có khoảng 120 nút quan trọng thuộc 75 đường phố chính và các trục giao thông đối ngoại nhưng phần lớn là giao cắt đồng mức; năng lực thông qua của các nút thấp. Hiện chỉ có 9 nút đang được xây dựng là nút giao khác mức.

(5) Nhìn chung, số lượng và diện tích bến, bãi còn ít chỉ chiếm khoảng 0,1% diện tích đô thị. Các bến xe liên tỉnh do tập trung ở trong nội đô, có vị trí không phù hợp, bị hạn chế về mặt bằng nên làm phức tạp thêm cho giao thông đô thị. Hệ thống bến, bãi chuyên nghiệp chưa hình thành.

(6) Chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý và xây dựng các công trình giao thông và đô thị. Việc đường vừa làm xong lại đào còn phổ biến gây tốn kém, cản trở giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng.

Những tồn tại kể trên của mạng lưới đường bộ đang là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông hiện xảy ra thường xuyên ở Tp. HCM, không chỉ trong giờ cao điểm

2.2. Đường sắt

TP. Hồ Chí Minh là điểm cuối cùng của đường sắt Bắc - Nam với ga cuối cùng là ga Bình Triệu và ga Hoà Hưng. Tổng chiều đài đoạn đường sắt đi qua khu vực Tp. Hồ Chí Minh dài 14,55 km, là đường sắt đơn khổ 1000 mm.

Tuyến đường sắt quốc gia Bắc-Nam vào thành phố giao cắt cùng mức với 14 đường phố gây ra ùn tắc và mất an toàn giao thông.

2.3. Đường thuỷ nội địa

Có rất nhiều tuyến đường sông trong thành phố, các tuyến chính bao gồm trục Kênh Tẻ - Kênh Đôi. Tuyến đường biển có 2 luồng chính vào các cảng trong khu vực Sài Gòn: luồng sông Lòng Tàu dài 85km, luồng sông Soài Rạp dài 40km.

Cảng sông: Các cảng sông của khu vực thành phố Hồ Chí Minh rất phân tán chủ yếu nằm dọc theo bờ kênh Đôi và kênh Tẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu, tác nghiệp hàng bằng thủ công, do đó năng suất thấp. Khối lượng hàng hóa thông qua của các cảng đạt khoảng 1,8 triệu tấn/năm.

2.4. Cảng biển:

Các cảng biển xây dựng trước đây như Tân Cảng, cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, cảng Tân Thuận nằm sâu trong nội thành; các cảng biển khác mới xây dựng như cảng VICT, cảng Nhà Bè cũng nằm không xa khu nội đô. Công suất của các cảng đạt khoảng 24,2 triệu tấn/năm. Do không có đường bộ chuyên dụng nối với cảng mà trực tiếp sử dụng chung mạng đường nội đô nên gây ùn tắc giao thông đô thị, làm giảm công suất của các cảng.

2.5. Hàng không

Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một sân bay duy nhất là sân bay Tân Sơn Nhất. công suất phục vụ đạt khoảng 11 triệu hành khách/năm. Tổng diện tích sân bay khoảng 816ha. Hiện đang được cải tạo, mở rộng để nâng công suất phục vụ đạt 15-17 triệu hành khách/năm. Sân bay nằm ngay trong nội thành nên thường xuyên bị ùn tắc giao thông trên đường ra-vào sân bay từ khu trung tâm theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi đến đường Trường Sơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w