Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 65)

Việt Nam có một hệ thống GTVT với đầy đủ các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, thủy nội địa, hàng hải và hàng không.

Hệ thống KCHT_GT được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ của lịch sử đất nước song có bước phát triển đột phá trong 15 năm vừa qua, góp phần quan trọng trong việc khôi phục và phát triển đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, xóa đói giảm nghèo, duy trì sự tăng trưởng kinh tế đất nước với tốc độ cao trong một thời gian dài.

Thành tựu chủ yếu về xây dựng, nâng cấp KCHT_GT 15 năm qua tập trung vào một số quá trình quan trọng sau:

- Đường bộ: Hoàn thành cơ bản nâng cấp toàn tuyến QL1, bao gồm hầm Hải Vân và các cầu lớn, các QL chính yếu nối đến các cảng biển và cửa khẩu quốc tế (QL5, 18,10, 22, 51, 14B…); Hoàn thành đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 (Hòa Lạc – Ngọc Hồi); nâng cấp các QL hướng tâm và vành đai phía Bắc, phía Nam, các tuyến nối QL1A với đường Hồ Chí Minh, QL ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hệ thống giao thông địa phương: Hệ thống tỉnh lộ đã được nâng cấp một bước, kết nối tốt hơn với hệ thống QL. Giảm số xã chưa có đường đến trung tâm từ 900 xã (1993) năy chỉ còn 193 xã.

- Về đường sắt: Từng bước nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, nâng cao độ an toàn, rút ngắn thời gian chạy tàu (48h xuống 30h).

- Về đường thủy nội địa: Hoàn thành nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam TP HCM – Kiên Lương; nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa quan trọng khác.

- Về hàng hải: Hoàn thành nâng cấp cảng biển tổng hợp: Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Vũng Áng, Tiên Sa, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu – Thị Vải, Cần Thơ và một số cảng địa phương quan trọng.

- Về hàng không: Tất cả các cảng hàng không đều được nâng cấp bước đầu.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới: CHN-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, hệ thống KCHT_GT đang đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững, cụ thể:

1. Về mặt kinh tế

- Thiếu sự gắn kết giữa các phương thức vận tải, giữa mạng lưới giao thông trong nước và quốc tế.

- Chưa đồng bộ trọng hệ thống cũng như trong từng chuyên ngành.

- Chưa hiện đại, còn lạc hậu, qui mô nhỏ bé, năng lực giữ trữ thấp, năng suất thấp.

- Chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

2. Về mặt xã hội

- Chưa đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa các vùng miền, đặc biệt là giao thông nông thôn miền núi.

- Tai nạn giao thông còn cao.

- Ách tắc giao thông ở các đô thị lớn là thường xuyên - Thiếu hệ thống giao thông cho người khuyết tật

- Vấn đề tái định cư, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho xã hội.

3. Về mặt môi trường

- Chưa tận dụng hết lợi thế, tiềm năng để phát triển hợp lý các phương thức vận tải.

- Sử dụng qũy đất chưa hợp lý

- Môi trường cảnh quan, sinh thái có nguy cơ tác động xấu

- Ô nhiễm môi trường (không khí, nguồn nước) tới trạng thái báo động.

4. Về mặt tài chính

- Không đủ vốn đáp ứng yêu cầu phát triển theo quy hoạch. - Chưa cân đối hợp lý giữa vốn cho xây dựng, nâng cấp và bảo trì

- Cơ chế cấp vốn chưa bền vững, thiếu sự tham gia của khu vực tư nhân.

5. Về mặt thể chế

- Mô hình quản lý Nhà nước chuyên ngành còn bất cập

- Quản lý hoạt động khai thác chưa hiệu quả do thiếu kinh nghiệm, cơ chế chính sách chưa hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w