Chiến lược phát triển KCHT_GT thể hiện một mạng lưới giao thông thống nhất, cân đối, đồng bộ giữa KCHT, công nghiệp và vận tải; có sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải (bộ, sắt, thủy nội địa, hàng hải, hàng không) tạo ra một mạng lưới giao thông thông suốt, thuận tiện trên cả nước từ thành thị đến nông thôn. Mạng lưới giao thông đảm bảo các tiêu chuẩn hội nhập quốc tế, liên thông với các nước trong khu vực và thế giới. Chiến lược phát triển KCHT_GT thể hiện những nội dung chủ yếu sau đây:
Trục dọc Bắc Nam:
- Nâng cấp toàn tuyến QL1A; đường Hồ Chí Minh xây dựng mới tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, hai trục phía Đông và phía Tây, đường bộ ven biển;
- Nâng cấp đường sắt Thống Nhất đạt cấp tiêu chuẩn quốc gia và khu vực; - Xây dựng mới đường sắt cao tốc Bắc-Nam;
Khu vực phía Bắc
- Xây dựng đường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế và các tuyến từ Hà Nội đi các tỉnh. Nâng cấp các quốc lộ nan quạt từ Hà Nội đi các tỉnh, hệ thống đường vành đai phía Bắc, đường bộ ven biển;
- Xây dựng một số tuyến đường sắt tốc độ cao, liên thành phố; Nâng cấp một số tuyến đường sắt khu vực.
- Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tàu 24/24h các tuyến đường thủy quan trọng;
- Mở rộng các cảng khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh; xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; xây dựng cảng khách tại Hải Phòng, Quảng Ninh.
Tiếp tục phát triển CHK QT Nội Bài; nâng cấp các CHK nội địa
Khu vực Miền Trung Tây Nguyên:
- Ngoài các đoạn tuyến thuộc đường bộ cao tốc Bắc-Nam; xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc thuộc hệ thống đường bộ Xuyên Á; xây dựng đường sắt đi Tây Nguyên, sang Lào..
- Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; xây dựng, nâng cấp một số cảng tổng hợp và cảng khách;
Khu vực phía Nam:
- Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam và một số tuyến cao tốc khác từ Tp. Hồ Chí Minh đi các tỉnh ; nối thông, nâng cấp tuyến đường bộ ven biển; hoàn thành đưa vào đúng cấp kỹ thuật các quốc lộ còn lại.
- Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tàu 24/24h các tuyến đường thuỷ chủ yếu; xây dựng, nâng cấp cảng sông hàng hóa và hành khách.
- Xây dựng một số tuyến Đường sắt xuyên Á, đường sắt khu vực. - Nâng cấp, xây dựng 4 cụm cảng biển khu vực Đông Nam Bộ;
- Xây dựng CHK QT Long Thành; Phát triển CHK QT Tân Sơn Nhất; xây dựng và nâng cấp một số CHK nội địa khác.
Giao thông đô thị:
- Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các phương thức vận tải hành khách công cộng nhanh, khối lượng lớn. Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô con cá nhân, đặc biệt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM
- Nâng cấp mở rộng đường vành đai, trục xuyên tâm Hà Nội và TP.HCM. - Áp dụng hệ thống giao thông thông minh trong quản lý và điều hành giao thông đô thị.
Giao thông nông thôn:
- Mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường. Tiếp tục xây dựng hệ thống đường liên thôn, xã kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia. Xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm bảo an toàn giao thông.
- Củng cố, nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường GTNN, đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Cải tạo, xây dựng hệ thống cầu, cống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Sử dụng hợp lý phương thức vận tải truyền thống, phát triển phương tiện cơ giới nhỏ phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng GTNT và phù hợp với mức sống của đa số dân cư.
Đảm bảo an toàn giao thông
- Kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Phát triển hệ thống KCHT_GT phải đảm bảo hành lang an toàn, phải được thẩm định về an toàn giao thông gắn với việc xây dựng các nút giao, cống dân sinh và xử lý điểm đen trên tuyến.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện vận tải; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.
- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.
Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn, các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Các công trình giao thông phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.