Nhóm các giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 139)

- Ưu tiên phát triển KCHT_GT ở các vùng, miền kinh tế khó khăn, tạo điều kiện phát triển cân bằng giữa các vùng miền, xóa đói giảm nghèo: Có chính hỗ trợ phát triển KCHT_GT đến các huyện miền núi.

+ Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình giao thông phục vụ người tàn tật, người cao tuổi tham gia giao thông như đường tiếp cận phương tiện giao thông, các phương tiện đặc chủng, các công trình hướng dẫn cho người tàn tật…

+ Khuyến khích mọi đối tượng tham gia giao thông bằng các phương thức vận tải hành khách công cộng đặc biệt có chính sách trợ cước cho học sinh, sinh viên, người tàn tật, người cao tuổi...

- Giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông: mở rộng, cải tuyến các đoạn tuyến thường xảy ra tai nạn giao thông; ưu tiên phát triển hệ thống giao thông thông minh để quản lý, điều hành giao thông, đặc biệt cho các đô thị lớn và trên mạng đường cao tốc và tốc độ cao.

+ Tăng cường công tác kiểm soát giao thông và cưỡng chế thực hiện vi phạm an toàn giao thông và lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

+ Thẩm định ATGT đối với các dự án xây dựng, nâng cấp KCHT_GT.

+ Tăng cường công tác phổ biến giáo dục an toàn giao thông: tổ chức giáo dục tuyên truyền an toàn giao thông ở các trường học, cơ quan và tổ chức xã hội…

- Quỹ đất và vấn đề tái định cư, giải phóng mặt bằng:

+ Giành quỹ đất hợp lý cho phát triển KCHT_GT đặc biệt là các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế;

+ Gắn liền việc GPMB với tái định cư, đảm bảo nguyên tắc tạo cho người thuộc diện tái định cư có đời sống và việc làm tốt hơn nơi ở cũ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w