KCHT_GT đường bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 30)

Về mạng đường: Tính đến tháng 12/2008, tổng chiều dài mạng đường bộ Việt Nam có 251.887km trong đó đường quốc lộ 17.395km chiếm 6,9%; đường tỉnh 23.138km chiếm 9,2%; đường huyện 54.962km chiếm 21,8%; đường xã 141.442km chiếm 56,2%; đường đô thị 8.535km chiếm 3,4% và đường chuyên dùng 6.415km chiếm 2,5%.

Hiện trạng kết cấu mặt đường phân loại như sau:

Bảng 2.1. Tổng hơp mạng lưới đường bộ

T

T Loại đường Chiều dài

(km) Loại mặt đường BTXM, BTN Nhựa Cấp phối Đất km % km % km % km % 1 Quốc lộ 17.395 8.094 46,5 6.447 37,1 2.854 16,4 0 0,0 2 Đường tỉnh 23.138 4.175 18,0 11.030 47,7 4.816 20,8 3.117 13,5 3 Đường huyện 54.962 4.343 7,9 10.992 20,0 34.897 63,5 4.730 8,6 4 Đường xã 141.442 20.058 14,2 9.226 6,5 34.897 24,7 77.261 54,6 5 Đô thị 8.535 3.241 38,0 2.750 32,2 976 11,4 1.568 18,4 6 Đường chuyên dùng 6.415 160 2,5 847 13,2 2.593 40,4 2.815 43,9 Tổng số 251.887 40.071 15,9 41.292 16,4 81.033 32,2 89.491 35,5

Nguồn: Cục Đường bộ Việt Nam

Mật độ đường: mật độ đường bộ trên toàn quốc chưa cao, mới đạt khoảng 0,78 km/km2 và 3,09 km/1000 dân; trong đó mật độ đường quốc lộ còn chiếm tỉ lệ rất thấp, đạt 0,053 km/km2 và 0,21 km/1000 dân; thấp so với các nước khu vực (Trung Quốc: 0,2

km/km2; 1,44km/1000 dân; Hàn Quốc 1,01 km/km2; 2,1 km/1000 dân; Thái Lan 0,11 km/km2; 0,9km/1000dân);

Mật độ đường bộ phân theo vùng (Km/Km2)

Chất lượng kỹ thuật đường bộ của nước ta còn ở mức thấp trong khu vực. Tình hình xây dựng đường bộ thời gian qua: trong những năm trở lại đây, nhiều đoạn tuyến đường quốc lộ quan trọng đã được xây mới, nâng cấp đạt chất lượng tốt như đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1), QL1, QL10, QL2; QL3;.... đã và đang xây dựng được nhiều cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, Kiền, Bãi Cháy, Thanh Trì, Bính, Rạch Miễu, Cần Thơ; xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều hầm đường bộ như hầm Hải Vân, hầm đèo Ngang, các hầm trên đường Hồ Chí Minh,... Tỉ lệ rải mặt hệ thống quốc lộ và đường tỉnh tăng lên rõ rệt, đặc biệt hệ thống quốc lộ với tỉ lệ rải mặt đạt tới 95%, còn lại 5% là đường cấp phối.

Hệ thống đường bộ được xây dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử, có tiêu chuẩn và qui mô khác nhau, đặc biệt các đường miền núi phần lớn xây dựng trong chiến tranh với mục tiêu phục vụ kịp thời nhiệm vụ chiến đấu nên tiêu chuẩn và qui mô thấp, trong khi đó hệ thống đường đồng bằng, gần các đô thị lớn có khá hơn. Trong 10 năm trở lại đây, nhiều tuyến đường quốc lộ, đường quan trọng của địa phương đã được chú trọng đầu tư, nâng cấp và mở rộng đạt được các tiêu chuẩn cao hơn, phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển của phương tiện và dân cư.

Bảng 2.2. So sánh một số chỉ tiêu mạng đường bộ Việt Nam với một số nước

TT Nước, khu vực Quy mô chủ

yếu (làn xe) Tỷ lệ rải mặt nhựa (%) Tỷ lệ đường cao tốc (%) Số xe ô tô/1000 dân 1 Các nước phát triển 4-6-8 100 12-15 400-600

2 Các nước trong khu vực 2-4-6 60-65 2,00 50-100

3 Singapore 4-6 95 4,44 200

4 Hàn Quốc 4-6 70-75 2,40 -

5 Thái Lan 2-4 60 0,18 -

6 Việt Nam 2 50 0 8

- Trục xuyên quốc gia

Hệ thống trục dọc xuyên quốc gia gồm có hai tuyến quốc lộ là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài khoảng 3.784 km. Hai trục dọc chạy gần như song song với nhau theo suốt chiều dài lãnh thổ, khoảng cách trung bình giữa hai trục từ 20 km đến 40 km, những đoạn hẹp (khu vực miền Trung) khoảng 10km. Hai trục dọc này có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, tạo điều kiện kết nối giữa ba vùng bắc - trung – nam, và là hai trục để các trục ngang khu vực miền Trung – Tây Nguyên kết nối vào tạo điều kiện tăng năng lực vận hành của cả hệ thống cũng như kết nối giữa các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn với các khu vực phát triển.

- Khu vực phía Bắc

+ Hệ thống nan quạt: hệ thống nan quạt gồm các quốc lộ 1B, 2, 3, 5, 6, 18, 18C, 32, 32B, 32C,70, Nội Bài – Bắc Ninh; tổng chiều dài khoảng 2.739 km, có đầy đủ các cấp kỹ thuật từ cấp V đến cấp I, với các loại kết cấu mặt BTXM, bê tông nhựa, láng nhựa và đá dăm. Các trục nan quạt kết thúc tại các cảng biển, cửa khẩu biên giới hoặc nối vào các tuyến vành đai biên giới, đi qua trung tâm các tỉnh và đều hướng tâm về Hà Nội (trực tiếp hoặc gián tiếp nối vào các quốc lộ 1, 2, 3 rồi nối về Hà Nội); mạng lưới các trục nan quạt phối hợp với hệ thống vành đai và các quốc lộ khác nói chung là tương đối hợp lý, đặc biệt một số trục cao tốc (có cùng tính chất hướng tâm) đã và sắp được triển khai xây dựng như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (song song QL5), cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn (song song QL1), cao tốc Nội Bài – Hạ Long (song song QL18), cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (song song QL3), cao tốc Hà Nội – Lào Cai (song song QL2) càng bổ sung tính chất hợp lý và nâng cao năng lực cho toàn mạng.

+ Hệ thống đường vành đai biên giới, ven biển:

Hệ thống đường vành đai biên giới gồm 3 vành đai với tổng chiều dài 2.036,59km, trong đó, vành đai 1 gồm các quốc lộ 4A, 4B, 4C, 4D, 4E, 4G, vành đai 2 (QL279) và vành đai 3 (QL37); tổng số km đường vành đai biên giới, có đầy đủ các cấp kỹ thuật từ cấp V đến cấp I và các loại kết cấu mặt BTXM, bê tông nhựa, láng nhựa, đá dăm và cấp phối. Các tuyến vành đai xu hướng bắt đầu từ cảng và kết thúc tại các cửa khẩu; hệ thống vành đai chạy theo hướng vòng cung (song song với đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Lào), các vành đai cách nhau trung bình khoảng (20-70) km, có tác dụng kết nối và phân bổ các trục nan quạt; nói chung hệ thống đường vành đai tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên có một số đoạn chưa thông (thuộc vành đai 1) trên địa phận các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

Đường ven biển: gồm trục quốc lộ 10, và một phần quốc lộ 18 (đoạn từ Uông Bí (giao QL10) tới cửa khẩu Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh).

+ Hệ thống các quốc lộ khác

Hệ thống các quốc lộ khác bao gồm các quốc lộ 12B, 2B, 2C, 23, 21, 21B, 31, 34, 3B, 43, 38, 39, 12, 100, Láng Hoà Lạc, Bắc Thăng Long – Nội Bài. Các tuyến quốc lộ này kết nối vào các trục nan quạt, vành đai và kết nối các địa phương, tăng cường năng lực giao thông cho toàn mạng và đáp ứng nhu cầu giao thông của nhân dân giữa các địa phương.

- Khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 30 quốc lộ, trong đó trục dọc có 3 quốc lộ (không kể 2 trục dọc chính thuộc trục dọc Bắc Nam là QL1, đường HCM) là quốc lộ 15, 14, 14C, còn lại là các trục ngang (27 quốc lộ), gồm các quốc lộ 12A, 7, 8A, 8B, 9, 14B, 14D, 14E, 19, 24, 24B, 25, 1D, 26, 1-Hyunđai, 1C, 27, 27B, 28, 40, 45, 46, 47, 48, 49, 49B, 217. Tổng số km quốc lộ khu vực này đạt khoảng 4407 km, với đầy đủ các cấp kỹ thuật từ cấp V tới cấp I và đủ các loại kết cấu mặt đường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các trục ngang có xu hướng xuất phát từ các cảng biển phía Đông hoặc từ QL1 chạy ngang sang phía Tây, cắt ngang hai trục dọc QL1 và đường Hồ Chí Minh và tiếp tục chạy về phía biên giới với Lào, Cam Pu Chia; trong đó có 5 quốc lộ (QL12A, 9, 19, 46, 49) xuất phát từ cảng biển và kết thúc tại cửa khẩu biên giới, 3 quốc lộ (QL7, 8, 217) xuất phát từ QL1 và kết thúc tại cửa khẩu biên giới, còn lại là các trục ngang kết nối qua 2 trục dọc, từ trục QL1 ra cảng biển hay kết nối với địa phương.

- Khu vực miền Nam

Khu vực miền Nam chia thành hai khu vực khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long hai khu vực này gồm các quốc lộ 51, 13, 1K, 20, 22, 22B, 30, 50, 53, 54, 55, 56, 57, 60, 61, 62, 63, 80, 91. Tổng chiều dài 2.371,16 km, có đầy đủ các cấp kỹ thuật từ cấp V tới cấp I và các dạng kết cấu mặt từ BTXM, bê tông nhựa tới cấp phối. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là có hệ thống kênh rạch chằng chịt, do vậy trên hệ thống quốc lộ có rất nhiều cầu; hiện tại còn một số vị trí chưa xây dựng được cầu (đặc biệt là các cầu lớn) như vị trí phà Hậu Giang (QL1), Mỹ Lợi (QL50), Đại Ngãi, Rạch Miễu, Cổ Chiên (QL60), Vàm Cống, Thới Hoà (QL80),...

Về cầu cống: Hiện nay, trên các quốc lộ và đường tỉnh có 7.213 cầu (có chiều dài trên 4m)/187.287 md trong đó cầu vĩnh cửu chiếm khoảng 50% còn lại là cầu bán vĩnh cửu và cầu tạm. Ngoài ra trên mạng quốc lộ và đường tỉnh còn khoảng 115 bến phà và hơn 1.500 đường tràn

Về hành lang an toàn giao thông: HLAT giao thông là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng đường bộ, bảo vệ an toàn công trình giao thông và an toàn giao thông vận tải, hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi đất dành cho đường bộ được bảo vệ và nghiêm cấm xây dựng công trình khác trừ những công trình thiết yếu. Thời gian qua công tác gìn giữ kỷ cương pháp luật đảm bảo trật tự ATGTĐB được xã hội quan tâm, trong đó có việc giữ vững hành lang an toàn đường bộ thông thoáng, chống lấn chiếm sử dụng trái phép đất hành lang dành cho đường bộ. Tuy nhiên tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ ngày càng đa dạng, phức tạp, một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là đấu nối đường ngang trái phép vào quốc lộ.

Mặc dầu các văn bản pháp luật bản quy định rõ nội dung, bề rộng hành lang an toàn và trách nhiệm của Bộ, ngành và cơ quan địa phương, tuy nhiên công tác bảo vệ hành lang ATGTĐB còn chưa hiệu quả thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các bộ ngành liên quan cũng như chính quyền địa phương ở các cấp. Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương.

Vi phạm hành lang ATGTĐB không chỉ có người dân xây dựng nhà cửa, lều quán trái phép mà còn có các ngành như: Điện lực, bưu điện, cấp thoát nước, xăng dầu... Mặt khác , công trình của ngành liên quan đến sử dụng đất hành lang an toàn và đấu nối vào đường cũng không được quy hoạch, dẫn đến việc đấu nối vào đường bộ không hợp lý, tạo ra các tiềm ẩn TNGT. Nhiều công trình còn ảnh hưởng đến độ bền vững công trình đường bộ và làm xấu đi môi trường vận tải như giảm tốc độ xe chạy, ảnh hưởng đến giá thành vận doanh.

Theo thống kê của Thanh tra giao thông đường bộ được Bộ GTVT công bố thì hiện có 73.445 công trình kiên cố và 1.089 trạm xăng dầu vi phạm hành lang ATGT; 2.868 đường ngang mở trái phép và 548 trường hợp cấp đất hành lang sai qui định.

Khảo sát của Ban thanh tra thuộc Cục Đường bộ trên 40 tuyến quốc lộ tính đến cuối năm 2007 có tổng số 79.599 công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông trong đó 74.144 công trình xây dựng kiên cố, 990 trạm xăng dầu và 4.425 đường ngang mở trái phép.

Tình trạng quy hoạch đô thị sát dọc, kéo dài và lấy quốc lộ là đường trục đã trở thành phổ biến cũng gây ảnh hưởng không tốt đến mạng lưới giao thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 30)