Dự báo các tác động đến phát triển không bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 79)

a) Các tác động đến phát triển kinh tế

- Không đủ năng lực, công suất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế thu hút đầu tư. Hiệu quả thấp do thiếu đồng bộ, liên hoàn và phát triển không hợp lý giữa các phương thức, Cụ thể:

Năng lực đường bộ tại nhiều khu vực sẽ bị quá tải vào năm 2030, một số vùng phụ cận các thành phố lớn quá tải vào năm 2015-2020; nhu cầu vận tải bằng đường sắt sẽ tăng nhanh trong tương lai; phần lớn các cụm cảng biển sẽ bị quá tải vào năm 2025- 2030

- Cản trở hội nhập khu vực quốc tế do thiếu kết nối với các nước.

b) Các tác động đến phát triển xã hội

- Ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội không để tình trạng phát triển chênh lệch giữa các vùng miền, giữa đô thị - nông thôn. Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng do số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng cao.

- Thiếu quỹ đất cho phát triển lâu dài, ảnh hưởng đến công nghiệp hóa và đô thị hóa, ùn tắc giao thông ở các đô thị; chiếm đất sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

- Vấn đề tái định cư, giải phóng mặt bằng, vi phạm hành lang an toàn giao thông.

c) Các tác động đến môi trường

+ Suy thoái môi trường không khí: Suy thoái chất lượng môi trường không khí là nguy cơ dễ nhận thấy trong tương lai gần đặc biệt là trong các khu vực đô thi, dọc các tuyến đường giao thông quan trọng và trong các cảng biển lớn, chủ yếu là do lưu lượng phương tiện hoạt động tăng lên nhanh chóng. Trong một số nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, 2001, nhận định rằng, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ùn tắc giao thông sẽ là những vấn đề nghiêm trọng tại các đô thị Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng của các phương tiện cá nhân đang tăng cao, và khi xu hướng chuyển từ sử dụng xe máy sang sử dụng xe con cá nhân của người dân trở thành hiện thực.

Với tốc độ tăng trưởng về nhu cầu sử dụng năng lượng cho hoạt động giao thông vận tải khoảng 7-10% năm, bên cạnh đó chất lượng nhiên liệu còn thấp, các cơ sở khả thi để phát triển năng lượng sạch, năng lượng thay thế còn nhiều hạn hẹp, các chương trình cải thiện chất lượng nhiên liệu còn gặp phải nhiều rào cản, điều này cũng có thể cho chúng ta nhìn nhận được một nguy cơ to lớn về suy thoái chất lượng môi trường không khí, đặc biệt là tại các khu đô thị, trong tương lai.

Chất ô nhiễm (tấn)

Phương tiện cơ giới đường bộ Phương tiện cơ giới đường sắt

2005 2010 2020 2005 2010 2020 CO 1140.98 1621.46 2132.42 1.03 1.63 3.79 HC 63.76 90.79 123.13 0.21 0.34 0.78 NOx 75.69 108.52 163.24 0.92 1.46 3.39 SOx 21.00 30.27 48.95 0.40 0.63 1.47 Bụi 13.01 23.25 37.80 0.26 0.41 0.94

Nguồn: Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, 2007

Ngoài ra ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn sẽ là vấn đề rất phổ biến khi các công trình xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đang ồ ạt được xây dựng, khai thác. Chính vì vậy, nhu cầu về khai thác nguyên vật liệu thô phục vục xây dựng các công trình giao thông vận tải cũng được dự báo tăng nhanh trong thời gian tới, tạo nên các nguy cơ về môi trường như bụi, tiếng ồn, sạt lở đất đá và nhiều rủi ro khác tại các mỏ khai thác vật liệu xây dựng.

Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển, cảng sông đang có quy hoạch phát triển cả về quy mô và công suất, chính hoạt động này sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng tại các khu cảng và khu dân cư xung quanh khi mật độ tàu thuyền ra vào cảng tăng, làm cho mật độ các loại phương tiện vận chuyển hàng hoá trên bờ tăng, khối lượng hàng hoá được xếp dỡ tăng.

Ngoài ra, tại các CHK tiếng ồn cũng được dự báo tăng vượt tiêu chuẩn cho phép tại do tần suất bay tăng nhanh, đến năm 2020 tấn xuất bay tại một số CHK chính được quy hoạch tăng lên gấp 3 lần so với năm 1998.

+ Giảm chất lượng môi trường nước, nguy cơ về ngập lụt: chất lượng môi trường nước sẽ có nguy cơ bị tác động tại hầu hết các cảng biển và cảng sông trọng điểm, cũng như trên những tuyến giao thông vận tải đường thuỷ quan trọng do sự tăng nhanh số lượng phương tiện ra vào các cảng và hoạt động trên các tuyến sông. Trong đó nguy cơ ô nhiễm do dầu, kim loại nặng và hàm lượng các loại chất lơ lửng tại các cảng biển quan trọng là các nguy cơ dễ nhận thấy nhất.

Chất lượng nước còn có nguy cơ bị ảnh hướng lớn khi nhu cầu nạo vét tăng trên các tuyến đường thuỷ và tại các cảng, trong cả hai hạng mục công việc xây dựng mới và nâng cấp. Nguy cơ rõ nhất chính là phèn hoá và mặn hoá tại các cửa sông lớn và tại những vùng trũng điển hình như vùng chiêm trũng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

Nâng cấp, xây dựng và phát triển KCHT_GT đường bộ cũng sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước cục bộ, tuy nhiên nguồn này có thể hạn chế được nếu các biện pháp kiểm soát được thực hiện đầy đủ, đúng quy định, kết hợp với thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.

Nguy cơ lớn về ngập lũ do xây dựng công trình giao thông. Ở Việt Nam chúng ta thấy có nhiều vùng ngập lụt hàng năm như: vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải miền trung từ Nghệ An - Quảng Ngãi - Bình Định và một số vùng nhỏ khác rải rác khắp toàn quốc.

Vấn đề xây dựng các tuyến đường giao thông là một yếu tố quan trọng góp phần làm cho tình hình ngập lụt ngày càng trở nên nghiêm trọng.

+ Xâm phạm các vùng sinh thái: suy thoái đa dạng sinh học và xâm hại các vùng sinh thái nhạy cảm là nguy cơ rất lớn trong tương lai do các hoạt động phát triển giao thông vận tải. Hiện nay chúng ta đang có nhiều dự án lớn về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải như: xây dựng đường sắt quốc gia, nghiên cứu tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội- Tp. Hồ Chí Minh, đường bộ cao tốc Bắc-Nam, kéo dài tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2), các cảng hàng không quốc tế, nội địa, phát triển mạng lưới đường bộ ven biển, dọc biên giới và vươn đến những vùng sâu vùng xa khác, chính điều này sẽ tác động lớn đến các hệ sinh thái nhạy cảm và các khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng.

Bên cạnh đó quy hoạch phát triển cảng biển quan trọng tại các vùng cửa sông, trong hoặc gần các khu vực có giá trị bảo tồn đất ngập nước sẽ xâm phạm to lớn và lâu dài đến các sự phát triển của các hệ sinh vật này. Ngoài ra, phát triển kết cấu hạ tầng đường sông trong các vùng đất chiêm trũng và đất ngập nước có giá trị sinh thái như Vùng Đồng Tháp Mười sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho hệ sinh thái trong khu vực.

Hoạt động lâu dài của các loại phương tiện giao thông vận tải trên những tuyến giao thông đi xuyên qua hoặc đi gần cạnh các khu bảo tồn thiên nhiên, khu sinh thái nhạy cảm cũng sẽ tác động lớn đến các hệ sinh thái này.

Hiện nay Việt Nam có 8 vùng sinh thái bao gồm: vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên có địa hình khá phức tạp gây khó khăn cho việc xây dựng các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt; đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi dày đặc, thường xuyên bị lũ lụt.

Cả nước có 27 vườn quốc gia: với tổng diện tích là 326.048,3ha và 67 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích là 1.356.512ha. Đây là những vùng nhạy cảm đối với quá trình xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

Bảng 2.37. Các vườn Quốc gia Việt Nam

Vùng Tên vườn Diện tích(ha) Đặc diểm Tỉnh

Đông Bắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba Bể 100,48 Là rừng đặc dụng. DT bề mặt của hồ dao động từ 3-5

km² giữa mùa mưa và mùa khô. Bắc Kạn

Bãi Tử Long 15.783

6.125ha là diện tích đất đai của đảo và 9.658 ha là diện tích đất thủy triều của các đảo:

Ba Mùn, Tra Ngo Lon, Tra Ngo Nho, Sau Nam, Sau Dong, Dong Ma, và hơn 20 các hòn đảo nhỏ khác. Đa dạng sinh học cao với 672 hệ thực vật sinh thái trên cạn và 178 hệ TV dưới nước.

Quảng Ninh

Tam Đảo 36.883

Nằm dọc theo các khối núi chạy dọc từ Tây bắc đến Đông Nam và bị cô lập bởi các khu vực cao hơn. Có nhiều ngọn núi cao hơn 1.300m, núi cao nhất của Tam Đảo Bắc với 1.592m. Điểm thấp nhất của vườn quốc gia là 100m. Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang Tây

Bắc Hoàng Liên 19.739 Vùng sinh thái nông nghiệp, Lào Cai ĐB

Bắc Bộ Ba Vì 69,86 Vườn QG nổi tiếng về sự đa dạng sinh thái với cácloài thực ĐV nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hà Tây Cát Bà 15.200 Có địa hình miên núi, rất đa dạng về ĐTV. Hải Phòng Cúc Phương 25.000 Là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, có khu bảo Ninh Bình

Vùng Tên vườn Diện tích(ha) Đặc diểm Tỉnh

tồn tự nhiên lớn nhất, bao gồm dãy núi đá vôi với các thung lũng. ĐDSH về ĐTV

Xuân Sơn 150,48

Vườn quốc gia Xuân Sơn là 1 trong 4 vườn quốc gia bảo tồn sinh học ở Việt Nam, đa dạng sinh học cao có

nhiều loạI động thực vật quý hiếm của núi đá vôi. Phú Thọ Xuân Thuỷ 7.100 Là khu bảo tồn dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập mặnđầu tiên ở Việt Nam. Nam Định

Bắc Trung

Bộ

Bạch Mã 22.000

Đây là một trong những vườn quốc gia có rừng mưa nhiệt đới đất thấp ẩm ướt nhất của Việt Nam, có độ đa dạng sinh học cao với nhiều loại động thực vật.

Thừa Thiên Huế Bến En 166,34 Bến En có địa hình miền núi với nhiều sông suối vàhồ trên núi, đa dạng sinh học cao Thanh Hóa Vũ Quang 55.029

Vùng sinh thái nông nghiệp có địa hình miền núi cao với rừng mưa nhiệt đới. Khu vực nóng và ẩm, khí hậu khắc nghiệt. Đa dạng sinh học với nhiều loài động vật mới phát hiện như hươu nai, linh dương.

Hà Tĩnh Phù Mát 911,13 Địa hình cao, khu bảo tồn Nghệ An Phong Nha-Kẻ

Bàng 857,54

Là một trong 2 danh thắng thế giới có núi đá vôi lớn nhất, có nhiều hang động và đa dạng sinh học về động

thực vật. Quảng Bình

Nam Trung

Bộ

Núi Chúa 29.865

Địa hình miền núi cao, có nhiều rừng đặc dụng hỗn hợp như rừng bán nguyên sinh, rừng, rừng rụng lá. Tại đây có lượng mưa thấp nhất trong khu vực Nam Trung Bộ.

Ninh Thuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tây Nguyên

Chu Mom Ray 56.620 Vùng sinh thái nông nghiệp, rừng đặc dụng Kon Tum Chu Yang Sin 589,47 Rất đa dạng sinh học Dak Lak Yok Don 115,54 Rừng đặc dụng, đa dạng sinh học cao Dak Lak Kon Ka Kinh 417,80 Đây là vùng ưu tiên cho bảo vệ đa dạng sinh học củaViệtnam và ASEAN. Đây cũng là vùng du lịch sinh

thái . Gia Lai

Đông Nam Bộ

Bù Gia Mập 22.000 Rất đa dạng sinh học B.Phước Cát Tiên 738,78 Vườn quốc gia này bảo vệ một trong những rừng mưanhiệt đới đất thấp có diện tích lớn nhất ở Việt Nam Bình Phước Côn Đảo 150,43 Khu vực bảo tồn tự nhiên bao gồm một phần đảo vàkhu vực lân cạn, có hệ thống đa dạng sinh học biển

với nhiều dải san hô và đặc biệt là rùa biển .

Bà Rịa- Vũng Tàu Lo Go Sa Mát 187,65 Vườn quốc gia bảo tồn thiên nhiên Tây Ninh

ĐB Sông Cửu Long

Mũi Cà Mau 418,62 Vườn quốc gia bảo tồn thiên nhiên Cà Mau Phú Quốc 314,22 Bao gồm vùng đất liền và biển, khu bảo tồn, bảo vệcác loài thuộc loại hệ sinh thái biển. Kiên Giang Tràm Chim 7.588 Vườn quốc gia Tràm Chim bảo vệ khu vực di trú chonhiều loại chim quý hiếm. Đồng Tháp

U minh Thượng 8.053

U Minh Thượng nằm trong vùng đất ngập nước nội địa bao gồm rừng ngập nước, hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn. Vùng trung tâm của U Minh Thượng được bao quanh bởi hệ thống kênh đào và hệ thống đề điều được sử dụng để quản lý lưu lượng dòng chảy.

Kiên Giang

Tổng cộng 326.048,3

Bảng 2.38. Các khu bảo tồn thiên nhiên

Vùng Khu bảo tồn thiên nhiên Diện tích (ha) Tỉnh

Đông Bắc Bắc Mê 27.800 Hà Giang

Du Gìa 24.293 Hà Giang

Phong Quang 18.397 Hà Giang

Tây Côn Lĩnh 40.344 Hà Giang

Cham Chu 51.187 Tuyên Quang

Vùng Khu bảo tồn thiên nhiên Diện tích (ha) Tỉnh

Trùng Khánh 3.000 Cao Bằng

Kim Hỷ 18.555 Bắc Kan

Hữu Liên 10.640 Lạng Sơn

Khe Rỗ 5.675 Bắc Giang

Tây Yên Tử 16.466 Bắc Giang

Kỳ Thượng 17.640 Quảng Ninh

Mo Re-Bac Son 2.416 Lạng Sơn

Tây Bắc

Mường Nhé 182.000 Lai Châu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâm Đôn 18.000 Sơn La

Sốp Cộp 27.886 Sơn La

Xuân Nha 38.069 Sơn La

Tất cả các đảo của Thác Bà 5.000 Yên Bái

Mường Phăng 1.000 Lai Châu

ĐB Bắc Bộ

Phu Canh 5.647 Hòa Bình

Pà Cò-Hang Kia 7.091 Hòa Bình

Thượng Tiến 7.308 Hòa Bình

Tiền Hải 12.500 Thái Bình

Vân Long 3.500 Ninh Binh

Đảo hồ Sông Đà 3.000 Hòa Bình

Bắc Trung Bộ

Yên Tử 3.040 Thanh Hóa

Hòn Mê 500 Thanh Hóa

Pù Hu 35.089 Thanh Hóa

Pù Luông 17.662 Thanh Hóa

Xuân Liên 23.610 Nghệ An

Pù Hoạt 67.934 Nghệ An

Pù Huống 50.075 Quảng Trị

Kẻ Gỗ 24.801 Hà Tĩnh

Dakrong 40.526 Huế

Tam Quy 500 Thanh Hóa

Nam Trung Bộ

Phong Điền 41.548 Quảng Nam

Cù Lao Chàm 1.535 Quảng Nam

Sông Thanh 93.249 Đà Nẵng

Ba Na-Núi Chúa 8.838 Đà Nẵng

Bán đảo Sơn Trà 4.370 Phú Yên

Phước Bình 7.400 Ninh Thuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tây Nguyên

Krong Trai 22.290 Kon Tum

Ngọc Linh Kontum 41.424 Kon Tum

Kon Cha Rang 24.000 Gia Lai

Easo 22.000 Dak Lak

Nam Ca 24.555 Dak Lak

Nam Nung 10.849 Dak Lak

Tà Đùng 18.893 Dak Lak

Bidoup-Nui Ba 72.573 Lâm Đồng

Núi Đại Bình 5.000 Lâm Đồng

Bình Châu Phước Bửu 11.293 Bà Rịa-Vũng Tàu

Đông Nam Bộ

Núi Ông 25.468 Bình Thuận

Ta Kou 17.823 Bình Thuận

Rừng thông Đà Lạt 32.051 Lâm Đồng

Dương Minh Châu 5.000 Tây Ninh

Núi Bà Đen 2.000 Tây Ninh

Chiên khu Bời Lời 2.000 Tây Ninh

ĐB Sông Cửu Long

Thạnh Phú 4.510 Bên Tre

Núi Cấm 1.500 An Giang

Vùng Khu bảo tồn thiên nhiên Diện tích (ha) Tỉnh

Sân Chim Bạc Liêu 127 Cần Thơ

Lung Ngọc Hoàng 6.000 Cần Thơ

Đất Mũi –Bãi Bồi 4.461 Cà Mau

Vồ Dơi 3.394

Núi Bà Rá 940 Phước Long

Hòn Chông 3.495 Kiên Giang

Bảng 2.39. Dự báo độ ồn trên một số Quốc lộ

Đơn vị: dB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Quốc lộ Năm 2010 Năm 2020

1 QL1A (Nam Đồng Văn) 75,72 78,06

2 QL2 (Nam cầu Việt Trì) 73,49 75,83

3 QL3 (Phổ Yên) 72,66 75,00

4 QL5 (Đông Dụ Nghĩa) 74,80 74,80

5 QL10 (Nam cầu Nghìn) 71,27 73,59

Tiêu chuẩn cho phép 70 dB (TCVN 5949 – 1995)

d) Các tác động về mặt tài chính

- Sự bất cập giữa nhu cầu vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống KCHT_GT với khả năng huy động vốn, dẫn đến các quy hoạch phát triển thiếu tính khả thi.

- Mất cân đối giữa vốn xây dựng nâng cấp và bảo trì dẫn đến hệ thống KCHT_GT xuống cấp, tổn thất về kinh tế.

- Công tác xét cấp vốn và xét ưu tiên chưa rõ ràng. Một số dự án thiếu tính khả thi về tài chính dẫn đến giảm hiệu quả vốn đầu tư.

e) Các tác động về mặt thể chế.

- Các công cụ phục vụ quản lý nhà nước chuyên ngành đang được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn thiếu và bất cập (chiến lược, quy hoạch và tổ chức thực hiện quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 79)