+ Tăng mức đầu tư cho KCHT_GT bằng ngân sách Nhà nước hành năm đạt tối đa 4-5%.
+ Cân đối giữa xây dựng nâng cấp và bảo trì: Vốn bảo trì ở các nước phát triển chiếm ít nhất 20% (có nước là 50% hoặc cao hơn) tổng số vốn đầu tư vào đường bộ, Việt Nam chỉ dành 10% tổng số vốn cho bảo trì. Với hiện trạng cơ sở giao thông nước ta hiện nay còn nhiều yếu kém chưa đồng bộ cần phải dành vốn cho bảo trì ít nhất là 30%.
+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Trong đó chú trọng khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng KCHT sẽ đem lại hiệu quả cao do sự quản lý vốn của khu vực này chặt chẽ.
+ Huy động mọi nguồn lực, chú trọng nguồn nội lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức cho xây dựng KCHT_GT, đặc biệt là đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO, ....trong và ngoài nước. Áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng KCHT_GT cho các đơn vị, cá nhân thuê khai thác để có vốn bảo trì hoặc đầu tư vào các công trình khác.
+ Hỗ trợ tăng cường hợp tác bằng phương thức PPP:
Cam kết về chính trị và hỗ trợ của bên liên quan nhằm đảm bảo có đẩy đủ thành viên hỗ trợ việc chuyển giao rủi ro.
Các chính sách điều tiết và định giá nhằm tạo ra thị trường cạnh trạnh
+ Thành lập quỹ đường bộ qua các nguồn thu thuế nhiên liệu sử dụng đối với phương tiện giao thông; phí sử dụng đường bộ, phí cầu, phà; phí thu hàng năm với mỗi kiểu loại phương tiện; phụ thu đối với các xe vận tải nặng; phí và tiền phạt đối với xe quá khổ quá tải; phí thu đối với quá cảnh quốc tế; phí cấp phép đối với phương tiện khi ra nước ngoài.
+ Có cơ chế đặc biệt để huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước như vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài, phát hành trái phiếu Chính phủ,..để đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, các tuyến đường sắt huyết mạch trọng yếu như tuyến đường sắt Bắc – Nam (đặc biệt là đường sắt cao tốc), đường sắt 136
kết nối với cảng biển.
+ Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình trên tuyến giao thông thuỷ, các cảng bằng các hình thức như BOT hoặc liên doanh theo các qui định hiện hành.
+ Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt, UBND các tỉnh sớm lập dự án, chuyển mục đích sử dụng đất với mọi quỹ đất hiện có tạo vốn xây dựng KCHT nói chung và KCHT_GT nói riêng. Phải có chính sách rõ ràng chính quyền ưu tiên quỹ đất cho giao thông tĩnh (các bến, bãi đỗ xe,.. ....)
+ Tuân thủ nghiêm quy định về quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHT_GT nhất là phải tuân thủ quy hoạch và đảm bảo hoàn thiện thiết kế chi tiết khi lựa chọn và giao dự án cho nhà đầu tư thực hiện.
+ Tuân thủ những nguyên tắc của cơ chế tài chính sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
+ Đối với các cảng, bến đầu tư mới từ ngân sách Nhà nước, từng bước thực hiện việc cho phép doanh nghiệp KCHT để kinh doanh, thu hồi một phần vốn đầu tư.
+ Khuyến khích nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các dạng đầu tư BT, BOT, PPP... cho phát triển KCHT- GT hàng không .