KCHT_GT hàng không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 47)

a) Kết cấu mạng, cảng hàng không-sân bay

Ngành HK đang quản lý, khai thác 22 Cảng hàng không (CHK) trong đó có 3 CHK quốc tế và 19 CHKNĐ với tổng công suất là 14 triệu hành khách/năm. Các CHK được chia theo 03 khu vực: Bắc - Trung - Nam, ở mỗi khu vực có 01 CHKQT đóng vai trò trung tâm và các CHKNĐ vây quanh tạo thành một Cụm CHK. Có 10 CHK đạt cấp 4E, 10 CHK đạt cấp 4C và 2 CHK đạt cấp 3C theo phân cấp của Tổ chức HKDD quốc tế (ICAO).

Hiện nay, tại 03 CHKQT đã và đang đồng loạt triển khai chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư các dự án lớn nhằm nâng cao năng lực cũng như chất lượng phục vụ như: Đầu tư mới đường cất, hạ cánh 1B (đường cất hạ cánh thứ 2), xây dựng nhà ga hàng hóa công suốt 260 nghìn tấn hàng hóa/năm tại CHKQT Nội Bài; nâng cấp, mở rộng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay đồng bộ với việc xây dựng nhà ga hành khách mới với công suốt 4 triệu hành khách/năm tại CHKQT Đà Nẵng; xây dựng nhà ga hành khách quốc tế mới với công suốt 10 triệu hành khách/năm tại CHKQT Tân Sơn Nhất.

Các CHKNĐ của Việt Nam hiện nay có quy mô từ cấp 3C đến cấp 4E, được trang bị các hệ thống dẫn đường, một số được trang bị thiết bị hạ cánh bằng khí tài (ILS). Khoảng 60% số CHK này có khả năng tiếp thu máy bay A320/A321, còn lại chỉ khai thác được ATR72 hoặc tương đương do hạn chế của đường cất hạ cánh.

Vào thời điểm này mới chỉ có 03 CHKNĐ được trang bị đèn đêm là Cát Bi, Phú Bài và Buôn Ma Thuật: các CHK còn lại sẽ được lắp đặt dần trong thời gian tới, trước mắt ưu tiên trang bị cho các CHK đang hoặc tiềm năng có mật độ khai thác cao như: Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Phú Quốc. Hầu hết các CHK đều được đầu tư xây dựng mới nhà ga, số còn lại cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị hoặc thực hiện đầu tư.

* Cụm CHK miền Bắc:

Hiện đang quản lý 06 CHK là CHKQT Nội Bài và 05 CHKNĐ (Vinh, Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới). Có 02 CHK hiện không khai thác là Nà Sản (đóng cửa để chờ nâng cấp từ 5/2004) và Đồng Hới (đang trong thời gian xây dựng mới, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2007). Ngoài ra, trong phạm vi khu vực Miền Bắc còn có 03 sân bay là Gia lâm, Quảng Ninh, Lào Cai đã tiến hành lập quy hoạch để xây dựng khi có nhu cầu khai thác.

Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc Việt Nam.

CHK này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam hiện nay, sau sân bay quốc tế

Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại có 22 hãng hàng không đang khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, với 06 đường bay nội địa và 18 đường bay quốc tế. Được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng như: xây dựng ga hàng hoá với công suất 126.000 tấn/năm, hệ thống trang thiết bị dẫn đường, điều hành cất hạ cánh, giám sát an ninh, an toàn hàng không và công trình đường cât hạ cánh thứ hai (11R/29L) đạt tiêu chuẩn CAT2 đã được đưa vào khai thác từ tháng 7/2006.

Cụm cảng hàng không miền Bắc đặc biệt quan tâm tới việc phát triển mạng lưới cảng hàng không dân dụng trong khu vực. Dự kiến năm 2008 sẽ đưa vào khai thác Cảng Hàng không Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình. Khi hoàn thành đưa vào khai thác, cảng hàng không Đồng Hới sẽ góp phần mở rộng giao lưu thương mại, đầu tư và du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Bình và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm cảng đang triển khai thủ tục để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án quy hoạch, đầu tư xây dựng cảng hàng không Gia Lâm - thành phố Hà Nội, Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai - tỉnh Lào Cai… Trong những năm qua, Cảng hàng không Cát Bi - thành phố Hải Phòng đã khai thác hiệu quả các đường bay trong nước. Từ tháng 5/2006 đường bay quốc tế Cát Bi - Macau với tần suất 01 chuyến/ngày đã được đưa vào khai thác với sản lượng hành khách ngày càng tăng.

Cụm cảng Hàng không miền Bắc luôn quan tâm phát triển, mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của hành khách và các hãng hàng không như: cung ứng dịch vụ phục vụ mặt đất, kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ ăn uống giải khát, sách báo, thông tin liên lạc, bách hoá, hàng lưu niệm…

* Cụm CHK miền Trung:

Hiện đang quản lý 08 CHK là CHKQT Đà Nẵng và 07 CHKNĐ (Phú Bài, Phù Cát, Cam Ranh, Tuy Hòa, Pleicu, Nha Trang, Chu Lai). Có 01 CHK hiện không khai thác là Nha Trang (dừng khai thác chuyển sang Cam Ranh).

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là CHK ở miền Trung Việt Nam. Tại thời điểm 2006

sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba cảng hàng không của Việt Nam có cửa khẩu quốc tế.

Có qui mô lớn thứ ba sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí

Minh và sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội, sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải

Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 5km. Đây là điểm nối chuyến quan trọng từ Hà Nội đi các tỉnh Tây Nguyên. Năm 2005, sân bay này lần đầu tiên kể từ năm 1975, phục vụ 1 triệu khách thông qua, xếp thứ 3 sau Tân Sơn Nhất - Tp. Hồ Chí Minh: 7 triệu, Nội Bài - Hà Nội: 3,5 triệu. (Phú Bài - Huế: 400.000, Cam Ranh: 398.000, tổng số khách tại các sân bay Việt Nam năm 2005: 14 triệu).

Cảng hàng không quốc Đà Nẵng có hai đường băng cất hạ cánh, được trang bị hệ thống đèn tín hiệu, các hệ thống phù trợ dẫn đường và hạ cánh chính xác (ILS, DVOR\DME, NDB), các hệ thống radar sơ cấp- thứ cấp hiện đại, các hệ thống quan trắc và phát tin dự báo khí tượng tiên tiến, hệ thống thường trực khẩn nguy, các hệ thống phục vụ sân đỗ hiện đại… có khả năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 747, Boeing 777, Airbus A340, Airbus A330, Antonov 124...cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.

Ngày 16/8/2007, Văn phòng Thủ tướng Chính Phủ đã ra Nghị quyết thành lập và nâng cấp 2 sân bay Phú Bài (Huế) và Cam Ranh (Nha Trang) thuộc Cụm cảng Miền Trung là sân bay Quốc tế. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải đưa vào danh sách cảng hàng không quốc tế, thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cần thiết và công bố vào thời điểm thích hợp đối với hai cảng hàng không quốc tế Cam Ranh và Phú Bài.

* Cụm CHK miền Nam:

Cụm cảng Hàng Không miền Nam quản lý tất cả các sân bay ở miền Nam Việt Nam bao gồm: Sân bay QT Tân Sơn Nhất (Tp.HCM), Sân bay Liên Khương (Đà Lạt- Lâm Đồng), Sân bay Cần Thơ, Sân bay Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), Sân bay Cà Mau,

bay Dương Đông (Đảo Phú Quốc-Kiên Giang)...) Sân bay Cần Thơ là sân bay mới đưa vào khai thác trở lại vào đầu năm 2009.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là CHKQT ở miền Nam Việt Nam. Hiện nay, đây là sân bay lớn nhất của Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh

8km về phía Bắc, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.

Sân bay có hai đường CHC song song, trong đó đường CHC 25R dài 3.048m rộng 45m, đường CHC 25L dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của loại máy bay Boeing 747. Hiện tại, đa số máy bay sử dụng đường băng chính. Đường băng phụ chỉ sử dụng cho máy bay ATR72 hay Fokker70. Đặc điểm khai thác là Tiếp cận chính xác Nhóm 1 đối với đường băng 25R. Năm 2006, Sân bay Tân Sơn Nhất đã đón 8,5 triệu khách với 64.000 lượt chuyến. trong tổng số 12 triệu khách sử dụng các sân bay Việt Nam trong năm 2006, chiếm 70,83% tổng số lượng khách sử dụng các sân bay Việt Nam. Sân bay Tân Sơn Nhất chiếm khoảng 2/3 lượng khách quốc tế đi bằng đường hàng không ở Việt Nam.

Có một nhà ga nội địa và một nhà ga quốc tế. Tổng diện tích mặt bằng của các toà nhà là gần 22.000m2. Công suất thiết kế của nhà ga là 3,5 triệu khách mỗi năm. Có 2 cầu đưa khách đang được lắp đặt. Dự án mở rộng nhà ga khách quốc tế đã được thực hiện xong và đưa vào sử dụng lúc 12h20 ngày 14 tháng 8 năm 2007 với chuyến bay số hiệu TR 328 của hãng Tiger Airways. Nhà ga này sẽ phục vụ thử một số hãng quốc tế và sẽ được chính thức đưa vào sử dụng chính thức kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007. Trong vài năm tới, Tân Sơn Nhất với công suất 15 triệu khách/năm có thể sẽ trở thành sân bay chỉ phục vụ cho các chuyến bay trong nước vì Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng một sân bay quốc tế lớn nằm ngoài Thành phố Hồ Chí Minh: Sân bay Quốc tế

Long Thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SB Long Thành đã lập xong quy hoạch vị trí, đang chuẩn bị lập quy hoạch tổng thể để xây dựng mới. Các công ty trực thuộc Cụm cảng Hàng Không miền Nam gồm có Sacco, Sags...Năm 2006, các sân bay của Cụm cảng hàng không miền Nam đã phục vụ hơn 9 triệu lượt khách, trong đó, riêng Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phục vụ 8,5 triệu khách.

Bảng 2.21. Số liệu tổng hợp chung về các CHK như sau

TT Tên CHK-Sân bay Vị trí Quy mô (ha) (HK/năm)Công suốt Cấp SB

I CHK-Sân bay Quốc tế

1 Nội Bài Hà Nội 941.2 4.000.000 4E

2 Đà Nẵng Đà Nẵng 861.2 1.000.000 4E

3 Tân Sơn Nhất TPHCM 1150.0 5.000.000 4E

II CHK Nội địa

1 Điện Biên Điện Biên 44.1 100.000 4C

2 Nà Sản Sơn La 187.5 Dừng KT(NC) 4C

TT Tên CHK-Sân bay Vị trí Quy mô (ha) Công suốt

(HK/năm) Cấp SB

4 Vinh Nghệ An 416.6 100.000 4C

5 Đồng Hới Quảng Bình 177.0 ĐgXD ĐgXD

6 Phú Bài TT Huế 243.2 582.000 4C

7 Chu Lai Quảng Ngãi 2022.0 291.000 4C

8 Phù Cát Bình Định 1018.0 291.000 4D

9 Tuy Hòa Phú Yên 1200.0 20.000 4C

10 Nha Trang Khánh Hòa Dừng KT 4C

11 Cam Ranh Khánh Hòa 715.0 243.000 4C

12 Playcu Gia Lai 247.5 100.000 4C

13 Buôn Ma Thuật Đăk lăk 259.6 50.000 4C

14 Liên Khương Lâm Đồng 330.1 20.000 4C

15 Cỏ ống Bà Rịa – VT 103.0 80.000 4C

16 Cần Thơ Cần Thơ 268.0 Mới khai thác 4C

17 Phú Quốc Kiên Giang 92.8 194.000 4C

18 Rạch Giá Kiên Giang 58.6 20.000 3C

19 Cà Mau Cà Mau 92.0 75.000 3C

* Đánh giá về hệ thống mạng - CHK Việt Nam

Thực tế khai thác và xây dựng trong những năm qua, hệ thống CHK-SB đã cơ bản thể hiện rõ tính hợp lý, phân bổ hài hòa trên toàn bộ lãnh thổ và các vùng miền. Một số CHK chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà vận chuyển khai thác nhưng đã đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các vùng miền, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Hệ thống CHK về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, hầu hết các CHK trong hệ thống CHK toàn quốc là CHK dùng chung nên đã có những hoạt động đảm bảo tốt nhiệm vụ và sản sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động khẩn cấp như phòng chống thiên tai, bạo loạn trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả của việc phát triển hệ thống CHK theo quy hoạch.

* Điểm mạnh

Hệ thống CHK phân bố đều trên lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng đường bay đến khắp các vùng, miền trong cả nước.

Các CHKQT có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển thành các trung tâm trung chuyển của khu vực.

Quy mô và năng lực khai thác của các CHK về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại.

* Hạn chế

Nhiều CHKNĐ chưa được trang bị hệ thống hỗ trợ tiếp cận như đèn đêm, thiết bị hạ cánh chính xác ILS… nên không có khả năng tiếp thu máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Do hạn chế về vốn đầu tư nên cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa được đầu tư một cách toàn diện, 40% số CHK chỉ có khả năng khai thác máy bay nhỏ (dưới 70 ghế).

Các dịch vụ thương mại (phi HK) còn rất hạn chế, đặc biệt tại các CHKNĐ. Quy mô của các CHKQT còn nhỏ bé so với nhiều quốc gia trong khu vực, sức cạnh tranh yếu.

b) Hệ thống quản lý không lưu:

* Kiểm soát không lưu:

Gồm 2 trung tâm kiểm soát đường dài (ACC/Hà Nội và ACC/Hồ Chí Minh), 3 có quan kiểm soát tiếp cận (APP/Nội Bài, APP/Tân Sơn Nhất, APP/Đà Nẵng) và hệ thống các đài kiểm soát không lưu tại các CHK với trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn ICAO và có đầy đủ năng lực kiểm soát, điều hành các hoạt động bay trong vùng trời do Việt Nam quản lý.

* Các mạng kỹ thuật phục vụ không lưu:

Mạng thông tin hàng không được trang bị thiết bị khá hiện đại, đảm bảo tầm phủ toàn bộ vùng trời do Việt Nam quản lý, đáp ứng nhu cầu hiện nay về thông tin HK. Mạng dẫn đường HK bao gồm 49 đài trạm dẫn đường VOR/DME, NDB và ILS bảo đảm phủ sóng trên tất cả các đường bay. Hệ thống radar giám sát HK bao gồm 9 trạm radar được hòa mạng thống nhất, đảm bảo tầm phủ hầu như toàn bộ 02 FIR do Việt Nam quản lý điều hành.

* Cơ sở khí tượng hàng không:

Hiện nay có 2 trạm radar thời tiết C-band, 2 trạm thu sản phẩm dự báo thời tiết toàn cầu (SADIS), 1 trạm thu ảnh vệ tinh, 9 trạm quan trắc khí tượng tự động. Ngoài ra tại từng CHK còn có các trạm quan trắc, vườn khí tượng theo tiêu chuẩn tối thiểu của ICAO. Về tổ chức, hiện tại có 1 Ban canh phòng thời tiết tại Gia Lâm, 3 cơ quan khí tượng tại 3 CHKQT (Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất). Hệ thống tổ chức, trang thiết bị khí tượng của ngành đáp ứng đầy đủ theo quy định của ICAO.

Đánh giá về hệ thống quản lý không lưu

Trình độ quản lý không lưu của HKVN được xếp vào loại khá của khu vực. Đã phối hợp, thực hiện thành công nhiều chương trình theo đề xuất của ICAO đặc biệt là chương trình triển khai các đường bay mới trên biển Đông

Hệ thống trang thiết bị (thông tin, dẫn đường, giám sát) đều ở mức tiên tiến, đạt trình độ khu vực và thế giới

Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế như: Chất lượng lịch vụ chưa đồng đều, các dịch vụ không báo, khí tượng, tìm kiếm cứu nạn đã đáp ứng theo quy định nhưng chất lượng chưa cao, đồng thời việc tổ chức thực hiện không báo chưa hoàn chỉnh, còn thiếu cơ sở pháp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 47)