Định hướng phát triển bền vững từng chuyên ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 106)

3.3.2. Mạng lưới đường cao tốc và quốc lộ a. Đường bộ cao tốc

Để thúc đẩy sự phát triển vùng bền vững hệ thống KCHT_GT đường bộ cần tập trung vào hai trung tâm tăng trưởng cao ở phía Bắc và phía Nam; một số các khu vực có tiềm năng phát triển trên cơ sở đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ hiện đại, nâng cao năng lực mạng lưới đường bộ hiện có; xây dựng, nâng cấp các đường tỉnh, đường GTNT kết nối với mạng đường bộ quốc gia, cụ thể như sau:

- Xây dựng đường bộ cao tốc: xây dựng mạng đường bộ cao tốc bảo đảm kết nối được các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, cảng biển lớn, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao; tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải khác và hội nhập khu vực, quốc tế; đảm bảo liên kết được với mạng đường bộ hiện có, bảo đảm môi trường và cảnh quan; giải quyết ách tắc giao thông, trước hết tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mạng cao tốc gồm 22 tuyến với 5.873km, cụ thể như sau:

+ Tuyến cao tốc Bắc - Nam gồm 2 tuyến: tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông và tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây với chiều dài 3.262km:

Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, chiều dài khoảng 1.941 km. Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.321 km.

+ Khu vực phía Bắc gồm 7 tuyến hướng tâm kết nối Thủ đô Hà Nội với tổng chiều dài 1.099km:

Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh, dài 130 km. Hà Nội - Hải Phòng, dài 105 km.

Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai, dài 264 km. Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái, dài 294 km.

Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), dài 90 km. Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình, dài 56 km.

Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, dài 160 km.

+ Miền Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 264km; Hồng Lĩnh (Hà Lĩnh) - Hương Sơn (Hà Tĩnh), dài 34 km.

Cam Lộ (Quảng Trị) - Lao Bảo (Quảng Trị), dài 70 km. Quy Nhơn (Bình Định) - Pleiku (Gia Lai), dài 160 km. + Khu vực phía Nam gồm 7 tuyến, tổng chiều dài 984km:

Biên Hòa (Đồng Nai) - Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), dài 76 km.

Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước), dài 69 km.

Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh), dài 55 km. Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng, dài 200 km. Hà Tiên - Rạch Giá (Kiên Giang) - Bạc Liêu, dài 225 km. Cần Thơ - Cà Mau, dài 150 km.

+ Hệ thống đường vành đai cao tốc 2 Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tổng chiều dài 264km.

+ Vành đai 3 Hà Nội, dài 56 km. + Vành đai 4 Hà Nội, dài 125 km. + Vành đai 3 Hà Nội, dài 83 km.

+ Tổng quỹ đất dành cho xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc khoảng 41.104ha, trong đó diện tích đã chiếm dụng của các tuyến đường đã và đang được xây dựng khoảng 2.916ha, diện tích cần bổ sung khoảng 38.188ha.

- Quốc lộ 1A: QL1A là trục dọc quan trọng qua 30 tỉnh, thành phố, hiện đạt tiêu chuẩn cấp III, IV. Đến nay, nhiều đoạn đã quá tải không đáp ứng khả năng vận tải gây ùn tắc và tai nạn giao thông. Đến năm 2020 hoàn thành khôi phục, nâng cấp, hoàn thành xây dựng các cầu thay phà và từng bước thay thế các cầu yếu, cải tuyến các đoạn dèo dốc nguy hiểm..; Hoàn thiện xây dựng các tuyến tránh các thành phố, thị trấn: TP Lạng Sơn, TT Đồng Mỏ, Hữu Lũng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP Đà Nẵng (nam hầm Hải Vân - Hòa Cầm), khu dân cư Vạn Long, TT Vạn Giã , TT Ninh Hòa, TT Diên Hòa, TT Cam Ranh, khu đô thị Phan Rí - Hòa Minh; TT Chợ Lầu; TT Lương Sơn; TT Phú Long, TP Phan Thiết, khu đô thị Ngã Hai (Bình Thuận), TP Sóc Trang ....; Một số đoạn khu vực miền Trung sẽ được xây dựng kiên cố hóa để hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra, đảm bảo khả năng thông xe trong cả mùa bão, lũ; nghiên cứu xây dựng hầm đường bộ đèo Cả (20km)

- Đường bộ ven biển: hình thành tuyến QL ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang dự kiến dài 2.870km qua 28 tỉnh, thành phố để phát triển kinh tế biển, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm và đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuyến được xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp IV, III và các đoạn qua thành phố, thị xã, thị trấn… đạt tiêu chuẩn đường đô thị. Giai đoạn 1, đến 2010 là hình thành tuyến, xây dựng nâng cấp từng đoạn; Giai đoạn 2 đến 2020, xây dựng nâng cấp từng đoạn tuyến, kết nối, hoàn chỉnh toàn tuyến; tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản đạt đường cấp III, IV; chưa xây dựng các cầu qua sông lớn mà tận dụng các đoạn tuyến của đường khác để kết nối.

- Đường Hồ Chí Minh: đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó - tỉnh Cao Bằng đến Đất Mũi - tỉnh Cà Mau đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố có tổng chiều dài khoảng 3.167km (trong đó tuyến chính dài khoảng 2.667km, tuyến phía Tây dài khoảng 500km). Hiện nay, đã hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe bao gồm cả kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum), tiếp tục nối thông

toàn tuyến từ Pác Pó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn. Tiến trình thực hiện cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1 đến 2008: đầu tư hoàn chỉnhh đoạn từ Hòa Lạc đến Tân Cảnh, với quy mô 2 làn xe, bao gồm cả kiên cố hóa và chống sạt lở

+ Giai đoạn 2, đến 2010, nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến đất Mũi (Cà Mau), đầu tư cụ thể một số đoạn:

Chưa triển khai đầu tư các đoạn tránh thành phố, thị xã thuộc Tây Nguyên hiện nay chưa khởi công (đoạn tránh TX Kon Tum, TP Buôn Ma Thuột, TX Gia Nghĩa), trước mắt sử dụng QL14 để nối thông.

Tập trung nối thông và hoàn thiện các đoạn: Pác Bó- Cao Bằng, cầu Ngọc Tháp, Chơn Thành - Đức Hòa, Mỹ An - Vàm Cống, Cà Mau - Nam Căm - đất Mũi (trong đó cả cầu Đầm Cùng), tuyến N2 đoạn Củ Chi - Đức Hòa - Thạnh Hóa - Mỹ An và một số đoạn cần thiết khác, trước mắt đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV, ưu tiên hoàn thành 2 cầu Vàm Cống và Cao Lãnh; riêng đoạn Nam Căn - Đất Mũi trước mắt chỉ xây dựng nền, sử dụng mặt đường quá độ sau khi ổn định nền đường sẽ tiếp tục hoàn thiện

+ Giai đoạn 3 đến 2020, hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn, trong đó lưu ý kết nối với quy hoạch đường sắt, đường ngang và các quy hoạch khác liên quan

- Đường Trường Sơn Đông: theo dự án đường Trường Sơn Đông (do Bộ Quốc phòng quản lý); tuyến đường Trường Sơn Đông có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tuyến bắt đầu từ thị trấn Thạnh Mỹ (giao với đường Hồ Chí Minh), điểm cuối tại thành phố Đà Lạt (giao với QL20), dài khoảng 691 km, với các điểm khống chế chủ yếu là Thạnh Mỹ, Sông Tranh, Ngọc Tem, Xã Hiếu, An Khê, A Yun Pa, Lệ Bắc, MĐRắk, Đà Lạt; lần lượt đi qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Tuyến đường Trường Sơn Đông nằm giữa và có hướng song song với QL1 và đường Hồ Chí Minh, cắt qua các trục ngang QL14B, 14E, 24, 19, 25, 26, 20.

Quy mô quy hoạch: giai đoạn đến 2010, 2015 nâng cấp từng đoạn tuyến đạt cấp V, IV; giai đoạn đến 2020 nâng cấp chủ yếu các đoạn tuyến đạt cấp IV, các đoạn khó khăn đạt cấp V, kết cấu mặt đường chủ yếu là láng nhựa.

- Hệ thống đường bộ Việt Nam tham gia giao thông đối ngoại (đường bộ xuyên Á, đường bộ ASEAN, đường bộ Tiểu vùng sông Mê Kông, mở rộng GMS...):

Theo các hiệp định thỏa thuận song phương và đa phương, các tuyến đường bộ nước ta tham gia trong hệ thống đường bộ đối ngoại, gồm: tuyến đường liên khu vực giữa các nước tiểu vùng Mê kông mở rộng; tuyến đường trong hệ thống đường bộ ASEAN và tuyến đường trong hệ thống đường bộ xuyên Á (Asian highway);

Các tuyến đối ngoại gồm các các quốc lộ, đoạn quốc lộ sau:

+ QL1 (từ TP Hồ Chí Minh đến Hà Nội); + QL5 (từ TP Hà Nội đến Hải Phòng);

+ QL51 (từ TP Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu); + QL6 (từ TP Hà Nội đến Tuần Giáo);

+ QL279 (đoạn từ cửa khẩu Tây Trang đến Tuần Giáo); + QL2, QL70 (từ TP Hà Nội đến cửa khẩu Lào Cai); + QL7 (từ Diễn Châu đến cửa khẩu Nậm Cắn); + QL8 (từ Bãi Vọt đến cửa khẩu Keo Nưa);

+ QL12 (từ cảng Vũng Áng đến cửa khẩu Cha Lo); + QL9 (từ Đông Hà đến cửa khẩu Lao Bảo);

+ QL19 (từ Quy Nhơn đến cửa khẩu Lệ Thanh); + QL24 (từ Thạch Trụ đến Kon Tum);

+ QL14, 14B, 13 (từ Đà Nẵng đến Chơn Thành, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh); Tiêu chuẩn kỹ thuật đường tham gia hệ thống đối ngoại tối thiểu là cấp III, 2 làn xe, ở các khu vực khó khăn, miền núi.

Để chủ động hội nhập khu vực và thế giới, ngoài các dịch vụ vận tải, thương mại, quá cảnh,... phải có một hệ thống giao thông đồng bộ nhằm cung cấp mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở trình độ tiên tiến, hiệu quả và an toàn có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và thế giới;

Các tuyến đường nằm trong hệ thống đường bộ đối ngoại đều nằm trong các tuyến trọng điểm cần được nâng cấp, khôi phục đạt tối thiểu cấp III, 2 làn xe, một số tuyến được nâng cấp II, 4 làn xe; trên một số tuyến đã có dự án xây dựng đường bộ cao tốc chạy song song với tuyến đường bộ hiện tại (như cao tốc Bắc Nam, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc TP Hồ Chí Minh - cửa khẩu Mộc Bài...).

- Đường hành lang biên giới

Đường hành lang biên giới thực hiện theo Quyết định số 566, 567/QĐ-TTg ngày 8/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, hình thành dọc theo các địa phương có biên giới với Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia, từ cửa khẩu Bắc Luân thuộc địa phận TX Móng Cái, Quảng Ninh đến ngã ba Lộc Tấn (giao với QL13 lên cửa khẩu Hoa Lư) thuộc địa phận huyện Lộc Ninh, Bình Phước. Tổng thể quy hoạch tuân theo quyết định số 566, 567/QĐ-TTg ngày 8/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, như sau: Giai đoạn từ nay đến 2010: xây dựng nâng cấp từng đoạn tuyến; Giai đoạn đến 2020: xây dựng, hoàn chỉnh tuyến; cơ bản đạt đường cấp IV:

+ Đường hành lang biên giới Việt – Trung: bắt đầu từ cửa khẩu Bắc Luân - Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, tới Leng Su Sin - Sín Thầu - Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, tổng chiều dài khoảng 1.297 km.

+ Đường hành lang biên giới khu vực miền Trung: bắt đầu từ Leng Su Sin – thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tới ngã ba Lộc Tấn, dài khoảng 2.900 km.

+ Tuyến N1 được nối tiếp, chạy dọc theo biên giới từ Bình Phước đến Hà Tiên (Kiên Giang).

- Các tuyến quốc lộ khác:

+ Khu vực phía Bắc: hoàn thành việc khôi phục, nâng cấp các quốc lộ QL5, 10, 18, 38, 39 đạt tiêu chuẩn đường từ cấp III đến cấp I; nâng cấp các tuyến nan quạt quốc lộ 2, 3, 6, 32, 32C, 70 đạt tiêu chuẩn đường cấp III ở đoạn đầu tuyến và cấp IV ở đoạn cuối tuyến

+ Khu vực miền Trung: các tuyến đường ngang khu vực miền Trung bao gồm các quốc lộ 48, QL7, 8, 12, 9, 49, 14D, 14E, 24,19, 25, 26, 27, 27B, 28, 40 và tuyến dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia là quốc lộ 14C sẽ nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường từ cấp III - đến cấp IV.

+ Khu vực Đông Nam Bộ: bao gồm các quốc lộ 51, 55, 56, 22, 22B, 13, 20 sẽ hoàn thành nâng cấp đạt cấp III đến cấp I.

+ Khu vực Tây Nam Bộ: bao gồm các quốc lộ 50, 62, 30, 54, 57, 60, 61, 63, 80, 91 sẽ hoàn thiện việc khôi phục, nâng cấp các tuyến đạt được quy mô tiêu chuẩn đường cấp III; các đoạn qua thị xã, thị trấn sẽ được mở rộng. Xây dựng mới hai tuyến N1 và N2 để nối liền với QL14C, và đường Hồ Chí Minh.

Bảng 3.6. Danh mục một số dự án đường bộ trọng yếu

TT Dự án Quy mô

I Đường bộ cao tốc

1 Ninh Bình - Thanh Hoá - Vinh. Chiều dài: 215 km; 4 - 6 làn xe 2 Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một. Chiều dài: 40 km, 4 - 6 làn xe

3 Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ. Chiều dài: 82 km, 4 - 6 làn xe, giai đoạn I: 4 làn xe

4 Dầu Giây - Đà Lạt. Chiều dài: 189 km; 4 làn xe

5 Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái. Nội Bài - Hạ Long: 110 km, 4 làn xe Hạ Long - Móng Cái: 180 km, 4 làn xe 6 Biên Hoà - Vũng Tầu. Dài 68 km, quy mô 4 - 6 làn xe 7 Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng. Chiều dài: 178 km, 4 làn xe 8 Hà Nội - Lạng Sơn. Chiều dài: 118 km, 4 làn xe 9 Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Chiều dài: 140 km, 4 làn xe 10 Dầu Giây - Bình Thuận - Nha Trang. Chiều dài: 350 km, 4 làn xe

11 Bến Lức - Long Thành. Chiều dài: 58 km, 8 làn xe (giai đoạn I: 4 làn xe)

II Các quốc lộ

1 Đường Hồ Chí Minh Chiều dài: 3.167km

2 QL ven biển Chiều dài: 2.870km

3 Nâng cấp QL18A tuyến Mông Dương - Móng Cái.

Chiều dài: 122 km, cấp III 4 Nâng cấp QL6 đoạn Ba La - Xuân Mai. Chiều dài: 20 km, 4 làn xe

I Đường bộ cao tốc

5 Nâng cấp QL20 đoạn Dầu Giây - Liên Khương. Chiều dài: 250 km, 2 làn xe

6 Mở rộng QL51. Chiều dài: 100km, 6 làn xe

7 Nâng cấp QL14 đoạn Đồng Xoài-Chơn Thành. Chiều dài: 34 km, 4 làn xe 8 Nâng cấp QL21 đoạn Phủ Lý - Nam Định. Chiều dài: 35 km, cấp III, 9 Nâng cấp QL14 đoạn Gia Lai - Kon Tum. Chiều dài: 30 km, 4 làn xe 10 Nâng cấp QL1 đoạn thị xã Đông Hà - Thị xã

Quảng Trị.

Chiều dài: 10 km, 4 làn xe 11 Tuyến tránh QL1 Thị trấn La Hà, thị trấn Đức

Phổ.

Chiều dài: 15 km, 4 làn xe.

- Phát triển hệ thống đường tỉnh

+ Nâng cấp một số đường quan trọng lên quốc lộ đồng thời đưa một số đường huyện quan trọng lên đường tỉnh, cải tuyến hoặc mở một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết.

+ Khôi phục, nâng cấp hoặc đưa vào cấp các tuyến đường tỉnh ở vùng đồng bằng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, miền núi đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V, đoạn qua các thị trấn đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

+ Tỷ lệ nhựa hóa đường tỉnh đạt 100%

+ Giải tỏa hành lang an toàn của đường theo Nghị định số 186/NĐ-CP.

Bảng 3.7. Định hướng phát triển đường tỉnh

Vùng lãnh thổ Số tuyến Tổng chiềudài (km)

Cấp kỹ thuật (km)

I-II III IV V VI Đô thị

ĐB SH 201 3462 327 1896 1062 125 0 27 Đông bắc 661 5552 131 821 3272 1402 70 0 Tây bắc 59 2408 0 0 1082 1326 0 0 Bắc TB 130 3918 222 764 1810 623 365 125 Nam TB 116 3685 208 1061 1663 593 72 91 Tây nguyên 71 3711 11 224 1665 0 0 0 ĐNB 217 5450 642 3140 1367 162 0 134 ĐB SCL 200 4954 235 1758 2599 356 0 7 Tổng 1655 33139 1775 9664 1665 4586 507 385 3.3.2. Phát triển bền vững KCHT_GT đường sắt

Hệ thống giao thông vận tải đường sắt phải phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, vận tải và công nghiệp đạt trình độ tiên tiến hiện đại tạo thành mạng lưới giao thông vận tải đường sắt hoàn chỉnh liên kết với các phương thức vận tải khác đảm bảo giao lưu thông suốt, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi trên phạm vi cả nước và trở thành động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực - tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn phát triển sau 2020 đến 2050.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 106)