Một số chính sách phát triển KCHT_GT theo từng chuyên ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 146)

a. Đường bộ

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đường bộ; nâng cao năng lực về quản lý đường đường bộ cao tốc;

- Thành lập quỹ đường bộ qua các nguồn thu thuế nhiên liệu sử dụng đối với phương tiện giao thông; phí sử dụng đường bộ, phí cầu, phà; phí thu hàng năm với mỗi kiểu loại phương tiện; phụ thu đối với các xe vận tải nặng; phí và tiền phạt đối với xe quá khổ quá tải; phí thu đối với vận tải quá cảnh quốc tế; phí cấp phép đối với phương tiện khi ra nước ngoài.

- Đề xuất chương trình bảo trì dài hạn;

- Tăng cường quy định về xe tải chở quá khổ, quá tải;

- Sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn thiết kế, quản lý đường bộ trong các khu vực hay bị sạt lở/lũ lụt;

- Tiếp tục thực hiện các chương trình nâng cao an toàn giao thông đường bộ.

b. Đường sắt

- Phát triển Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thành Tập đoàn đường sắt Việt Nam đa ngành đa sở hữu hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong đó công ty mẹ là công ty Nhà nước có nhiệm vụ quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt;

- Cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển KCHT_GT đường sắt: có cơ chế đặc biệt để huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước như vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài, phát hành trái phiếu Chính phủ... để đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, các tuyến đường sắt huyết mạch trọng yếu như tuyến đường sắt Bắc - Nam (đặc biệt là đường sắt cao tốc), đường sắt thuộc chương trình hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung và các đường sắt kết nối với cảng biển.

c. Đường thủy nội địa

- Nhà nước tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì luồng tuyến, tham gia đầu tư phát triển các cảng đầu mối, cảng chính ở các khu vực quan trọng để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động khai thác hệ thống cảng đường thuỷ nội địa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình trên tuyến giao thông thuỷ, các cảng bằng các hình thức như BOT hoặc liên doanh theo các quy định hiện hành.

- Đối với các cảng, bến đầu tư mới từ ngân sách Nhà nước, từng bước thực hiện việc cho phép doanh nghiệp thuê kết cấu hạ tầng để kinh doanh, thu hồi một phần vốn đầu tư.

d. Hàng hải

cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

- Cần áp dụng mô hình quản lý hiệu quả hơn trong lĩnh vực khai thác cảng: xây dựng cơ chế xây dựng - cho thuê khai thác cảng biển để thu hồi vốn đầu tư. .

e. Hàng không

- Thành lập quỹ tập trung của Nhà nước cho bảo trì và đầu KCHT tại các cảng hàng không từ các nguồn như thu phí các đối tượng sử dụng trực tiếp KCHT_GT hàng không thông qua giá vé máy bay, lệ phí sân bay, phụ thu qua giá bán xăng dầu hàng không;

- Khuyến khích nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các dạng đầu tư BT, BOT, PPP…cho phát triển KCHT_GT hàng không.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (Trang 146)