Tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho con người. Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế ở mức cao, nhu cầu đi lại của người dân tăng. Số lượng phương tiện cơ giới tăng nhanh trong đó đặc biệt là xe máy tăng với một tốc độ đáng lo ngại đã làm cho tình hình giao thông trên toàn quốc trở nên phức tạp và trầm trọng ở các khu đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Việt Nam trung bình hàng ngày có ước tính có khoảng 30-35 người chết do TNGT mà chủ yếu là TNGT đường bộ. Đây là vấn đề đang gây bức xúc cho toàn xã hộ hiện nay và đã được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo phát triển bền vững, đã có một số nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông, nguyên nhân gây tai nạn giao thông, đồng thời đề xuất các giải pháp kiềm chế, giảm thiểu TNGT.
Tình hình TNGT được phân tích, so sánh giữa các chuyên ngành: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường biển và đường hàng không.
Bảng 2.24. So sánh tình hình TNGT năm 2005 và năm 2008 Loại hình
GT
Số vụ tai nạn Số người tử vong Số người bị thương
2005 2008 Tăng(%) 2005 2008 Tăng(%) 2005 2008 Tăng(%) Đường bộ 14.643 12.065 -17,6 11.507 11.243 -2,3 12.030 7.771 -35,4
Đường sắt 192 436 127,1 267 190 -28,8 235 260 10,6
Đường thuỷ 176 256 45,5 189 143 -24,3 17 28 64,7
Đường biển 54 59 9,3 32 18 -43,8 0 0 0,0
Tổng số 15.065 12.816 -14,9 11.995 11.594 -3,3 12.282 8.064 -34,3
Nguồn: Uỷ ban ATGT Quốc gia
Tỷ lệ TNGT phân theo các loại hình giao thông được thống kê ở bảng trên cho thấy rằng hầu hết tai nạn giao thông ở Việt Nam là TNGT đường bộ và có mức độ nghiêm trọng nhất. Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng mang tầm quốc gia và gây bức xúc cho toàn xã hội. Đứng trước vấn đề nghiêm trọng này chính phủ đã ban hành
nghị quyết 32/2007 NQ- CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Trong đó đòi hỏi Chính phủ phải tập trung hơn nữa lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành tổ chức thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ.
Bảng 2.25. Hiện trạng TNGT đường bộ phân theo chỉ tiêu TNGT/10.000 dân
Năm Dân số Số vụ Số người chết Số người bị thương
Số vụ A Chết B Bị thương C 1996 73,156,000 19,075 2.61 5,581 0.76 21,566 2.95 1997 74,306,000 19,159 2.58 5,680 0.76 21,905 2.95 1998 75,456,000 19,975 2.65 6,067 0.80 22,723 3.01 1999 76,569,000 20,733 2.71 6,670 0.87 23,911 3.12 2000 77,635,400 22,468 2.89 7,500 0.97 25,400 3.27 2001 78,685,800 25,040 3.18 10,477 1.33 29,188 3.71 2002 79,727,400 27,134 3.40 12,800 1.61 30,733 3.85 2003 80,902,400 19,852 2.45 11,319 1.40 20,400 2.52 2004 82,032,300 16,911 2.06 11,739 1.43 15,142 1.85 2005 83,121,700 14,711 1.77 11,534 1.39 12,013 1.45 2006 84,110,000 14,161 1.68 12,373 1.47 11,097 1.32 2007 85.154.900 13.985 1.64 12.800 1.5 10.266 1.2 2008 12.065 11.243 7.771
TNGTĐB qua các năm là số vụ và số người bị thương từ năm 2000 đến 2007 giảm một cách tương đối nhưng số lượng người chết trên 10.000 phương tiện và số người chết trên 10.000 dân hầu như không giảm và năm 2007 có chiều hướng tăng lên.
+ Hiện trạng TNGT đường sắt
Gần đây các vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất thế giới đã xảy ra tại các nước đang phát triển như ấn Độ, CHĐCN Triều Tiên, Pakistan… những nước có hệ thống đường sắt đã quá cũ và không được thường xuyên bảo dưỡng nâng cấp mà trong đó có Việt Nam. Có một thực tế cho thấy rằng an toàn giao thông đường sắt vẫn đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay ở Việt Nam. Một phần do người dân chủ quan, không chấp hành đúng luật lệ giao thông. Song mặt khác, cũng cần phải xem lại công tác tuyên truyền phổ biến trong dân và trang bị các phương tiện, rào chắn, biển báo để đảm bảo an toàn khi tàu chạy. Bên cạnh đó cũng cần nêu rõ một thực tế là người dân chưa có ý thức bảo vệ công trình mà ngành đường sắt đã lắp đặt.
Bảng 2.26. Tổng quan tai nạn giao thông đường sắt từ năm 2000-2007
Năm Số vụ tăng(%)Tỷ lệ Số ngườichết tăng(%)Tỷ lệ Số người bịthương tăng(%)Tỷ lệ
1996 295 136 185 1997 268 -9.153 112 -17.647 173 -6.486 1998 271 1.119 122 8.929 159 -8.092 1999 372 37.269 164 34.426 199 25.157 2000 569 52.957 190 15.854 455 128.643 2001 584 2.636 211 11.053 438 -3.736 2002 600 2.740 262 24.171 470 7.306 2003 645 7.5 271 3.435 645 37.234 2004 607 -5.89 212 -21.771 607 -5.891 2005 520 -14.33 229 8.019 408 -32.784 2006 292 -43.85 136 -40.611 158 -61.275 2007 379 29.79452 169 24.26471 237 50 Nguồn: UBATGT QG
Qua số liệu trong bảng ta thấy tai nạn giao thông đường sắt cũng bắt đầu mới giảm từ năm 2003 đến năm 2007 cả về số vụ, số người chết, số người bị thương. Năm 2005 số vụ tai nạn giảm 14,33% so với năm 2004 nhưng số người chết lại tăng 8,019% so với năm 2004. Năm 2007 số vụ tai nạn đã vượt cả năm 2006, số người chết và số người bị thương đều vượt so với cả năm 2006 chứng tỏ tính nghiêm trọng của tai nạn đường sắt.
+ Hiện trạng TNGT thủy nội địa
Từ năm 2000 đến năm 2007, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 2754 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết 2016 người, 330 người bị thương. So với các năm trước đây, hai năm 2006, 2007 số vụ tai nạn có giảm, nhưng tai nạn nghiệm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao.
Tuy số vụ tai nạn giao thông đường thủy không nhiều so với tai nạn giao thông đường bộ, nhưng thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, nhiều vụ tai nạn gây bức xúc cho xã hội,
+ Hiện trạng TNGT, sự cố hàng hải
Trong vòng 5 năm trở lại đây, từ năm 2002 đến năm 2007, số vụ tai nạn hàng hải xảy ra tại các cảng biển, các vùng biển Việt Nam được ghi nhận như sau:
Bảng 2.27. Tổng hợp hiện trạng TNGT hàng hải Năm Số vụ tai nạn Số người chết Số người bị thương Tổng số Tỷ lệ số vụ tai nạn/1000 lượt tàu Đặc biệt nghiêm trọng Nghiêm trọng Ít nghiêm trọng 2002 92 1,70 15 23 54 18 02 2003 84 1,27 13 30 41 11 10 2004 70 0,94 07 20 43 23 13 2005 68 1,19 11 28 29 17 00 2006 59 0,94 08 29 22 38 15 2007 47 16 16
Qua các số liệu hàng năm được thống kê trên, thấy rằng: Về số vụ tai nạn hàng hải đã giảm hàng năm, song giảm không nhiều. Nhưng, xét về tỷ lệ số vụ tai nạn trên một ngàn lượt tàu ra, vào các cảng biển thì tai nạn hàng hải tương ứng hàng năm đã giảm dần đáng kể, từ 1,7 vụ trên một ngàn lượt tàu trong năm 2002 xuống còn 0,94 vụ năm 2006. Số vụ tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng cũng giảm từ 15 vụ tai nạn năm 2002 xuống còn 08 vụ trong năm 2006.
Mặc dù số vụ tai nạn có giảm nhưng thiệt hại về người và vật chất lại có chiều hướng gia tăng, số người chết tăng từ 18 người năm 2002 lên 38 người năm 2006. Năm 2007 có giảm nhưng không đáng kể.
+ Hiện trạng TNGT hàng không
Kể từ năm 1997 đến nay, ngành hàng không Việt Nam không để xảy ra vụ TNGT hàng không nào mà chỉ là các sự cố hàng không. Các sự cố xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết và điều kiện kỹ thuật của phương tiện bay.