8. Cấu trúc của luận văn
2.3.3.1. Nhận thức của sinh viên về nhiệm vụ tự rèn luyện bản thân
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Tu dưỡng, rèn luyện bản thân đối với mỗi sinh viên vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm, bởi quá trình rèn luyện là quá trình hình thành nên đạo đức nhân cách một con người - một công dân tương lại sẽ phục vụ cho xã hội cho đất nước. Nếu nhận thức đúng đắn điều này sẽ tạo động lực tốt, biến thành hành động tích cực cho ý thức tự rèn luyện bản thân, còn nếu nhận thức sai kết quả sẽ ngược lại.
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 180 sinh viên thuộc các Khoa lớn của trường : Khoa Y, Khoa Dược, Khoa Răng Hàm Mặt, với câu hỏi: “ Theo bạn, nhiệm vụ rèn luyện của người sinh viên có quan trọng không ? ”. Kết quả nhận được như sau:
Bảng 2.1: Ý kiến của sinh viên về nhiệm vụ tự rèn luyện.
Đánh giá về mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Quan trọng 52 28.9
Bình thường 4 2.2
Không quan trọng 0 0
Nhận xét: Kết quả bảng khảo sát đại đa số sinh viên ngành y dược đều ý thức rất cao ý nghĩa của nhiệm vụ rèn luyện đối với sinh viên. Các em nhận thức được rằng ngành y dược là một ngành đặc thù, tương lai của các em phải thực thi những nhiệm vụ rất quan trọng là chăm sóc sức khỏe con người, mà điều đó rất cần một thái độ nhã nhặn, một tấm lòng bao dung và một nhân cách hướng thiện. Nhiệm vụ rèn luyện của sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ là sự gieo mầm cho những thành quả đó. Tuy nhiên, ý thức rèn của mỗi sinh viên không chỉ là tự thân mà ý thức đó chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố từ môi trường xung quanh mà sinh viên đó tham gia hoạt động.
Để tìm hiểu xem những yếu tố nào và mức độ tác động của các yếu tố đó lên ý thức rèn luyện của sinh viên, chúng tôi khảo sát ý kiến của 180 sinh viên với câu hỏi: “ Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý thức tự rèn luyện của sinh viên ? ” và nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự rèn luyện của sinh viên..
Stt Các yếu tổ ảnh hưởng Số ý kiến Tỷ lệ (%) Xếp bậc 1
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên của trường
176 97.78% 2
2 Đoàn thanh niên, hội sinh viên của
trường 161 89.44% 3
3 Giáo dục của gia đình 152 84.44% 4 4 Ảnh hưởng của bạn bè 136 75.56% 6 5 Phim ảnh, sách báo, internet 125 69.44% 8
6 Cán bộ giảng dạy 144 80.00% 5 7 Tập thể lớp 130 72.22% 7 8 Cộng đồng nơi cư trú 119 66.11% 9 9 Đời sống vật chất 89 49.44% 10 10 Biến đổi tâm lý 15 8.33% 11 11 Sự tích cực của bản thân 180 100.00% 1
Nhận xét: Bản thân mỗi sinhh viên cũng là một thực thể trong vô số các mối quan hệ tổng hòa của xã hội chung quanh. Quá trình rèn luyện của sinh song hành với quá trình tiếp xúc, giao lưu và trải nghiệm thông qua những hoạt động từ nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
Bảng thống kê cho thấy “ Sự tích cực của bản thân” đối với ý thức tự rèn luyện của sinh viên chiếm tỉ lệ 100%, ở vị trí số 01. Điều đó có nghĩa là mặc dù chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan nhưng sự nỗ lực vượt qua những khó khăn, chiến thắng những tác động tiêu cực từ môi trường xuang quanh để vươn lên hoàn thiện bản thân và tự khẳng định mình là yếu tố quyết định đối với KQRL của mỗi sinh viên. Tiếp đến “ Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên của trường” chiếm 97,78%, ở vị trí bấc 02, đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng và định hướng cho ý thức và hành vi của sinh viên đối với nhiệm vụ rèn luyện.
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên của Đại học Y Dược là đơn vị hoạt động rất mạnh, trong những năm qua đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, đặc biệt là những hoạt động thiện nguyện như Chiến dịch mùa hè xanh, công tác khám chữa bệnh từ thiện cho người dân ở các vùng khó khăn hay công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong nhân dân. Bởi vậy, những hoạt động của đơn vị này có sức lan tỏa và ảnh hưởng rất lớn đối với sinh viên của trường . Theo bảng thống kê, yếu tố có sức ảnh hưởng đứng vị trí số 03 , chiếm 89.44% số ý kiến là “ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của trường ”. Xếp thức tự tiếp theo là “ giáo dục của gia
đình” (84.44%, bậc 04) và “ Cán bộ giảng dạy” (80%, bậc 05). Hai yếu tố gia đình và thầy cô trực tiếp giảng dạy cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức tự rèn luyện của sinh viên. Gia đình là chỗ dựa về vật chất và tinh thần, là nơi sẻ chia, động viên cho mỗi sinh viên những khi họ gặp khó khăn. Cán bộ giảng dạy là những thầy cô trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho sinh viên Y khoa không những về y thuật mà còn là tấm gương về y đức chuẩn mực để sinh viên noi theo, nên đội ngủ cán bộ giảng dạy của trường cũng có tác động rất lớn đến ý thức của sinh viên. Các thứ bậc khác là các yếu tố còn lại: “ Ảnh hưởng của bạn bè” (bậc 06), “ Tập thể lớp” (bậc 07), “ Phim ảnh, sách báo, internet” (bậc 08), “ Cộng đồng nơi cư trú” (bậc 09), “ Đời sống vật chất ” (bậc 10) và cuối cùng là yếu tố “ Biến đổi tâm lý ” (bậc 11).
2.3.3.2. Thái độ của sinh viên về thực hiện hoạt động tự đánh giá KQRL
Sinh viên là một thế hệ tuổi trẻ thường có khát vọng tự khẳng định mình trong cuộc sống, trong sự phát triển và hình thành nhân cách. Sự khẳng định này được thể hiện một phần ở khả năng tự đánh giá bản thân. Đánh giá bản thân là sự nhìn nhận tổng thể về giá trị bản thân, nếu đánh giá đúng về bản thân sẽ đạo động lực về tinh thần giúp mỗi sinh viên trở nên chín chắn và trưởng thành, có niềm tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là giới trẻ không có thói quen tự nhìn nhận đánh giá về mình một cách công tâm, chính xác, bởi cái “ tôi” ở mỗi con người là quá lớn. Bởi vậy để đánh giá KQRL của bản thân một cách chính xác đòi hỏi mỗi sinh viên phải rất trung thực và tỉnh táo trong việc tự nhận xét, so sánh, đánh giá với những gì thực sự tồn tại trong nhân cách và năng lực bản thân.
Thực hiện sự so sánh giữa kết quả tự đánh giá của sinh viên với kết quả đánh giá cuối cùng của trường đối với sinh viên đó, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn kết quả tự đánh giá của sinh viên cao hơn kết quả đánh giá của trường. Điều đó chứng tỏ, thái độ tự đánh giá bản thân của mỗi sinh viên là chưa thực sự
nghiêm túc, đa phần các bạn tự đánh giá mang tính đối phó chứ chưa thực sự coi trọng việc tự đánh giá như là một hành động tự chịu trách nhiệm với chính bản thân.
2.3.4. Thực trạng thực hiện công tác đánh giá KQRL cho sinh viên
2.3.4.1. Thái độ của sinh viên đối với công tác tổ chức đánh giá KQRL cho sinh viên của trường
Đánh giá KQRL cho sinh viên của trường là hoạt động phối hợp của cả một hệ thống: từ Phòng CTCTSV đến các phòng ban liên quan, Đoàn thanh niên, Ban Đào tạo các Khoa, cán bộ lớp và bản thân của mỗi sinh viên.
Do mô hình quản lý bị phân tán bởi các Khoa không tập trung tại một cơ sở mà nằm rãi rác ở những quận khác nhau. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc phối hợp triển khai một cách đồng bộ giữa phòng CTCTSV với các Khoa cũng như giữa các Khoa với các bộ phận liên quan khác đối với công tác theo dõi, quản lý và thu thập thông tin để phục vụ cho công tác đánh giá KQRL cho sinh viên. Quá trình chỉ đạo, kiểm tra công tác này cũng chưa thực sự được chú trọng. Do đó nhiều bộ phận thực hiện chưa nghiêm túc, còn mang tính đối phó là chính. Điều đó có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của của trường.
Để khẳng định tầm quan trọng của hoạt động đánh giá KQRL cho sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 180 sinh viên với câu hỏi: “ Theo bạn, hoạt động đánh giá KQRL cho sinh viên là việc làm cần thiết không ? ” và nhận được ý kiến của các sinh viên như sau:
Bảng 2.3: Ý kiến của sinh viên về sự cần thiết đối với công tác tổ chức đánh giá KQRL cho sinh viên của trường.
Đánh giá về mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 103 57.22%
Cần thiết 74 41.11% Có cũng được, không cũng được 3 1.67% Không cần thiết 0 0.00%
Nhận xét: Đánh giá KQRL cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm kiểm soát và đánh giá rèn luyện của sinh viên một cách khách quan, minh bạch, công bằng và dân chủ. Qua bảng khảo sát, chúng ta nhận thấy đa phần các sinh viên đều đánh giá rất cao công tác đánh giá KQRL cho sinh viên : 57.22% số ý kiến cho rằng công tác này rất cần thiết và 41.11% số ý kiến cho rằng công tác này là cần thiết, vì đây là hoạt động rất thiết thực không những cho công tác giáo dục sinh viên của trường mà còn mang ý nghĩa khẳng định, xác nhận KQRL cho cá nhân mỗi sinh viên sau một quá trình phấn đấu rèn luyện. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ (1.67%) chưa thực sự nhận thức được hoạt động quan trọng này trong công tác quản lý sinh viên.
Việc tự đánh giá KQRL của bản thân mỗi sinh viên và hoạt động đánh giá KQRL cho sinh viên qua hệ thống quản lý của trường là hai hoạt động đánh giá khác nhau: một bên là mang tính chủ quan cá nhân, còn một bên là hoạt động của tập thể mang tính khách quan và công bằng. Do vậy hai kết qủa đánh giá này ít nhiều có sự chênh lệch do những yếu tố chủ quan cũng như khách quan.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 180 sinh viên như trên về kết quả đánh giá của trường cho thành quả rèn luyện của mỗi sinh viên với câu hỏi : “ Bạn có hài lòng về hoạt động đánh giá KQRL cho sinh viên của trường ? ”và nhận được sự phản hồi sư sau:
Bảng 2.4: Ý kiến của sinh viên đối với kết quả đánh giá
Đánh giá về mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Hài lòng 161 89.44
Ý kiến khác 12 6.67
Nhận xét: Nhìn chung đa phần sinh viên đã hài lòng với kết quả đánh giá của trường (89.44%), nghĩa là hoạt động đánh giá của trường đối với mỗi sinh viên đã mang lại hiệu quả tích cực bởi sự công bằng, minh bạch và chính xác. Tuy nhiên vẫn còn một số ít sinh viên chưa hài lòng với kết quả đánh giá của trường (3.89%), tất nhiên do những yếu tố khác nhau tác động vào. Một phần sinh viên có ý kiến khác (6.67%). Con số này không lớn lắm nhưng nói lên nhiều vấn đề còn tồn tại, nhiều ý kiến cá nhân góp ý đối với hệ thống đánh giá sinh viên của trường còn cụ thể là những vấn đề gì chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc thăm dò cụ thể hơn nữa để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự bất đồng thuận của một bộ phận sinh viên đối với hoạt động đánh giá sinh viên của trường.
2.3.4.2. Thực trạng về xây dựng quy trình đánh giá
Quy trình đánh giá KQRL cho sinh viên của Đại học Y Dược TP.HCM có thể được tóm tắt như sau:
P.NCKH, P.TCKT, P.HCTH, Trạm Y tế, Đoàn TN, Ban Đào tạo Khoa, Cán bộ giảng dạy, Chuyên viên phụ trách Khối lớp, Ban cán sự lớp
- Các bảng điểm chuyên cần
- Báo cáo các phòng ban, nhận xét của Đoàn TN, Chuyên viên phụ trách khối lớp, Ban cán sự các lớp
Cá nhân sinh viên - Phiếu đánh giá KQRL
Ban cán sự lớp, BCH chi đoàn, chuyên viên phụ trách khối lớp
- Phiếu đánh giá KQRL
- Kết quả theo dõi của lớp, Đoàn TN, Ban cán sự lớp, Chuyên viên phụ trách
Ban Chủ nhiệm Khoa, Ban QLĐT khoa
- Phiếu đánh giá KQRL
- Biên bản đánh giá KQRL của lớp, các báo cáo và thông tin từ các bộ phận và cá nhân liên quan
Phòng CTCTSV
- Bảng điểm rèn luyện của sinh viên
- Báo cáo tổng hợp từ các Khoa gửi về, bảng báo cáo theo dõi từ các phòng ban, đơn vị liên quan
Phòng CTCTSV và các bên liên quan đến thắc mắc của sinh viên
- Bảng điểm rèn luyện của sinh viên;
- Các báo cáo và thông tin cung cấp cho Phòng CTCTSV. Cung cấp thông tin, tập hợp thông tin về cá nhân từng sinh viên Sinh viên tự đánh giá KQRL
Thông báo cho SV kết quả
điểm rèn luyện. Nhận và giải quyết các thắc mắc khiếu nại của
sinh viên Kết quả của việc đánh giá: Xét học bổng Thôi học, tạm ngừng học Khen thưởng, kỷ luật Ghi lý lịch ra trường Hợp lớp đánh giá KQRL của từng sinh viên Ban chủ nhiệm khoa xem xét, xác nhận KQRL cho sinh viên
Đánh giá KQRL cho sinh viên Lập danh sách KQRL sinh viên của trường để trình BGH Xét duyệt và công nhận KQRL của sinh viên
Quy trình đánh giá KQRL cho sinh viên được xây dựng chi tiết dựa trên quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên hiệu lực của nó chưa được thực thi một các nghiêm túc, triệt để tại một số bộ phận quản lý, sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan còn lỏng lẻo, chức năng kiểm tra, kiểm soát của nhà trường chưa thật sự sâu sát nên công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường còn mang nặng tính hình thức, đối phó nên chưa mang lại hiệu quả cao trong công tác quan trọng này.
2.3.4.3. Thực trạng về nội dung đánh giá
Dựa trên quyết định số 60 /2007/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, để phù hợp hơn với tình hình thực tế của trường, ngày 24/8/2012 Hiệu trưởng đã ký quyết định số 586 /2012/QĐ-ĐHYD ban hành quy chế Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên hệ chính quy Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế đã nêu rõ nội dung của việc đánh giá KQRL của sinh viên là các mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên tất cả các mặt hoạt động :
- Ý thức học tập
- Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường.
- Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị-xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng.
- Ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường.
- Các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên.
Các tiêu chí cũng như nội dung của các tiêu chí và mức điểm cụ thể của từng nội dung rèn luyện được quy định rất rõ trong phiếu đánh giá KQRL dành cho HSSV của trường.
Với các nội dung và các tiêu chí đánh giá được ghi rất chi tiết trong phiếu đánh giá KQRL như trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về sự phù hợp của các