Thực trạng về tổ chức thực hiện quản lý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện quản lý

Tổ chức thực hiện là một trong những chức năng quan trọng thứ hai của quá trình quản lý. Tổ chức quản lý là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong cùng một hệ thống hình thành nên cơ cấu tổ chức quản lý cùng các mối liên hệ giữa chúng.

Kế hoạch tổ chức thực hiện quản lý công tác HSSV được Ban Giám Hiệu, Phòng CTCTSV phối hợp với các phòng ban, các Khoa triển khai ngay từ đầu mỗi năm học. Các hoạt động của sinh viên diễn ra theo kế hoạch chung của trường, mỗi phòng ban, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát sinh viên thông qua các hoạt động để cuối mỗi học kỳ báo cáo kết quả về Phòng CTCTSV và các Khoa đào tạo. Tham gia vào công tác theo dõi và đánh giá sinh viên có nhiều bộ phận với những chức năng, nhiệm vụ và mức độ độ đánh giá khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 40 cán bộ quản lý và 20 cán bộ giảng dạy từ các Khoa của trường về mức độ ảnh hưởng của các cá nhân và tập thể khác nhau lên hoạt động đánh giá KQRL cho sinh viên với câu hỏi: “Đồng chí hãy cho biết mức độ quan trọng của các bộ phận tham gia vào công tác đánh giá KQRL của sinh viên? ” thì thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10 : Ý kiến của giảng viên và CBQL về mức độ quan trọng của các bộ phận tham gia công tác đánh giá KQRL cho sinh.

Mức độ quan trọng

Rất quan trọng (4 Đ) Quan trọng (3 Đ) Bình thường (2 Đ) Không quan trọng (1 Đ) 1 Cán bộ giảng dạy 20 21 19 0 3.02 5 2 Cán bộ phụ trách khối 27 25 8 0 3.32 3

3 Đoàn, hội sinh viên 18 20 22 0 2.93 6

4 Ban cán sự lớp 24 22 14 0 3.17 4

5 Phòng CTCTSV 30 25 5 0 3.42 2

6 Phòng Đào tạo 14 22 24 0 2.83 7

7 Ban Đào tạo các

khoa 32 27 1 0 3.52 1 8 Phòng Tài chính- Kế toán 2 3 45 10 1.95 10 9 Phòng NCKH 8 10 40 2 2.40 8 10 Phòng Hành chính Tổng hợp 6 8 38 8 2.20 9 11 Trạm Y tế 1 4 40 14 1.83 11

Nhận xét: Mức độ quan trọng của các bộ phận tham gia vào công tác đánh giá KQRL cho sinh viên phản ánh mức độ ảnh hưởng trức tiếp của bộ phận đó đối với phần lớn các hoạt động của sinh viên. Ban Đào tạo các Khoa là nơi được phân quyền không những quản lý về đào tạo mà còn thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác HSSV. Do đó, Ban Đào tạo các Khoa là bộ phận sâu sát nhất với gần như toàn bộ hoạt động của sinh viên nên xếp ở vị trí 01. Tiếp đến ở vị trí 02 là Phòng CTCTSV là nơi phối hợp với các đơn vị khác tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, đạo đức, tư tưởng, lối sống cho sinh viên. Phòng CTCTSV còn là đầu mối tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động rèn luyện của sinh viên. Cán bộ phụ trách khối lớp được giao nhiệm vụ giúp trưởng ban đào tạo trực tiếp quản lý, theo dõi sinh viên khối lớp mình phụ trách về tất cả các mặt

nên mức độ ảnh hưởng ở vị trí thứ 03. Ban cán sự lớp được phân công theo dõi, ghi nhận và đánh giá các thành viên trong lớp về việc tuân thủ các quy định của nhà trường để thông tin cho Ban Đào tạo, mức độ ảnh hưởng vị trí thứ 04. Cán bộ giảng là người trực tiếp giảng dạy và theo dõi sinh viên về thái độ và năng lực học tập nên có ảnh thứ 05. Xếp thứ tự tiếp theo từ vị trí thứ 06 đến vị trí 11 là các phòng ban chức năng liên quan đến một mặt nào đó trong công tác quản lý sinh viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w