8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường nhằm:
- Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với từng trường, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có môi trường rèn luyện. [4].
Trên cơ sở đó, sáu biện pháp quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nêu trên nhằm đảm bảo toàn bộ quá trình đánh giá KQRL đối với sinh viên của trường phải được diễn ra một cách chính xác, công bằng, công khai và dân chủ.
Do công tác theo dõi và đánh giá KQRL cho sinh viên là hoạt động tổng hợp và phối hợp của cả một hệ thống, các biện pháp nêu trên cũng không nằm ngoài mục đích là điều chỉnh, hoàn thiện và phát huy những mặt, những bộ phận của hệ thống nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường.
- Biện pháp 1: Hoàn thiện quy trình đánh giá KQRL cho sinh viên.
- Biện pháp 2: Tăng cường công tác thu thập thông tin, tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên.
- Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ phận liên quan đến công tác theo dõi, đánh giá sinh viên thông qua các hoạt động.
- Biện pháp 4: Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
- Biện pháp 5: Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để sinh viên phát huy tính tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động rèn luyện của bản thân.
- Biện pháp 6: Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho sinh viên và các cá nhân, tập thể làm tốt công tác đánh giá KQRL cho sinh viên.
Sáu biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và logic với nhau. Các biện pháp 1, 2, 3 nhằm tác động vào chính đối tượng là cán bộ quản lý sinh viên. Các biện pháp 4, 5 nhằm tác động vào đối tượng được quản lý đó chính là các sinh viên. Biện pháp thứ 6 là sự tác động tổng hợp vào cả 2 đối tượng là các bộ quản lý và cả sinh viên.
Công tác đánh giá KQRL cho sinh viên sẽ mang lại hiệu cao khi mà cả chủ thể quản lý bộ máy quản lý sinh viên và đối tượng quản lý đó chính là sinh viên đều thực hiện tốt quy định đề ra đối với nhiệm vụ của mình. Đối với bộ máy quản lý đó là sự hoàn thiện các quy trình, các thể chế quản lý, sự thu thập thông tin, kiểm tra giám sát các hoạt động của đối tượng quản lý và sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong quá trình theo dõi, đánh giá. Còn đối với đối tượng được quản lý đó là các sinh viên phải được giáo dục đạo đức, ý thức để tự nguyện thực hiện
tốt nhiệm vụ rèn luyện của mình, đồng thời được tạo điều kiện, môi trường thuận để phát huy vai trò tự chủ và nêu cao trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ học tập và rèn luyện dưới mái trường. Sự tác động tổng hợp đó thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp được nêu trên.