Thực trạng áp dụng các văn bản pháp quy của trường về công tác quản lý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Thực trạng áp dụng các văn bản pháp quy của trường về công tác quản lý

lý HSSV

Về công tác HSSV:

Nhà trường đã đưa vào áp dụng và triển khai một cách rất cụ thể các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào việc quản lý công tác HSSV

trong toàn trường. Quy chế HSSV được nhà trường phổ biến rộng rãi trong sinh viên ngay từ đầu mỗi năm học, đồng thời đưa vào cẩm nang HSSV để sinh viên tiện việc tra cứu và áp dụng đúng. Bên cạnh đó, các quy chế khác về đánh giá KQRL của sinh viên, quy chế về nội trú, ngoại trú cũng như các văn bản về giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức và phòng chống các tệ nạn xã hội trong sinh viên cũng đã được nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong sinh viên.

Việc áp dụng một cách nghiêm túc các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào công tác quản lý HSSV kết hợp với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung trong các văn bản đó đã mang lại hiệu quả tích cực, việc học tập và sinh hoạt của sinh viên trường đã đi vào nề nếp ổn định.

Về học bổng và trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí, bảo hiểm

Các chế độ về học bổng, trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí được nhà trường chỉ đạo Phòng CTCTSV kết hợp với các khoa thực hiện rất nghiêm túc đem lại quyền lợi tốt nhất cho sinh viên.

Trong tuần sinh hoạt chính trị đầu năm học, khóa học, nhà trường phổ biến cho sinh viên nắm rõ các chế độ chính sách đối với sinh viên, hướng dẫn sinh viên kê khai các thủ tục cần thiết để hưởng các chế độ ưu tiên có được. Phòng Đào tạo, Phòng CTCTSV kết hợp với các Khoa định kỳ rà soát, lập danh sách sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi , đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đúng quy định.

Công tác tổ chức khám sức khỏe cho HSSV được nhà trường chỉ đạo phòng Y tế thực hiện rất tốt. Ngoài việc tiến hành đăng ký bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho sinh viên vào đầu mỗi năm học theo quy định của ngành bảo hiểm, nhà trường còn tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên mới nhập học, chăm

sóc, phòng chống dịch bệnh và khám sức khỏe định kỳ đảm bảo quyền lợi cho sinh viên theo đúng quy định.

Thực hiện công văn số 21 của Thủ tướng chính phủ về việc triển khai vay vốn tín dụng đào tạo đối với sinh viên, thực hiện nhanh chóng việc hướng dẫn cụ thể cũng như ký xác nhận các thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên vay vốn phụ vụ học tập.

Về đào tạo

Các quyết định ban hành quy chế Đào tạo đại hoc, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và liên thông được nhà trường phổ biến cụ thể đến từng đối tượng sinh viên và được đưa vào sổ tay sinh viên để tra cứu.

Các quy định về tổ chức đào tạo, quản lý điểm, xét lên lớp, lưu ban, đình chỉ học tập, quy định tốt nghiệp … trong quy chế được nhà trường áp dụng rất chặt chẽ thông qua các quy trình.

2.3.2. Cơ cấu tổ chức và các bộ phận liên quan đến công tác đánh giá HSSV

Kiểm soát và đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên căn cứ vào các quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo, quy chế công tác HSSV nội trú, quy chế công tác HSSV ngoại trú và các quy định của trường về quản lý sinh viên để đánh giá quá trình tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập ở trên giảng đường cũng như sinh hoạt, học tập ngoài giảng đường. Các thành phần tham gia vào công tác theo dõi và đánh giá HSSV của trường gồm:

Phòng công tác chính trị sinh viên:

Do đặc điểm của trường các Khoa đào tạo không tập trung mà nằm rãi rác tại các cơ sở khác trong thành phố nên công tác HSSV được giao cho các Khoa

trực tiếp quản lý. Phòng CTCTSV chịu trách nhiệm theo dõi chung; tổng hợp, báo cáo kịp thời cho Ban giám hiệu về kết quả rèn luyện của sinh viên sau mỗi học kỳ, mỗi cuối năm học hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban giám hiệu từ số liệu từ các Khoa báo cáo về. Qua đó, Phòng CTCTSV là đơn vị chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về việc xây dựng các mục tiêu chung, nội dung chương trình, kế hoạch quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức sinh viên trong suốt quá trình học tại trường.

Ban Đào tạo các Khoa:

Ban Đào tạo các Khoa ngoài chức năng tham mưu cho Ban Chủ nhiệm Khoa về các lĩnh vực quản lý còn có chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo cho hoạt động dạy và học của Khoa theo kế hoạch chung của trường, vừa là đơn vị trực tiếp quản lý các hoạt động của sinh viên. Ban Đào tạo các Khoa phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan triển khai công tác theo kế hoạch của trường và thực hiện việc theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện của sinh viên Khoa mình.

Phòng Đào tạo:

Cung cấp danh sách sinh viên tham gia và đạt giải trong các kỳ thi về Khoa học. Tổng kết kết quả học tập của sinh viên từ các Khoa gửi về.

Phòng Tài chính Kế toán:

Theo dõi, cung cấp và báo cáo tình hình sinh viên chậm nộp học phí, nợ học phí cho Ban Đào tạo các Khoa và Phòng CTCTSV.

Phòng nghiên cứu khoa học:

Theo dõi và cung cấp tình sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cho các Khoa và phòng CTCTSV.

Theo dõi và cung cấp tình hình chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của sinh viên cho các Khoa và Phòng CTCTSV.

Trạm Y tế:

Theo dõi và cung cấp tình hình sức khoẻ và bệnh tật của SV, việc chấp hành các quy định về y tế, khám sức khoẻ; vi phạm các tệ nạn xã hội (nghiện ma tuý, mại dâm…) của sinh viên cho các khoa, Phòng CTCT SV.

Đoàn thanh niên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình kết quả tham gia của sinh viên vào các hoạt động Đoàn cho các khoa, Phòng CTCTSV.

Cán bộ phụ trách khối lớp:

Là người được Khoa phân công trực tiếp theo dõi và quản lý hoạt động học tập cũng như rèn luyện của sinh viên, là người có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc đánh giá KQRL của sinh viên do mình phụ trách để tập hợp, báo cáo cho Ban chủ nhiệm Khoa và Phòng CTCTSV.

Giảng viên:

Theo dõi, gửi bảng nhận xét về thái độ học tập của sinh viên trên giảng đường cũng như thực tập tại các bệnh viện .

Sinh viên:

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế rèn luyện của sinh viên, tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả rèn luyện của mình.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ các bộ phận liên quan đến công tác đánh giá sinh viên.

Phòng CTCTSV

Khoa Phòng nghiên cứu Khoa học Phòng Đào tạo Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng Tài chính Kế toán

Đoàn Thanh niên

Trạm Y tế

Ban Quản lý Đào tạo các Khoa

Cán bộ phụ trách khối lớp

Sinh viên

2.3.3. Thực trạng thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên

2.3.3.1. Nhận thức của sinh viên về nhiệm vụ tự rèn luyện bản thân

Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Tu dưỡng, rèn luyện bản thân đối với mỗi sinh viên vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm, bởi quá trình rèn luyện là quá trình hình thành nên đạo đức nhân cách một con người - một công dân tương lại sẽ phục vụ cho xã hội cho đất nước. Nếu nhận thức đúng đắn điều này sẽ tạo động lực tốt, biến thành hành động tích cực cho ý thức tự rèn luyện bản thân, còn nếu nhận thức sai kết quả sẽ ngược lại.

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 180 sinh viên thuộc các Khoa lớn của trường : Khoa Y, Khoa Dược, Khoa Răng Hàm Mặt, với câu hỏi: “ Theo bạn, nhiệm vụ rèn luyện của người sinh viên có quan trọng không ? ”. Kết quả nhận được như sau:

Bảng 2.1: Ý kiến của sinh viên về nhiệm vụ tự rèn luyện.

Đánh giá về mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Quan trọng 52 28.9

Bình thường 4 2.2

Không quan trọng 0 0

Nhận xét: Kết quả bảng khảo sát đại đa số sinh viên ngành y dược đều ý thức rất cao ý nghĩa của nhiệm vụ rèn luyện đối với sinh viên. Các em nhận thức được rằng ngành y dược là một ngành đặc thù, tương lai của các em phải thực thi những nhiệm vụ rất quan trọng là chăm sóc sức khỏe con người, mà điều đó rất cần một thái độ nhã nhặn, một tấm lòng bao dung và một nhân cách hướng thiện. Nhiệm vụ rèn luyện của sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ là sự gieo mầm cho những thành quả đó. Tuy nhiên, ý thức rèn của mỗi sinh viên không chỉ là tự thân mà ý thức đó chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố từ môi trường xung quanh mà sinh viên đó tham gia hoạt động.

Để tìm hiểu xem những yếu tố nào và mức độ tác động của các yếu tố đó lên ý thức rèn luyện của sinh viên, chúng tôi khảo sát ý kiến của 180 sinh viên với câu hỏi: “ Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý thức tự rèn luyện của sinh viên ? ” và nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tự rèn luyện của sinh viên..

Stt Các yếu tổ ảnh hưởng Số ý kiến Tỷ lệ (%) Xếp bậc 1

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên của trường

176 97.78% 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Đoàn thanh niên, hội sinh viên của

trường 161 89.44% 3

3 Giáo dục của gia đình 152 84.44% 4 4 Ảnh hưởng của bạn bè 136 75.56% 6 5 Phim ảnh, sách báo, internet 125 69.44% 8

6 Cán bộ giảng dạy 144 80.00% 5 7 Tập thể lớp 130 72.22% 7 8 Cộng đồng nơi cư trú 119 66.11% 9 9 Đời sống vật chất 89 49.44% 10 10 Biến đổi tâm lý 15 8.33% 11 11 Sự tích cực của bản thân 180 100.00% 1

Nhận xét: Bản thân mỗi sinhh viên cũng là một thực thể trong vô số các mối quan hệ tổng hòa của xã hội chung quanh. Quá trình rèn luyện của sinh song hành với quá trình tiếp xúc, giao lưu và trải nghiệm thông qua những hoạt động từ nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.

Bảng thống kê cho thấy “ Sự tích cực của bản thân” đối với ý thức tự rèn luyện của sinh viên chiếm tỉ lệ 100%, ở vị trí số 01. Điều đó có nghĩa là mặc dù chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan nhưng sự nỗ lực vượt qua những khó khăn, chiến thắng những tác động tiêu cực từ môi trường xuang quanh để vươn lên hoàn thiện bản thân và tự khẳng định mình là yếu tố quyết định đối với KQRL của mỗi sinh viên. Tiếp đến “ Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên của trường” chiếm 97,78%, ở vị trí bấc 02, đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng và định hướng cho ý thức và hành vi của sinh viên đối với nhiệm vụ rèn luyện.

Đoàn thanh niên và Hội sinh viên của Đại học Y Dược là đơn vị hoạt động rất mạnh, trong những năm qua đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, đặc biệt là những hoạt động thiện nguyện như Chiến dịch mùa hè xanh, công tác khám chữa bệnh từ thiện cho người dân ở các vùng khó khăn hay công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong nhân dân. Bởi vậy, những hoạt động của đơn vị này có sức lan tỏa và ảnh hưởng rất lớn đối với sinh viên của trường . Theo bảng thống kê, yếu tố có sức ảnh hưởng đứng vị trí số 03 , chiếm 89.44% số ý kiến là “ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của trường ”. Xếp thức tự tiếp theo là “ giáo dục của gia

đình” (84.44%, bậc 04) và “ Cán bộ giảng dạy” (80%, bậc 05). Hai yếu tố gia đình và thầy cô trực tiếp giảng dạy cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức tự rèn luyện của sinh viên. Gia đình là chỗ dựa về vật chất và tinh thần, là nơi sẻ chia, động viên cho mỗi sinh viên những khi họ gặp khó khăn. Cán bộ giảng dạy là những thầy cô trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho sinh viên Y khoa không những về y thuật mà còn là tấm gương về y đức chuẩn mực để sinh viên noi theo, nên đội ngủ cán bộ giảng dạy của trường cũng có tác động rất lớn đến ý thức của sinh viên. Các thứ bậc khác là các yếu tố còn lại: “ Ảnh hưởng của bạn bè” (bậc 06), “ Tập thể lớp” (bậc 07), “ Phim ảnh, sách báo, internet” (bậc 08), “ Cộng đồng nơi cư trú” (bậc 09), “ Đời sống vật chất ” (bậc 10) và cuối cùng là yếu tố “ Biến đổi tâm lý ” (bậc 11).

2.3.3.2. Thái độ của sinh viên về thực hiện hoạt động tự đánh giá KQRL

Sinh viên là một thế hệ tuổi trẻ thường có khát vọng tự khẳng định mình trong cuộc sống, trong sự phát triển và hình thành nhân cách. Sự khẳng định này được thể hiện một phần ở khả năng tự đánh giá bản thân. Đánh giá bản thân là sự nhìn nhận tổng thể về giá trị bản thân, nếu đánh giá đúng về bản thân sẽ đạo động lực về tinh thần giúp mỗi sinh viên trở nên chín chắn và trưởng thành, có niềm tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là giới trẻ không có thói quen tự nhìn nhận đánh giá về mình một cách công tâm, chính xác, bởi cái “ tôi” ở mỗi con người là quá lớn. Bởi vậy để đánh giá KQRL của bản thân một cách chính xác đòi hỏi mỗi sinh viên phải rất trung thực và tỉnh táo trong việc tự nhận xét, so sánh, đánh giá với những gì thực sự tồn tại trong nhân cách và năng lực bản thân.

Thực hiện sự so sánh giữa kết quả tự đánh giá của sinh viên với kết quả đánh giá cuối cùng của trường đối với sinh viên đó, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn kết quả tự đánh giá của sinh viên cao hơn kết quả đánh giá của trường. Điều đó chứng tỏ, thái độ tự đánh giá bản thân của mỗi sinh viên là chưa thực sự

nghiêm túc, đa phần các bạn tự đánh giá mang tính đối phó chứ chưa thực sự coi trọng việc tự đánh giá như là một hành động tự chịu trách nhiệm với chính bản thân.

2.3.4. Thực trạng thực hiện công tác đánh giá KQRL cho sinh viên

2.3.4.1. Thái độ của sinh viên đối với công tác tổ chức đánh giá KQRL cho sinh viên của trường

Đánh giá KQRL cho sinh viên của trường là hoạt động phối hợp của cả một hệ thống: từ Phòng CTCTSV đến các phòng ban liên quan, Đoàn thanh niên, Ban Đào tạo các Khoa, cán bộ lớp và bản thân của mỗi sinh viên.

Do mô hình quản lý bị phân tán bởi các Khoa không tập trung tại một cơ sở mà nằm rãi rác ở những quận khác nhau. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc phối hợp triển khai một cách đồng bộ giữa phòng CTCTSV với các Khoa cũng như giữa các Khoa với các bộ phận liên quan khác đối với công tác theo dõi, quản lý và thu thập thông tin để phục vụ cho công tác đánh giá KQRL cho sinh viên. Quá trình chỉ đạo, kiểm tra công tác này cũng chưa thực sự được chú trọng. Do đó nhiều bộ phận thực hiện chưa nghiêm túc, còn mang tính đối phó là chính. Điều đó có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của của trường.

Để khẳng định tầm quan trọng của hoạt động đánh giá KQRL cho sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 180 sinh viên với câu hỏi: “ Theo bạn, hoạt động đánh giá KQRL cho sinh viên là việc làm cần thiết không ? ” và

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 45)