Đánh giá chung về thực trạng quản lý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Đánh giá chung về thực trạng quản lý

Quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên là nhiệm vụ song song và gắn liền với công tác quản lý sinh viên của toàn trường. Đào tạo ra những cán bộ y tế có năng lực nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng phụng sự cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân là mục tiêu chính trong định hướng đào tạo của nhà trường. Để góp phần đạt nên mục tiêu đó, việc quản lý, theo dõi và đánh giá rèn luyện cho sinh viên được Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm các Khoa và cán bộ quản lý các bộ phận liên quan rất chú trọng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, vì những lý do khác nhau, công tác này chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

Để đánh giá về ý thức của thầy cô và cán bộ quản lý của trường về mức độ quan trọng của công tác đánh giá KQRL cho sinh viên, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 40 cán bộ quản lý và 20 thầy cô giáo từ các Khoa với câu hỏi: “ Đồng chí cho biết ý kiến của mình về mức độ quan trọng của công tác đánh giá KQRL cho sinh viên các trường thuộc khối ngành y tế ”, nhận được sự phản hồi như sau:

Bảng 2.11: Ý kiến của giảng viên và CBQL về mức độ quan trọng của công tác đánh giá KQRL cho sinh viên các trường thuộc khối ngành Y tế.

Đánh giá về mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%) Rất quan trọng 46 76.67 Quan trọng 12 20.00

Bình thường 2 3.33

Không quan trọng 0 0

Nhận xét: Bảng thống kê cho thấy đa phần các thầy cô và cán bộ quản lý đều ý thức rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá KQRL cho sinh viên, bởi điều đó có ảnh hưởng sâu sắc không những đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân mỗi sinh viên mà còn có ý nghĩa tích cực đối với mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý và thầy cô của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đều ý thức được rằng: đối với các trường đào tạo cán bộ y - dược, cần đề cao trách nhiệm, khắc phục khó khăn để dạy tốt, học tốt và chăm lo đời sống và điều kiện giảng dạy, học tập. Thầy phải gương mẫu, giáo dục sinh viên một cách toàn diện, trò phải chăm học và thường xuyên rèn luyện về đạo đức, về ý thức tổ chức kỷ luật, về tinh thần phục vụ, nhân viên phải bảo đảm các mặt công tác tổ chức và hậu cần... Chống mọi hiện tượng thiếu mẫu mực, những hiện tượng chây lười, vô tổ chức, vô kỷ luật, buông thả về đạo đức và lối sống trong bộ phận HSSV.

Thấm nhuần tư tưởng về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc những quan điểm về giáo dục đạo đức của Đảng ta, Bộ Y tế đã ra chỉ thị thực hiện 12 điều y đức trong toàn ngành, coi giáo dục đạo đức nghề y là một trong những nội dung giáo dục cơ bản trong các trường thuộc ngành y. Thực hiện chỉ thị đó, các trường đại học, cao đẳng thuộc ngành y đều chú trọng đến việc giáo dục y đức cho sinh viên.

Tóm lại nhân cách của một cán bộ y tế tương lai trong đó bao gồm y đức được hình thành và hun đúc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vậy công tác theo dõi, quản lý, giáo dục, uốn nắn, đánh giá sự rèn luyện của mỗi sinh viên là trách nhiệm cùng quan trọng của cán bộ và thầy cô thuộc các trường y dược trong cả nước nói chung, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w