Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 74)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2.3. Nguyên nhân

Để làm rõ hơn những yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đánh giá KQRL cho sinh viên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của các Cán bộ quản lý và giảng viên (40 Cán bộ quản lý và 20 Cán bộ giảng dạy) từ các Khoa với câu hỏi : “ Đồng chí cho biết những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến

hiệu quả quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường ?” và nhận được kết quả sau:

Bảng 2.12: Ý kiến của giảng viên và CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đánh giá KQRL cho sinh viên

Stt Các yếu tổ ảnh hưởng Số ý kiến Tỷ lệ (%) Xếp bậc 1

Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đánh giá KQRL cho sinh viên

32 53.33 7

2 Thiếu sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể từ cấp trên. 7 11.67 8

3 Sự phối hợp giữa các bộ phận chưa đồng

bộ trong công tác đánh giá sinh viên 56 93.33 1 4 Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường

xuyên, liên tục. 50 83.33 3 5 Thiếu các quy định pháp lý cụ thể 47 78.33 5 6 Quy trình thực hiện chưa chặt chẽ 52 86.67 2

7 Làm chưa tốt công tác đánh giá, khen

thưởng kịp thời 49 81.67 4 8 Xử lý kỷ luật chưa nghiêm 45 75.00 6

Nhận xét: Rõ ràng để làm tốt công tác HSSV từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức triển khai để thực hiện kế hoạch cả vấn đề chỉ đạo thực hiện cũng như kiểm tra đánh giá đều phải thực hiện sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan. Trong bảng khảo sát trên thì yếu tố này xếp bậc 01, nghĩa là có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của công tác theo dõi đánh giá KQRL cho sinh viên. Yếu tố xếp thứ 02 đó chính là quy trình, chúng ta đã chưa thực sự đưa ra một quy trình chặt chẽ, quy định thật cụ thể vai trò và nhiệm vụ của từng tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia quản lý công tác này. Chính vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa được thực hiện một cách thường xuyên liên tục

(bậc 3) để kịp thời phát hiện những sai sót, những mặt còn tồn tại để có những quyết định điều chỉnh hợp lý. Yếu tốt xếp bậc thứ 04 đó chính là chưa làm tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên, khích lệ những cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong công tác này. Các yếu tố tiếp theo đó là thiếu các quy định pháp lý cụ thể (xếp bậc 05), xử lý kỷ luật chưa nghiêm (bậc 06) đối với các sinh viên vi phạm, xếp bậc 07 là do các cán bộ quản lý và thầy cô chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đánh giá KQRL cho sinh viên, và đứng cuối cùng là công tác “ Thiếu sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể từ cấp trên”.

Tiểu kết chương 2

Toàn bộ chương 2 là một bức tranh khắc họa khá toàn diện về Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tất nhiên là những vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM ”.

Công tác đánh giá KQRL cho sinh viên là hoạt động đan xen và không tách rời đối với công tác HSSV nói chung của một trường đại học. Do đó cấu trúc của chương 2 được chia ra 4 phần rõ rệt:

- Phần một: Giới thiệu về Đại học Y Dược TP.HCM với các nội dung về sự hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, về đào tạo, NCKH, các chương trình phục vụ cộng đồng.

- Phần hai: Thực trạng về công tác quản lý sinh viên nói chung của trường.

- Phần ba: Đi sâu vào khảo sát thực trạng công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường.

- Phần bốn: Nêu lên thực trạng quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của Đại học Y Dược TP.HCM trong thời gian qua.

Trên cơ sở khảo sát và đánh giá đó, chúng tôi tin rằng sẽ là tiền đề rất thuyết phục để đề xuất những biện pháp quản lý thật cần thiết và khả thi trong nội dung sẽ được trình bày ở chương 3.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên trong các trường đại học nói chung, Đại học Y Dược TP.HCM nói riêng cũng phải hướng tới mục tiêu chung của ngành giáo dục, hướng tới sứ mạng và các định hướng của nhà trường, phải phù hợp với đặc thù của nhà trường, phù hợp với nguyện vọng của sinh viên, cán bộ công nhân viên và các thầy cô giáo.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, các biện pháp quản lý đề ra phải là những bài toán giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại trong thực tế quản lý về công tác HSSV mà cụ thể là quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường.

Thực tiễn vừa là nguồn gốc, động lực vừa là mục tiêu để người quản lý xác lập những biện pháp để điều chỉnh các hoạt động thực tiễn với mục đích thay đổi thực trạng, nâng cao hiệu quả và hướng đến sự hoàn thiện trong công tác quản lý của mình.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Có thể nói hiệu quả là kết quả mang lại như mong muốn nhưng với cái giá phải trả là rẽ nhất. Một biện pháp quản lý đưa ra khi thực hiện đã làm thay đổi thực trạng theo hướng thúc đẩy hoạt động này có chất lượng hơn là đã đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên sự thành công đó không phải lúc nào cũng có hiệu quả, bởi lẽ hiệu quả phụ thuộc vào cách thức tổ chức, phương pháp thực hiện

những nội dung của biện pháp sao cho ít tiêu tốn nhân lực, vật lực và tài lực nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

“Khả thi” theo từ điển Tiếng Việt là có khả năng thực hiện[32]. Vậy các biện pháp quản lý công tác đánh KQRL cho sinh viên Đại học Y Dược có khả thi hay không sẽ khẳng định sự thành bại của vấn đề. Một biện pháp quản lý trước khi triển khai vào thực tiễn ta phải xem xét biện pháp đó trong nhiều mối quan hệ với các yếu tố liên quan, đặc biệt là các điều kiện đảm bảo cho các biện pháp đó được diễn ra một cách suôn sẽ: sự đồng thuận giữa các cấp quản lý, sinh viên, phụ huynh, chính quyền, dư luận xã hội…Ngoài yếu tố về con người, các điều kiện về tài lực, vật lực cũng không kém phần quan trọng để hoạt động quản lý diễn ra một các hoàn hảo nhất.

Vì vậy, việc xác lập các biện pháp quản lý muốn đạt được sự khả thi phải bám sát vào hai yếu tố đó chính là mục tiêu quản lý và thực tiễn quản lý.

3.2. Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM

3.2.1. Hoàn thiện quy trình quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên.

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Tạo cơ sở pháp lý giúp cán bộ quản lý xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình đối với công tác HSSV nói chung và công tác đánh giá KQRL cho sinh viên nói riêng.

Giúp cho sinh viên nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình một cách cụ thể, công khai, minh bạch thông qua các văn bản pháp lý, những quy định của nhà trường, từ đó có hướng phấn đấu rèn luyện vươn lên.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tiến hành rà soát và xây dựng các văn bản pháp quy quy định cụ thể công tác HSSV của trường nói chung và công tác đánh giá KQRL cho sinh viên nói riêng sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế của trường. Tạo môi trường pháp lý chuẩn mực để các đối tượng quản lý dựa vào đó mà thực hiện.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nghiên cứu các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế có liên quan đến công tác HSSV của trường.

Tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản của trường liên quan đến công tác HSSV .

Thống kê, đánh giá về tình hình thực tế của trường, lấy ý kiến của các đối tượng liên quan để tiến hành soạn thảo, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định, quy chế, qua đó xây dựng và hoàn thiện quy trình về quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trường, phù hợp với đặc thù đào tạo của ngành y tế.

Quy trình quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên phải được xây dựng gắn liền với các quy trình của công tác HSSV nói chung để đảm bảo các hoạt động quản lý diễn ra một cách đồng bộ và chặt chẽ.

Trong quy trình đánh giá, phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng cá nhân và đơn vị liên quan, xác định rõ nội dung và tiến trình thực hiện quy trình đó một cách thực rõ ràng và cụ thể để qua đó, định rõ trách nhiệm của từng người. Hoạt động kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong xây dựng quy trình, và phải được tiến hành một cách thường xuyên và cẩn trọng để đảm bảo quy trình có diễn ra theo đúng các nội dung về trình tự và tiến độ thời gian và chất lượng công việc.

3.2.1.4. Điều kiện đảm bảo để biện pháp thực hiện có hiệu quả

Rất cần sự chỉ đạo sâu sát của Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu của nhà trường về công tác quản lý sinh viên để có những định hướng đúng đắn trong quá trình hoàn thiện các văn bản này.

Sự đồng thuận cao của các đối tượng liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định đề ra.

Sự am hiểu các văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp bộ về công tác HSSV, sự sâu sát thực tế về tình hình QLSV của trường đối với các chuyên viên tham gia tham mưu vào công tác soạn thảo và hoàn thiện các văn bản nói trên.

3.2.2. Tăng cường công tác thu thập thông tin, tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên. các hoạt động của sinh viên.

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Để công tác đánh giá KQRL của sinh viên mang lại hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra thì công việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên là nhiệm vụ rất cần thiết và thường xuyên của các bộ phận tham gia công tác này. Bởi có kiểm tra giám sát chặt chẽ thì mới thu thập được những số liệu làm minh chứng xác thực giúp cho công tác đánh giá sinh viên được công bằng và chính xác.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Kiểm tra, giám sát là một trong bốn chức năng quan trọng của công tác quản lý. Các bộ phận tham gia vào công tác quản lý sinh viên phải phải xem trọng việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên để có những thông tin phản hồi thực tế nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động quản lý để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống quản lý sinh viên được hoạt động hiệu quả.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt của sinh viên diễn ra một cách rất đa dạng, không những trong nhà trường mà còn ở ngoài cộng đồng xã hội. Việc theo dõi, giám sát các hoạt động đó của sinh viên cũng khó khăn và phức tạp không kém. Do vậy, để làm tốt công tác này, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể đến các đối tượng cụ thể tham gia vào các hoạt động giám sát sinh viên.

Mỗi một hoạt động của sinh viên đều gắn liền với một bộ phận tham gia vào hoạt động ấy với vai trò là tổ chức hoạt động và giám sát hoạt động. Ví dụ như hoạt động học ở lớp thì có thầy cô giáo, ban cán sự, ở nội trú thì có Ban quản lý ký túc xá, các hoạt động đoàn hội thì có các tổ chức đoàn, hội còn ở địa phương thì có các tổ chức chính quyền và các tổ chức khác tham gia giám sát.

Mỗi hoạt động của sinh viên ứng với một cách thức và tiêu chuẩn đánh giá nhất định nên công tác thu thập thông tin từ các đối tượng tham gia quản lý phải được quy định cụ thể thông qua các biểu mẫu theo dõi và cho điểm đối với từng hoạt động của sinh viên. Tất nhiên công tác chỉ đạo việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các bộ phận liên quan phải diễn ra thường xuyên tích cực, tránh việc khoán trắng cho các bộ phận.

Cần có những tổng kết cụ thể sau mỗi hoạt động, mỗi sự kiện để theo định kỳ mỗi tháng, mỗi học kỳ nhà trường có đầy đủ số liệu để thực hiện việc đánh giá KQRL cho sinh viên.

3.2.2.4. Điều kiện đảm bảo để biện pháp thực hiện có hiệu quả

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo việc thống nhất các bộ phận liên quan đến công tác đánh giá KQRL cho sinh viên, tổ chức triển khai thực hiện một cách tích cực, đồng bộ các kế hoạch đã đề ra.

Mỗi cán bộ quản lý phải xác định rõ nhiệm vụ theo dõi, đánh giá sinh viên là một công việc rất cần thiết. phải là những người gần gũi, sâu sát và hiểu sinh viên.

Trong mỗi hoạt động, sinh viên cũng phải tự ý thức về nhiệm vụ tự ý thức rèn lyện đối với chính bản thân mình để có những hành vi ứng xử chuẩn mực. 3.2.3. Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ phận liên quan đến công tác

theo dõi, đánh giá sinh viên thông qua các hoạt động.

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Công tác đánh giá KQRL cho sinh viên là một rất quan trọng trong những nhiệm vụ của công tác HSSV đối với một trường đại học. Mục tiêu đạt được của công tác này có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng đào tạo của nhà trường, ảnh hưởng đến định hướng đào tạo mẫu người phát triển toàn diện để phục vụ xã hôi.

Công tác quản lý, theo dõi, giám sát các hoạt động của sinh viên là một hoạt động tổng hợp liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều thành phần tham gia quản lý. Mỗi bộ phận có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng tất cả đều có mục tiêu chung gắn liền với mục tiêu giáo dục đào tạo của trường. Do đó, để tạo tiếng nói chung trong việc triển khai kế hoạch thì việc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận trong công tác quản lý sinh viên là rất cần thiết. 3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Nhận rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá rèn luyện của sinh viên, mỗi bộ phận lãnh đạo, quản lý công tác HSSV của nhà trường phải quán triệt về tư tưởng, xác định rõ vị trí vai trò của mình đối với công tác này, từ đó có sự chỉ đạo, đông đốc, xúc tiến việc phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các bộ phận liên quan đến công tác quản lý sinh viên.

Mỗi bộ phận là một thành phần của hệ thống quản lý, sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận sẽ tạo cho hệ thống hoạt động trơn tru và mang lại hiệu quả cao, mà trong hệ thống quản lý giáo dục, sự phối hợp này là tối cần thiết.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Toàn bộ các hoạt động liên quan đến công tác HSSV phải được các phòng chức năng lập kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học. Thông qua kế hoạch đó, chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận liên quan sẽ được quy định cụ thể. Toàn bộ các hoạt động của sinh viên cũng phải được kế hoạch hóa một cách cụ thể để mỗi bộ phận quản lý sinh viên thực hiện.

Các hoạt động học tập, sinh hoạt của sinh viên phải được các bộ phận quản

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w