Khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên là mối quan tâm hàng đầu trước khi chúng tôi quyết định đưa ra các đề xuất , đó chính là khả năng thực hiện tốt của biện pháp được xét trong mối quan hệ tổng hòa của tình hình thực tiễn tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài kinh nghiệm thực tiễn quản lý của bản thân, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 40 cán bộ quản lý và 20 cán bộ giảng dạy kỳ cựu của trường kèm với nội dung các biện pháp đề xuất cùng với câu hỏi: “Xin đồng chí cho biết quan điểm của mình về tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường?”. Kết quả nhận được như sau:

Bảng 3.2: Ý kiến của giảng viên và CBQL về tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên

Stt Các biện pháp Mức độ cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Lưỡng lự 1

Hoàn thiện quy trình quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên

44 15 1 0 0

2

Tăng cường công tác thu thập thông tin, tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên.

48 10 2 0 0

3 Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ phận liên quan đến việc theo

dõi, đánh giá sinh viên thông qua các hoạt động.

4

Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên

42 18 0 0 0

5

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để sinh viên phát huy tính tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động rèn luyện của bản thân

38 18 4 0 0

6

Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho sinh viên và các cá nhân, tập thể làm tốt công tác đánh giá kết quản rèn luyện cho sinh viên.

35 15 10 0 0

Trung bình chung 71.39% 23.89% 4.72% 0 0

Nhận xét: Bảng số liệu thống kê cho thấy nhìn chung 06 biện pháp quản lý được đề xuất có tính khả thi cao: 71,39% số ý kiến là “rất khả thi”, 23.89% số ý kiến cho là “khả thi”. Trong đó, biện pháp 02 “Tăng cường công tác thu thập thông tin, tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên” và biện pháp 03 “Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ phận liên quan đến việc theo dõi, đánh giá sinh viên thông qua các hoạt động” mà theo chúng tôi là những biện pháp chủ chốt đã nhận được tỉ lệ đánh giá về tính khả thi rất cao, mặc dù hai biện pháp này có tác động trực tiếp đối với các đối tượng là cán bộ quản lý sinh viên. Điều đó cho thấy nếu biện pháp được triển khai vào thực tiển cũng sẽ nhận được sự hợp tác tích cực của họ.

Tiểu kết chương 3

Chất lượng giáo dục của một trường đại học nhìn chung phụ thuộc vào 4 yếu tố cơ bản, đó là: Đội ngũ, cơ sở vật chất, đầu vào và công tác quản lý. Trong đó công tác quản lý giữ vai trò quan trọng vì trong cùng một điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, đầu vào như nhau, nơi đâu quản lý tốt thì nơi đó có chất lượng đào tạo tốt hơn.

Đối với Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trong nghiên cứu này điều mà chúng tôi quan tâm nhất chính là công tác quản lý sinh viên nói chung, song song với quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường nói riêng.

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong gần 40 năm qua kể từ khi thành lập đã không ngừng phát triển, tự khẳng định uy tín của mình bằng việc đào tạo ra nhiều lớp cán bộ y tế có năng lực cao về nghề nghiệp và y đức đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, trong thời đại mới, nhà trường ngoài việc nâng cao hơn nữa vai trò đào tạo chuyên môn của mình theo hướng hiện đại còn phải rất chú trọng đến công tác quản lý đào tạo, quản lý sinh viên, bởi sự tác động đa chiều và phức tạp của các yếu tố trong và ngoài nhà trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên trong một xu thế hội nhập và ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế thị trường.

Quản lý sinh viên, trong đó có quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên là trách nhiệm và nhiệm vụ xuyên suốt cùng với quá trình đào tạo. Để thực hiện tốt công tác này nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau, nhưng dựa trên những minh chứng khoa học, những cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất 06 biện pháp tiêu biểu quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường. Nội dung của các biện pháp này

tác động điều chỉnh và hoàn thiện đến toàn bộ hệ thống quản lý sinh viên, trong đó có những thành tố chịu ảnh hưởng trực tiếp đó là cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, các sinh viên và các yếu tố tác động đến môi trường hoạt động của sinh viên. Kết quả thăm dò nghiên cứu cho thấy các biện pháp đề xuất mang tính khả thi rất cao. Do đó, nếu có thể áp dụng một các đồng bộ và nghiêm túc các biện pháp quản lý trên vào thực tế quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực sâu sắc đối với công tác này. Mục tiêu cuối cùng của 06 biện pháp đề xuất trên không nằm ngoài mong muốn tạo ra một thể chế quản lý mới trong đó tính tích cực, trách nhiệm và ý thức của cả chủ thể và khách thể quản lý được đề cao, được thúc giục để nâng cao và hoàn thiện hơn nữa, và mục tiêu này sẽ đóng góp vào mục tiêu chung của nhà trường, của ngành y tế là đào tạo ra những người thầy thuốc tương lai có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, lòng yêu thương con người, ý thức dấn thân và phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp công dựng xây đất nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới kéo các nước xích lại gần nhau và điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh và tầm vóc trí tuệ con người. Sự khẳng định “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hiện nay ở nước ta. Yếu tố con người trở thành động lực cho sự thúc đẩy và phát triển xã hội. Con người là chủ thể của mọi hoạt động và chính sự tồn vong, mạnh-yếu, trì trệ hay phát triển của một đất nước phụ thuộc vào nhân tố này, trong đó thế hệ trẻ là chủ nhân và là tương lai, rường cột của quốc gia, dân tộc. Xuất phát từ những điều mang tính nguyên lý đó mà Đảng và Nhà nước ta luôn kiên trì mục tiêu: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Chỉ có giáo dục và thông qua giáo dục, nhân tố người mới được phát huy và đem lại lợi ích, hiệu quả thiết thực. Giáo dục là chìa khoá để mở cánh cửa đi vào thế giới mới và là hành trang cho sự hội nhập thế giới, trong đó giáo dục chuyên nghiệp đóng vai trò trực tiếp.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rất cần nguồn nhân lực không những có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp mà còn có những phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống thấm nhuần với truyền thống dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Vì lẽ đó, công tác giáo dục đào tạo tại các trường đại học càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ đất nước. Trong đó, công tác quản lý sinh viên có vai trò quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.

Sinh viên là thế hệ trẻ rất năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thích khám phá, có cá tính, muốn khẳng định bản thân mình, nhưng cũng dễ bốc đồng và nông nỗi, thiếu kinh nghiệm sống. Môi trường xã hội trong xu thế hội nhập và nhất là ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ chế thị trường với rất nhiều các vấn đề tiêu

cực, tệ nạn, cám dỗ đã góp phần tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách trong cá nhân mỗi sinh viên.

Công tác quản lý, giáo dục, theo dõi và đánh giá sinh viên tại các trường đại học là nhiệm vụ ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác này không chỉ cần sự quan tâm, sâu sát đối với sinh viên mà còn là vấn đề khoa học trong quản lý, phải thường xuyên cập nhật những vấn đề mới nảy sinh trong quản lý, phải có phương pháp điều tra khảo sát thực trạng tình hình để có được những nhận định, những đánh giá thật khách quan và khoa học.

Xuất phát từ nhận thức trên, đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM ” đã được tác giả thực hiện một cách công phu và bài bản. Dựa trên việc tìm hiểu và trình bày một cách đầy đủ và hệ thống cơ sở lý luận của đề tài, kết hợp với quá trình khảo sát khá toàn diện thực trạng về công tác HSSV của trường cùng với các yếu tố liên quan, phân tích đánh giá thực trạng, nhận định nguyên nhân để đề xuất những biện pháp thật cần thiết và khả thi nhằm mang lại hiệu quả cao nhất đối với công tác đánh giá KQRL cho sinh viên. Sáu biện pháp mà tác giả đề xuất trong đề tài này gồm:

- Biện pháp 1: “Hoàn thiện quy trình đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên”.

- Biện pháp 2: “Tăng cường công tác thu thập thông tin, tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên”.

- Biện pháp 3: “Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ phận liên quan đến công tác theo dõi, đánh giá sinh viên thông qua các hoạt động”.

- Biện pháp 4: “Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên”.

- Biện pháp 5: “Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để sinh viên phát huy tính tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động rèn luyện của bản thân”.

- Biện pháp 6: “Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho sinh viên và các cá nhân, tập thể làm tốt công tác đánh giá KQRL cho sinh viên”.

2. Kiến nghị

a. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về công tác HSSV, trong đó có quy chế về công tác đánh giá KQRL cho sinh viên.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thường niên tổ chức họp giao ban với các cơ sở giáo dục Đại học về công tác HSSV để kịp thời nắm bắt những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý tại các trường đại học để có những điều chỉnh hợp lý bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm nâng cao hiệu lực quản lý.

b. Đối với Bộ Y tế

- Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ít có nghề nào mà xã hội đòi hỏi về phẩm chất và tài năng cao như đối với người làm công tác y tế. Chính vì vậy, nghề y là một nghề "đặc biệt"cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt[3]. Trên tinh thần đó, Bộ y tế cần có những chính sách đặc thù đối với các trường y dược, ưu tiên nguồn kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.

- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ học bổng, học phí cho sinh viên.

- Cần phát huy hiệu quả những dự án dài hơi hỗ trợ đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực y tế đối với sinh viên sau khi ra trường tình nguyện công tác ở các vùng khó khăn.

c. Đối với Đại học Y Dược TP.HCM

- Cần khẩn trương rà soát, cập nhật và hoàn thiện toàn bộ các văn bản pháp lý về công tác HSSV trong đó có công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường.

- Kiểm tra, đánh giá lại tính hiệu quả, tính chặt chẽ và hiệu lực của các quy trình quản lý sinh viên mà nhà trường đã đề ra.

- Chú trọng nâng cao phẩm chất và năng lực đối với cán bộ quản lý. Tạo điều kiện để cán bộ làm công tác quản lý HSSV được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, có cơ hội tham quan, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các trường đại học y dược khác có mô hình quản lý tương tự.

- Xem xét triển khai các biện pháp đã đề xuất của đề tài nghiên cứu này vào thực tế quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên nhằm khẳng định tính cấp thiết và khả thi của đề tài, qua đó dần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý HSSV của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Am (2013), “ Về phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (846 tháng 6/2013)

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 46-NQ/TW vào ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT: “Ban hành

Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”, Hà Nội, 2007

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 25/2006/ QĐ-BGDĐT: “ Ban hành

Quy chế về tổ chức đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy”, Hà Nội, 2006.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 60/2007/ QĐ-BGDĐT: “ Ban hành

Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ”, Hà Nội, 2007.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế công tác học sinh sinh viên các trường đào tạo.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Hà Nội, 1997

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT, ngày 9/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, ban hành Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệ.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 39 /2010/BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Ban hành Quy định về việc đánh giá công tác học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung cấpchuyên nghiệp.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 4499/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2007 Về việc quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w