8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho sinh viên và các cá nhân,
nhân, tập thể làm tốt công tác đánh giá KQRL cho sinh viên.
3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng sẽ tạo động lực khích lệ, thúc đẩy sự nỗ lực cố gắng phấn đấu trong học tập và rèn luyện của sinh viên, tác động vào ý thức tích cực đối với các cá nhân và tập thể tham gia quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên.
Công tác thi đua khen thưởng còn thực sự tác động đến niềm tin, tình cảm, ý chí, tinh thần đoàn kết, sự tích cực sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của mỗi con người.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Xây dựng kế hoạch cụ thể của việc thi đua khen thưởng, kèm theo đó là các quy định, các tiêu chí thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên, tổ chức, cá nhân làm công tác QLSV. Nhà trường phải có kế hoạch theo dõi, kịp thời phát hiện và tuyên dương những điển hình tiên tiến trong hoạt động quản lý sinh viên và nhân rộng những tấm gương tốt tạo động lực thi đua cho tập thể cán bộ và giảng viên, sinh viên toàn trường.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Phòng CTCTSV phối hợp với các Khoa tiến hành xây dựng và triển khai kế hoạch thi đua khen thưởng ngay từ đầu mỗi năm học. Phổ biến rộng rãi nội dung các quy định, các tiêu chí thi đua đến các đối tượng liên quan. Quan trọng nhất là nhà trường tiến hành phát động các đợt thi đua nhằm vào các sự kiện quan trọng hay chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Thông qua các đợt phát động như vậy, việc theo dõi đánh giá các tập thể và cá nhân sẽ trở nên thiết thực và chính xác hơn.
Cuối mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ, mỗi năm học, nhà trường tổ chức cho sinh viên, cán bộ phụ trách công tác sinh viên tiến hành đăng ký các danh hiệu cá nhân và tập thể kèm theo bảng thành tích đạt được, nhà trường sẽ căn cứ vào thành tích đó của các cá nhân và tập thể so với các tiêu chí đề ra để hợp bình bầu các danh hiệu đạt được. Phòng CTCTSV lập danh sách và trình lên Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trường để Hiệu trưởng ra quyết định công nhận danh hiệu đạt được của các cá nhân và tập thể.
3.2.6.4. Điều kiện đảm bảo để biện pháp thực hiện có hiệu quả
Thi đua, khen thưởng là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng trong công tác quản lý nhằm tạo đòn bẩy kích thích và thúc đẩy hoạt động của các tập thể và cá nhân đạt được những thành tích tốt trong quá trình thực hiện công tác. Vì vậy, hoạt động này cần phải có sự ủng hộ từ phía Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như các tổ chức liên quan. Đồng thời để tạo nguồn kinh phí dồi dào cho công tác này, nhà trường phải tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các dự án …Công tác thi đua khen thưởng cũng phải được tổ chức một các khoa học, bài bản mới có thể mang lại hiệu quả thiết thực.