Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 79)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho

sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM

3.2.1. Hoàn thiện quy trình quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên.

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Tạo cơ sở pháp lý giúp cán bộ quản lý xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình đối với công tác HSSV nói chung và công tác đánh giá KQRL cho sinh viên nói riêng.

Giúp cho sinh viên nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình một cách cụ thể, công khai, minh bạch thông qua các văn bản pháp lý, những quy định của nhà trường, từ đó có hướng phấn đấu rèn luyện vươn lên.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tiến hành rà soát và xây dựng các văn bản pháp quy quy định cụ thể công tác HSSV của trường nói chung và công tác đánh giá KQRL cho sinh viên nói riêng sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế của trường. Tạo môi trường pháp lý chuẩn mực để các đối tượng quản lý dựa vào đó mà thực hiện.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nghiên cứu các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế có liên quan đến công tác HSSV của trường.

Tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản của trường liên quan đến công tác HSSV .

Thống kê, đánh giá về tình hình thực tế của trường, lấy ý kiến của các đối tượng liên quan để tiến hành soạn thảo, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định, quy chế, qua đó xây dựng và hoàn thiện quy trình về quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trường, phù hợp với đặc thù đào tạo của ngành y tế.

Quy trình quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên phải được xây dựng gắn liền với các quy trình của công tác HSSV nói chung để đảm bảo các hoạt động quản lý diễn ra một cách đồng bộ và chặt chẽ.

Trong quy trình đánh giá, phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng cá nhân và đơn vị liên quan, xác định rõ nội dung và tiến trình thực hiện quy trình đó một cách thực rõ ràng và cụ thể để qua đó, định rõ trách nhiệm của từng người. Hoạt động kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong xây dựng quy trình, và phải được tiến hành một cách thường xuyên và cẩn trọng để đảm bảo quy trình có diễn ra theo đúng các nội dung về trình tự và tiến độ thời gian và chất lượng công việc.

3.2.1.4. Điều kiện đảm bảo để biện pháp thực hiện có hiệu quả

Rất cần sự chỉ đạo sâu sát của Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu của nhà trường về công tác quản lý sinh viên để có những định hướng đúng đắn trong quá trình hoàn thiện các văn bản này.

Sự đồng thuận cao của các đối tượng liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định đề ra.

Sự am hiểu các văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp bộ về công tác HSSV, sự sâu sát thực tế về tình hình QLSV của trường đối với các chuyên viên tham gia tham mưu vào công tác soạn thảo và hoàn thiện các văn bản nói trên.

3.2.2. Tăng cường công tác thu thập thông tin, tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên. các hoạt động của sinh viên.

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Để công tác đánh giá KQRL của sinh viên mang lại hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra thì công việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên là nhiệm vụ rất cần thiết và thường xuyên của các bộ phận tham gia công tác này. Bởi có kiểm tra giám sát chặt chẽ thì mới thu thập được những số liệu làm minh chứng xác thực giúp cho công tác đánh giá sinh viên được công bằng và chính xác.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Kiểm tra, giám sát là một trong bốn chức năng quan trọng của công tác quản lý. Các bộ phận tham gia vào công tác quản lý sinh viên phải phải xem trọng việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên để có những thông tin phản hồi thực tế nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động quản lý để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống quản lý sinh viên được hoạt động hiệu quả.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt của sinh viên diễn ra một cách rất đa dạng, không những trong nhà trường mà còn ở ngoài cộng đồng xã hội. Việc theo dõi, giám sát các hoạt động đó của sinh viên cũng khó khăn và phức tạp không kém. Do vậy, để làm tốt công tác này, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể đến các đối tượng cụ thể tham gia vào các hoạt động giám sát sinh viên.

Mỗi một hoạt động của sinh viên đều gắn liền với một bộ phận tham gia vào hoạt động ấy với vai trò là tổ chức hoạt động và giám sát hoạt động. Ví dụ như hoạt động học ở lớp thì có thầy cô giáo, ban cán sự, ở nội trú thì có Ban quản lý ký túc xá, các hoạt động đoàn hội thì có các tổ chức đoàn, hội còn ở địa phương thì có các tổ chức chính quyền và các tổ chức khác tham gia giám sát.

Mỗi hoạt động của sinh viên ứng với một cách thức và tiêu chuẩn đánh giá nhất định nên công tác thu thập thông tin từ các đối tượng tham gia quản lý phải được quy định cụ thể thông qua các biểu mẫu theo dõi và cho điểm đối với từng hoạt động của sinh viên. Tất nhiên công tác chỉ đạo việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các bộ phận liên quan phải diễn ra thường xuyên tích cực, tránh việc khoán trắng cho các bộ phận.

Cần có những tổng kết cụ thể sau mỗi hoạt động, mỗi sự kiện để theo định kỳ mỗi tháng, mỗi học kỳ nhà trường có đầy đủ số liệu để thực hiện việc đánh giá KQRL cho sinh viên.

3.2.2.4. Điều kiện đảm bảo để biện pháp thực hiện có hiệu quả

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo việc thống nhất các bộ phận liên quan đến công tác đánh giá KQRL cho sinh viên, tổ chức triển khai thực hiện một cách tích cực, đồng bộ các kế hoạch đã đề ra.

Mỗi cán bộ quản lý phải xác định rõ nhiệm vụ theo dõi, đánh giá sinh viên là một công việc rất cần thiết. phải là những người gần gũi, sâu sát và hiểu sinh viên.

Trong mỗi hoạt động, sinh viên cũng phải tự ý thức về nhiệm vụ tự ý thức rèn lyện đối với chính bản thân mình để có những hành vi ứng xử chuẩn mực. 3.2.3. Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ phận liên quan đến công tác

theo dõi, đánh giá sinh viên thông qua các hoạt động.

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Công tác đánh giá KQRL cho sinh viên là một rất quan trọng trong những nhiệm vụ của công tác HSSV đối với một trường đại học. Mục tiêu đạt được của công tác này có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng đào tạo của nhà trường, ảnh hưởng đến định hướng đào tạo mẫu người phát triển toàn diện để phục vụ xã hôi.

Công tác quản lý, theo dõi, giám sát các hoạt động của sinh viên là một hoạt động tổng hợp liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều thành phần tham gia quản lý. Mỗi bộ phận có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng tất cả đều có mục tiêu chung gắn liền với mục tiêu giáo dục đào tạo của trường. Do đó, để tạo tiếng nói chung trong việc triển khai kế hoạch thì việc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận trong công tác quản lý sinh viên là rất cần thiết. 3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Nhận rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá rèn luyện của sinh viên, mỗi bộ phận lãnh đạo, quản lý công tác HSSV của nhà trường phải quán triệt về tư tưởng, xác định rõ vị trí vai trò của mình đối với công tác này, từ đó có sự chỉ đạo, đông đốc, xúc tiến việc phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các bộ phận liên quan đến công tác quản lý sinh viên.

Mỗi bộ phận là một thành phần của hệ thống quản lý, sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận sẽ tạo cho hệ thống hoạt động trơn tru và mang lại hiệu quả cao, mà trong hệ thống quản lý giáo dục, sự phối hợp này là tối cần thiết.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Toàn bộ các hoạt động liên quan đến công tác HSSV phải được các phòng chức năng lập kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học. Thông qua kế hoạch đó, chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận liên quan sẽ được quy định cụ thể. Toàn bộ các hoạt động của sinh viên cũng phải được kế hoạch hóa một cách cụ thể để mỗi bộ phận quản lý sinh viên thực hiện.

Các hoạt động học tập, sinh hoạt của sinh viên phải được các bộ phận quản lý sinh viên phối hợp nhịp nhàng, tạo điều kiện và môi trường tốt thuận lợi cho sinh viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ rèn luyện của mình. Mỗi đơn vị phòng, ban, các khoa cũng như đoàn hội sinh viên phải là một cầu nối giữa sinh viên, phụ huynh với Ban giám hiệu nhà trường để thực hiện sự phối hợp chặt chẽ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Trong mỗi bộ phận cũng phải có kế hoạch và sự phân công cụ thể công việc theo dõi, giám sát các hoạt động của sinh viên để kịp thời có những báo cáo, phối hợp với các bộ phận chức năng xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện công tác.

Phòng CTCTSV phối hợp với các Khoa xây dựng riêng kế hoạch quản lý giám sát việc thực hiện công tác đánh giá KQRL cho sinh viên, kế hoạch này phải đồng bộ với kế hoạch quản lý của các phòng chức năng và đơn vị có liên quan nhằm tạo tiếng nói chung trong việc đánh giá, trao đổi thông tin để kịp thời xử lý.

3.2.3.4. Điều kiện đảm bảo để biện pháp thực hiện có hiệu quả

Tầm quan trọng của công tác HSSV đối với mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được quán triệt đến các phòng, ban, các khoa đào tạo và các bộ phận liên quan.

Hệ thống văn bản có tính pháp quy phải được hoàn chỉnh, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác giữa Phòng CTCT SV với ban đào tạo các khoa và đoàn hội sinh viên.

Phải thường xuyên tổ chức họp giao ban giữa các bộ phận liên quan trong công tác HSSV để nắm rõ tình hình quản lý thông qua các báo cáo tổng kết. 3.2.4. Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Ngành y dược là môt ngành đặc biệt, liên quan đến sức khỏe, đến sinh mạng con người. Do đó bên cạnh việc đào tạo cho sinh viên có một kiến thức đầy đủ, một tay nghề vững chắc thì việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên để dần hình thành nên ý thức, tình cảm và niềm tin của sinh viên vào chính sách của Đảng, nhà nước, vào mục tiêu phát triển của giáo dục quốc gia , tạo những những thói quen hành vi đạo đức và lối sống văn minh góp phần hình thành nhân cách của một người cán bộ y tế cho tương lai là nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên chính là tìm những phương cách tác động vào ý thức của sinh viên để hình thành trong họ những giá trị nhân phẩm nhất định như lòng yêu nước, ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng, lòng yêu nghề, sống khiêm tốn, trung thực và bao dung đối với mọi người. Mà đặc biệt cao hơn nữa đó chính là hình thành y đức trong mỗi người sinh viên y dược. Một cán bộ y tế trong công việc, không những tiếp xúc với bệnh nhân ở góc độ chuyên môn mà còn tiếp xúc với họ ở nhiều góc độ xã hội, tâm lý, nhân văn khác nữa nên đòi hỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi sinh viên ngành y dược cũng phải được giáo dục về đạo đức, tư tưởng, lối sống để hình thành một nhân cách toàn diện, trở một người thầy thuốc mẫu mực cho tương lai mang một sứ mạng cao cả là chăm sóc sức khỏe nhân dân.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Bài học sâu sắc đầu tiên đối với bất kỳ sinh viên y dược nào đó chính là sự hi sinh và lòng biết ơn. Giải phẫu học là môn học bắt buộc đối với bất kỳ sinh viên nào trong trường y. Thông qua những giờ giảng môn học này, chính các thầy cô là người phải truyền dạy những bài học về sự hi sinh cho khoa học của những người hiến xác. Họ chính là những người thầy thầm lặng mà mỗi sinh viên phải kính trọng và biết ơn trong mỗi nhát dao rạch trên cơ thể họ để từ đó bao sự sống lại được tái sinh. Lễ Macchabée tri ân những người hiến thân cho khoa học được Khoa Y Đại học Y Dược tổ chức vào khoảng 23 tháng chạp hàng năm chính là một trong những hoạt động có tính giáo dục rất sâu sắc đối với ý thức và thái độ nghề nghiệp của sinh viên của trường.

Ngoài ra các hoạt động của đoàn hội sinh viên như chiến dịch mùa hè xanh, sinh viên trường đi về những vùng sâu vùng xa tổ chức khám bệnh và phát thuốc cho người dân nghèo, tuyên truyền về giáo dục sức khỏe cho các đồng bào vùng cao, thông qua đó, chương trình sẽ giáo dục cho sinh viên ý thức đồng đội, ý thức chia sẽ với cộng đồng.

Những giờ học thực tập ở bệnh viện, chính thầy cô cán bộ giảng dạy là những tấm gương về thái độ phục vụ người bệnh cho sinh viên noi theo.

Đối với sinh viên trường Y, các hoạt động kể trên là những hoạt động thường xuyên và có tác động tích cực nhất đối với việc giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

Ngoài ra nhà trường còn giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua các hoạt động khác như: tuyên truyền vận động qua phong trào: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, báo cáo chính trị, tuần sinh hoạt công dân sinh viên, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS…Thông qua việc tham dự các

hoạt động đó, sinh viên sẽ tăng cường sự hiểu biết về các vấn đề chính trị xã hội và có được một nhân sinh quan rộng mở hơn.

Phối hợp với đoàn hội sinh viên trường tổ chức các sinh hoạt văn nghệ như lễ kết nghĩa giữa sinh viên khóa trước với sinh tân sinh viên, qua đó tạo sự đoàn kết giúp đỡ của sinh viên các khóa với nhau. Tổ chức các sự kiện, phong trào thể thao, văn nghệ chào mừng các ngày lễ như: ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3…Các hoạt động đó giúp sinh viên có điều kiện giao lưu, gân gũi và gắn bó với nhau hơn, hiểu được những giá trị truyền thống, những chuẩn mực xã hội, tránh xa sự lôi kéo của những tệ nạn xã hội, có đời sống tinh thần lành mạnh, văn minh để thích nghi với cuộc sống.

Thông qua toàn bộ các hoạt động đó, ý thức hành vi của sinh viên được bộc lộ một cách có ý thức, đó chính là cơ sở cho hoạt động đánh giá sinh viên của các bộ phận quản lý sinh viên của trường.

3.2.4.4. Điều kiện đảm bảo để biện pháp thực hiện có hiệu quả

Xác định công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên là nhiệm vụ giáo dục quan trọng, từ đó Ban Giám Hiệu nhà trường phải có những chỉ đạo sâu sát, cụ thể đến các đơn vị, bộ phận liên quan để phối hợp chặt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w