Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1.Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý

Quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên trong nhà trường luôn là vấn đề cấp thiết và phức tạp, không chỉ tăng cường sự quản lý chặt chẽ, khoa học mà còn phải thực hiện một cách đầy đủ và thường xuyên các chức năng quản lý nếu muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác.

Quản lý là một hoạt động phong phú và phức tạp nhưng nhìn chung, muốn đạt được mục tiêu đề ra, chủ thể quản lý phải thực hiện 4 chức năng cơ bản sau :

- Chức năng tổ chức thực hiện

- Chức năng chỉ đạo thực hiện

- Chức năng kiểm tra, đánh giá

Để khảo sát về thực trạng quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên thông qua việc thực hiện cụ thể 4 chức năng trên vào công tác của các cấp quản lý, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 40 cán bộ quản lý và 20 cán bộ giảng dạy từ các Khoa với câu hỏi: “ Đồng chí cho biết mức độ thực hiện các chức năng quản lý trong công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường ?” thì nhận được ý kiến như sau:

Bảng 2.9 : Ý kiến của giảng viên và CBQL về mức độ thực hiện các chức năng quản lý trong công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường.

Stt Nội dung quản lý Mức độ thực hiện Tốt (3 Đ) Bình thường (2 Đ) Chưa tốt (1 Đ) 1

Việc xây dựng kế hoạch cho công tác đánh giá KQRL cho sinh viên

41 17 2 2.65 1

2

Công tác tổ chức thực hiện đánh giá KQRL cho sinh viên

38 18 4 2.57 3

3

Công tác chỉ đạo thực hiện việc đánh giá KQRL cho sinh viên

4 Công tác kiểm tra đánh

giá việc thực hiện 34 25 1 2.55 4

Nhận xét: Mức độ thực hiện các chức năng quản lý phản ánh cường độ và hiệu quả thực hiện chức năng đó trong toàn bộ hệ thống đánh giá KQRL cho sinh viên. Bảng thống kê cho thấy chức năng “Xây dựng kế hoạch cho công tác đánh giá KQRL cho sinh viên” và chức năng “Chỉ đạo thực hiện việc đánh giá KQRL cho sinh viên” đứng ở vị trí thứ nhất và thứ hai, là hai chức năng được thực hiện tốt nhất. Hai chức năng còn lại là “Tổ chức thực hiện đánh giá KQRL cho sinh viên” và “Công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện” là hai chức năng còn hạn chế trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 65)