Thực trạng về nội dung đánh giá

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.4.3.Thực trạng về nội dung đánh giá

Dựa trên quyết định số 60 /2007/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, để phù hợp hơn với tình hình thực tế của trường, ngày 24/8/2012 Hiệu trưởng đã ký quyết định số 586 /2012/QĐ-ĐHYD ban hành quy chế Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên hệ chính quy Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế đã nêu rõ nội dung của việc đánh giá KQRL của sinh viên là các mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên tất cả các mặt hoạt động :

- Ý thức học tập

- Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường.

- Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị-xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng.

- Ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường.

- Các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên.

Các tiêu chí cũng như nội dung của các tiêu chí và mức điểm cụ thể của từng nội dung rèn luyện được quy định rất rõ trong phiếu đánh giá KQRL dành cho HSSV của trường.

Với các nội dung và các tiêu chí đánh giá được ghi rất chi tiết trong phiếu đánh giá KQRL như trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về sự phù hợp của các tiêu chí đánh giá KQRL đối với 180 sinh viên với câu hỏi: “ Theo bạn, những tiêu chí đưa ra trong phiếu đánh giá KQRL đã phù hợp với sinh viên ngành y dược chưa ? ” thì nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Ý kiến của sinh viên về các tiêu chí đánh giá KQRL

Đánh giá về mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Phù hợp 174 96.67

Chưa phù hợp 2 1.11

Ý kiến khác 4 2.22

Nhận xét: Nội dung đánh giá cùng với các tiêu chí đánh giá KQRL mà nhà trường đưa ra rất phù hợp với thực tế nên dành được sự đồng thuận hầu hết các sinh viên (96.67%). Sự phù hợp này sẽ tạo môi trường thuận lợi để mỗi sinh viên có thể phát huy hết sở trường của mình nhằm đạo hiệu quả cao trong học tập và rèn luyện.

2.3.4.4. Thực trạng về hình thức đánh giá

Đánh giá KQRL của sinh viên là quá trình ghi nhận và làm sáng tỏ thực trạng về mức độ rèn luyện của sinh viên để có biện pháp uốn nắn, điều chỉnh nhằm hướng sinh viên đạt được sự trưởng thành nhân cách một cách toàn diện như mục tiêu đào tạo của nhà trường đã đề ra. Do đó, hình thức đánh giá phải là sự ghi nhận trên tất cả các mặt hoạt động của sinh viên.

Chúng tôi khảo sát ý kiến 180 sinh viên để biết hình thức hoạt động nào mà qua đó sinh viên được thể hiện rõ nhất vai trò của mình cũng như nhà trường ghi nhận rõ nhất việc đánh giá sinh viên, với câu hỏi: “ Theo bạn, nhà trường đánh giá rèn luyện của sinh viên thông qua những hoạt động nào ? ”. Chúng tôi nhận kết quả như sau:

Bảng 2.6: Ý kiến của sinh viên về mức độ đánh giá sinh viên thông qua những hoạt động.

Stt Các hoạt động Mức độ diễn ra Điểm TB Xếp bậc Thường xuyên (3 Đ) Không thường xuyên (2 Đ) Ít áp dụng (1 Đ) 1 Hoạt động học tập 180 0 0 3.00 1 2 Hoạt động NCKH, tham gia các kỳ thi về kiến thức

131 39 10 2.70 4

3 Thực hiện nội quy, quy

định của nhà trường 171 6 3 2.93 2 4 Thực hiện nếp sống

văn minh học đường 163 5 2 2.89 3 5 Tham gia các hoạt

động chính trị xã hội 118 46 16 2.57 8

6

Tham gia các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao

128 44 8 2.67 6

7

Thể hiện ý thức, phẩm chất công dân nơi sinh sống.

123 48 9 2.63 7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Các quan hệ cộng đồng 106 61 13 2.49 9 9 Tham gia quản lý công 45 129 6 2.69 5

tác của lớp, đoàn-hội.

Nhận xét: Do đặc thù của ngành nghề, sinh viên của Đại học Y Dược TP.HCM được tuyển chọn từ học sinh ưu tú các trường phổ thông ở khắp các vùng miền trên đất nước, với điểm chuẩn hàng năm dao động từ 25-27 điểm cho 3 môn học toán, hóa, sinh. Đặc biệt các ngành: Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ Răng Hàm Mặt và Dược sĩ là những ngành có điểm chuẩn cao nhất nước.

Các sinh viên phải học cả 2 buổi: buổi sáng thực tập tại các bệnh viện, các phòng thí nghiệm, buổi chiều học lý thuyết ở trường, buổi tối chuẩn bị bài cho buổi thực tập sáng hôm sau. Thời gian dành cho học tập chiếm lĩnh hầu như toàn bộ quỹ thời gian của sinh viên. Do đó, nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy hoạt động học tập của sinh viên đứng ở vị trí số 01, tiếp đến là việc thực hiện nội quy của nhà trường (vị trí thứ 2), thực hiện nếp sống văn minh nơi học đường (vị trí thức 3), hoạt động NCKH (xếp thứ 4), tiếp đến là tham gia công tác quản lý của lớp, đoàn-hội (vị trí thức 5), Tham gia các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao (vị trí thức 6), Thể hiện ý thức, phẩm chất công dân nơi sinh sống (vị trí thức 7), Tham gia các hoạt động chính trị xã hội (vị trí thức 8) và cuối cùng (xếp thứ 9) là các quan hệ cộng đồng.

Nhận xét chung: bảng số liệu trên còn phản ánh phần nào mặt mạnh và các mặt hạn chế đối đối với các hoạt động của sinh viên của trường, qua đó phản ánh được các điểm mạnh và điểm yếu đối với công tác quản lý sinh viên nói chung của trường đối với các mặt hoạt động đó. Cụ thể đa phần sinh viên chỉ tập trung vào các hoạt động liên quan đến học tập, các hoạt động văn hóa văn nghệ, giao lưu cộng đồng dường như đủ sức hấp dẫn do hình thức và nội dung tổ chức nên chưa đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn sinh viên tham gia hoạt động.

2.3.4.5. Thực trạng về phương pháp đánh giá

Những phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên sẽ được thể hiện qua ý thức và hành vi của sinh viên thông qua các hoạt động. Do

đó, để hoạt động đánh giá sinh viên đạt hiệu quả cao chúng ta cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau: phương pháp đánh giá phẩm chất cá nhân, phương pháp đánh giá hành vi cá nhân, phương pháp đánh giá theo kết quả đạt được và phương pháp chấm điểm theo các tiêu chí. Để thực hiện tốt các phương pháp đánh giá đó đối với hoạt động của sinh viên cần có sự theo dõi sâu sát của từng bộ phận tham gia quản lý sinh viên. Tuy nhiên một số bộ phận đã chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình trong việc phối hợp theo dõi, ghi nhận để đánh giá sinh viên thông qua các hoạt động.

2.3.5. Thực trạng kết quả rèn luyện của sinh viên trường

Cuối mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học, Phòng CTCTSV đều tổng kết KQRL của sinh viên toàn trường để trình Ban Giám Hiệu làm cơ sở để nhìn nhận đánh giá về thực tiển rèn luyện về các mặt của sinh viên, từ đó nhà trường có kế hoạch chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và công tác quản lý sinh viên của các phòng ban, các khoa, các đơn vị liên quan trong toàn trường.

Sau đây là kết quả rèn luyện của sinh viên học kỳ một năm học 2012-2013 theo các ngành đào tạo đại học.

Bảng 2.7: Bảng tổng kết KQRL của sinh viên theo các ngành đào tạo đại học học kỳ 1 năm học 2012-2013:

TT Tên ngành đào tạo

Xuất sắc (%) Giỏi (%) Khá Tb khá (%) Tb (%) Yếu (%) Kém (%) 1 Y đa khoa 1.79 4.00 72.60 14.50 6.91 0.20 0.00 2 Răng hàm mặt 1.45 2.65 68.49 17.04 10.14 0.23 0.00 3 Dược 1.52 2.26 64.98 22.43 8.66 0.15 0.00 4 Y học cổ truyền 1.24 2.57 67.45 21.58 7.08 0.08 0.00 5 Điều dưỡng 1.14 2.07 63.78 22.24 10.72 0.05 0.00 6 Y tế công cộng 1.07 2.24 68.45 19.85 8.14 0.25 0.00 7 Xét nghiệm y học 1.04 3.45 62.98 20.25 12.22 0.06 0.00

8 Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng 1.12 5.12 61.34 22.08 10.22 0.12 0.00

9 Kỹ thuật y học (hình ảnh) 1.03 3.05 73.02 19.56 3.33 0.01 0.00

10 Kỹ thuật Phục hình răng 1.20 4.24 61.18 24.65 8.51 0.22 0.00

11 Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh 1.24 3.28 66.34 22.90 6.18 0.06 0.00

12

Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức

1.06 4.21 62.59 29.01 3.09 0.04 0.00

13 Y học dự phòng 1.25 2.45 65.25 26.75 4.10 0.20 0.00

Trung bình chung các

ngành 1.24 3.20 66.03 21.76 7.64 0.13 0.00

Nhận xét: Hầu hết các sinh viên của Đại học Y Dược nhìn chung đều có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện, tỉ lệ KQRL loại khá chiếm (66.03%). Nhưng theo bảng thống kê trên thì tỉ lệ sinh viên đạt KQRL cao còn rất hạn chế, đặc biệt là tỉ đạt loại xuất sắc (1.24%) và loại giỏi (3.20%) còn rất thấp. Để đạt được loại xuất sắc và loại giỏi trong KQRL, các sinh viên phải tham gia tích cực trên tất cả các mặt hoạt động. Nhưng đối với Đại học Y Dược, như phần trên đã phân tích, do đặc điểm của ngành học, sinh viên phải tập trung thời gian cho việc học quá nhiều, các phong trào hoạt động đoàn-hội, văn hóa văn nghệ …ít sinh viên có điều kiện tham gia đầy đủ nên tỉ lệ KQRL chưa thật cao. Một nguyên nhân khác là nhà trường đã không tổ chức các hoạt động ngoại khóa một cách thường xuyên và nếu có thì cũng chưa đủ sức hấp dẫn để có thể lôi kéo sinh viên tham gia một cách đông đảo và tích cực.Điều này chứng tỏ giữa hoạt động học tập và các hoạt động ngoại khóa khác chưa có sự cân bằng hoài hòa cần thiết. Bên cạnh đó, tỉ lệ sinh viên có KQRL loại yếu vẫn còn tồn tại (0.13%).

Theo số liệu thống kê KQRL của sinh viên trong ba năm học gần đây từ Phòng CTCTSV, chúng tôi cũng nhận được kết quả tương tự như bảng số liệu trên.

KQRL của sinh viên do nhà trường đánh giá không những có ý nghĩa khẳng định mức giá trị thật đối với quá trình rèn luyện của sinh viên, giúp sinh viên nhìn nhận đúng đắn thực trạng về nhiệm vụ và ý thức rèn luyện của bản thân từ đó có động lực phấn đấu điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của của mình để có thể tiến bộ hơn. Bên cạnh đó, KQRL đối với một sinh viên còn được lưu lại và áp dụng cho công tác theo dõi và đánh giá khác đối với sinh viên.

Để đánh giá tính thiết thực đối với việc áp dụng KQRL của sinh viên vào các nội dung quản lý khác, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 180 sinh viên với câu hỏi: “Bạn hãyđánh giá mức độ thiết thực của việc sử dụng kết KQRL của sinh viên vào các nội dung quản lý ? ” và nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.8: Ý kiến của sinh viên về tính thiết thực đối với việc dụng KQRL

Stt Nội dung áp dụng Mức độ thiết thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết thực (3 Đ) Ít thiết thực Không thiết thực (1Đ) 1 Xếp loại sinh viên cuối

năm 141 2.77 3 2.77 2 2 Xét học bổng 157 2.87 1 2.87 1 3 Xét thôi học, ngừng học 129 2.70 3 2.70 4 4 Xét khen thưởng, kỷ luật 129 2.72 1 2.72 3 5 Ghi vào lý lịch ra trường 139 2.69 2 2.69 5

Nhận xét: Việc áp dụng một cách nghiêm túc KQRL của sinh viên vào các nội dung quản lý trên sẽ giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm hơn trong việc rèn luyện cũng như đánh giá KQRL. Bởi thực tế có nhiều sinh viên còn xem nhẹ KQRL nên rất thụ động hoặc chây lười trong việc tham gia các phong trào. Chẳng hạn nếu xét thấy kết quả học tập của mình không thể đạt được học bổng

thì một số sinh viên không tích cực tham gia các phong trào bởi ý nghĩa thực dụng đó.

Hiện nay, ở Đại học Y Dược TP.HCM, KQRL của sinh viên chỉ áp dụng vào một số nội dung như xét học bổng, xếp loại sinh viên cuối năm, xét khen thưởng kỷ luật. Các nội dung còn lại xét thôi học, ngừng học, ghi vào lý lịch ra trường chưa được áp dụng một cách triệt để. Theo bảng thống kê, xếp bậc cao nhất (bậc 01) là nội dung xét học bổng, tiếp thứ hai là xếp loại sinh viên cuối năm (bậc 02) và thứ ba là xét khen thưởng, kỷ luật (bậc 03). Hai nội dung còn lại là xét thôi học, ngừng học và ghi vào lý lịch ra trường lần lược chiếm vị trí thứ tư (bậc 04) và thứ năm (bậc 05) do KQRL chưa được nhà trường áp dụng triệt để vào hai nội dung này.

Qua đó thấy rằng cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp quản lý trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, cán bộ công nhân viên và thầy cô giáo trong việc giáo dục về ý thức tự giác của sinh viên trong việc tự rèn luyện của bản thân, coi đó là nhiệm vụ, là trách nhiệm tất yếu chứ không vì sự ép buộc hay chế tài nào khác.

2.4. Thực trạng về quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 58)