Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý công tác đánh giá kết quả rèn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý công tác đánh giá kết quả rèn

cho sinh viên

Quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên là sự vận hành nhịp nhàng của cả một hệ thông quản lý. Vì vậy, nội dung và phương pháp quản lý công tác này cũng phải đồng bộ với nội dung và phương pháp quản lý HSSV nói chung. Để thực hiện tốt nội dung quản lý này, công việc lập kế hoạch cụ thể, phân công chi tiết cho từng bộ phận thực hiện và tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện để đánh giá và điều chỉnh là những thao tác quản lý rất cần thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên và liên tục.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên luyện cho sinh viên

Ảnh hưởng đến việc quản lý công tác đánh giá KQRL cho sinh viên có rất nhiều yếu tố, có cả các yếu tố chủ quan lẫn khách quan:

- Yếu tố chủ quan chính là ý thức chủ quan của các cấp lãnh đạo, quản lý, từ việc xác định tầm quan trọng của công tác này đến việc tiến hành lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, chỉ đạo giám sát thực hiện đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách suôn sẻ. Tất cả các yếu tố này quyết định kết quả và chất lượng công tác.

- Yếu tố khách quan đến từ các đối tượng quản lý, sự nhận thức cũng như ý thức chấp hành nhiệm vụ của HSSV cũng như các bộ phận tham gia vào công tác quản lý sẽ là động lực thúc đẩy hoặc cản trở quá trình thực hiện công tác

Tiểu kết chương 1

Sản phẩm của một nền giáo dục có ảnh hưởng rất sâu sắc đến toàn xã hội. Do đó, việc xác định mục tiêu đào tạo cũng trở nên rất quan trọng. Trong thời

đại ngày nay, Đảng ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, mục tiêu của đào tạo là hướng tới sự phát triển toàn diện của người HSSV: có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài ra, cần coi trọng rèn luyện các phẩm chất đạo đức cơ bản của con người hiện đại có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy cởi mở với cái mới, thích dấn thân, không ngại đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích lớn, và nhất là trung thực và có đầu óc sáng tạo, là những đức tính tối cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại. Đồng thời cần quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ, giáo dục cảm xúc, đào tạo toàn diện con người có tâm hồn và thể chất khỏe mạnh.

Toàn bộ những phẩm chất đó phải được mỗi sinh viên nỗ lực học tập và rèn luyện thông qua các hoạt động trong suốt quá trình học tập dưới mái trường đại học cùng với đó là công tác theo dõi, quản lý, giáo dục và đánh giá KQRL cho sinh viên cũng phải được chú trọng đúng mức.

Để công tác đánh giá quá trình rèn luyện của sinh viên mang lại hiệu quả thiết thực, mỗi cấp quản lý phải xác định vai trò quan trọng của của công tác này trong toàn bộ hệ thống quản lý sinh viên. Việc đưa ra các nội dung, các tiêu chí, các phương pháp đánh giá cho phù hợp cũng phải được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề. Bên cạnh đó, việc tiến hành thăm dò, điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng trên nhiều mặt của vấn đề liên quan đến việc “Quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM” được thể hiện qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn (chương 2 của luận văn) sẽ là những yếu tố quyết định giúp tác giả đưa ra những đề xuất về các biện

pháp quản lý mang tính cần thiết và khả thi đối với công tác đánh giá KQRL cho sinh viên của trường.

Chương 2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Đại học Y dược Tp. HCM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w