Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 68)

Ngoài các biện pháp trên đối với huyện Lai Vung nói riêng và xã Vĩnh Thới nói chung cũng đã có những biện pháp tích cực. Theo Phòng Nông nghiệp huyện Lai Vung, năm 2013, diện tích trồng nấm của huyện ước đạt hơn 400 ha (3 vụ nấm/năm), cung cấp cho thị trường gần 10.000 tấn nấm rơm. Trước đây, nông dân tự trồng nấm theo kiểu nhỏ lẻ tự phát, công nghệ chế biến sau thu hoạch còn yếu, thị trường nhiều bất cập, tiêu thụ khó khăn, ngoài ra không có nhà máy thu mua tập trung nên giá bán bấp bênh, bị thương lái ép giá. Giờ đây khi nhà máy đi vào hoạt động mở ra cơ hội phát triển mới cho nông dân trồng nấm rơm. Với những tiềm năng sẵn có như khai thác phụ phẩm từ sản xuất lúa, lấy rơm trồng nấm và phát huy truyền thống, kinh nghiệm trồng nấm đã có từ lâu của nông dân chắc chắn nghề trồng nấm ở Lai Vung sẽ phát triển.

Trong thời gian tới, huyện Lai Vung sẽ lập quy hoạch trồng nấm cho từng vùng nhằm khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời tiến tới liên kết “4 nhà”, tạo ra hướng đi mới cho nghề trồng nấm phát triển. Từng bước xây dựng phát triển nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung theo mô hình hợp tác xã, nhằm cung ứng cho thị trường sản phẩm nấm đạt chất lượng để xuất khẩu, tạo đầu ra ổn định. Ngoài ra, huyện sẽ phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở sản xuất meo nấm đạt chất lượng, đưa các loại nấm có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: nấm bào ngư, nấm mèo, nấm chân dài, nấm trân châu. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường tiềm năng, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nấm rơm của địa phương.

57 CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)