GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TRÊN THẾGIỚI

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 36)

THẾ GIỚI

3.4.1 Nguồn gốc và giá trị của cây nấm rơm

Nấm rơm hay nấm mũ rơm (danh pháp hai phần: Volvariella volvacea) là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc, nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm.

25

Đặc tính sinh học của nấm rơm

Nấm rơm có nhiều loại khác nhau, có loại màu xám trắng hoặc xám đen. Kích thước của nấm tùy thuộc từng loại. Nấm rơm thích nghi phát triển từ 30 – 350C, độ ẩm nguyên liệu 65 – 70% (vắt chặt có nước ướt vân tay), độ ẩm không khí 80%, nấm rơm ưa thoáng khí, sử dụng nguồn dinh dưỡng Xenlulo có nhiều rơm, rạ, để sống.

Đặc điểm hình thái

Bao gốc (volva): Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm

trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.

Cuống nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi

còn non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.

Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra

rìa mép.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 36)